Dùng bình nhựa hay bình thủy tinh? Điều này đôi khi không phải là bạn chọn mà là con chọn. Bé có thể thích một loại bình nào đó. Một số điều bạn cần xem xét khi lựa chọn là: bình nhựa nhẹ hơn bình thủy tinh và không dễ vỡ nhưng bình thủy tinh thường bền hơn (trừ trường hợp bị rơi vỡ). Trước đây, một số phụ huynh chọn bình thủy tinh để tránh hóa chất BPA có trong một số bình nhựa (chất BPA làm cho hệ sinh dục và não của động vật sơ sinh phát triển bất thường). Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các bình nhựa đều làm bằng nhựa PP được kiểm định an toàn nên có thể yên tâm. Vì thế, cần lựa chọn bình không chứa BPA.
Núm vú- Chất liệu núm vú Với những bé đã mọc răng rất thích cắn, hoặc bé mút mạnh thì nên chọn đầu ti bằng silicon vì nó cứng, bền và giữ dáng lâu, có thể kiểm soát dòng sữa tốt hơn và có ít mùi hơn. Bé còn nhỏ, mẹ nên chọn núm vú bằng cao su vì nó mềm mại hơn, có cảm giác giống với ti mẹ. Núm vú bằng cao su có thể có mùi cao su nên nhiều bé sẽ không chịu bú. Núm vú quá cứng hoặc to sẽ không tốt cho vòm miệng và lợi của bé cũng như sự phát triển răng. Nếu bé đang vừa ti mẹ vừa ti bình nên núm cao su là hợp lý hơn.
Núm vú- Chất liệu núm vú Với những bé đã mọc răng rất thích cắn, hoặc bé mút mạnh thì nên chọn đầu ti bằng silicon vì nó cứng, bền và giữ dáng lâu, có thể kiểm soát dòng sữa tốt hơn và có ít mùi hơn. Bé còn nhỏ, mẹ nên chọn núm vú bằng cao su vì nó mềm mại hơn, có cảm giác giống với ti mẹ. Núm vú bằng cao su có thể có mùi cao su nên nhiều bé sẽ không chịu bú. Núm vú quá cứng hoặc to sẽ không tốt cho vòm miệng và lợi của bé cũng như sự phát triển răng. Nếu bé đang vừa ti mẹ vừa ti bình nên núm cao su là hợp lý hơn.
Cần lựa chọn bình sữa không chứa BPA cho bé. |
- Kích cỡ núm vú Trên vành của núm ti thay có ký hiệu S, M, L… hoặc các số 1, 2, 3, 4…tức là lỗ chảy sữa to nhỏ tùy vào tháng tuổi của bé. Nên quan sát bé bú bình để chọn loại núm vú phù hợp với bé. Với trẻ sơ sinh, phải mua núm vú có kích thước nhỏ nhất và nên chọn loại núm vú có tốc độ sữa chảy chậm, từ 2 đến 3 giọt trong 1 giây là vừa. Sữa chảy thành tia là do lỗ quá rộng, nên thay núm vú. Với các em bé lớn tuổi hơn (từ 12 đến 24 tháng tuổi), có thể chọn các loại núm vú có tốc độ sữa chảy nhanh hơn.- Hình dáng núm vú Nên chọn núm vú có đáy rộng để bé có cảm giác giống như đang ti mẹ, hỗ trợ rất nhiều đặc biệt đối với những bé không quen bú bình khi còn nhỏ. Hơn nữa, loại núm vú này cũng rất dễ làm vệ sinh. Nên thay cái mới nếu núm bị bạc màu hoặc mòn, có thể gây nghẹn cho bé. Thông thường, khoảng 2-3 tháng, phải thay mới một lần để đảm bảo vệ sinh ăn uống. Nếu bé thường xuyên bị nôn (trớ), nên chọn loại núm vú có tác dụng chống nôn (trớ) dành cho bé.Khử trùng bình sữa trước lần dùng đầu tiên Khử trùng bình và núm vú trong một nồi nước sôi khoảng 5 phút. Sau lần đó, bạn có thể rửa chúng với chất tẩy rửa và nước nóng mỗi lần sử dụng. Pha sữa công thức đúng tỉ lệ Chỉ cho bé sơ sinh dùng sữa mẹ hay sữa không thức, không thêm nước lọc hay nước hoa quả. Nếu dùng sữa công thức, phải pha chính xác theo hướng dẫn trên nhãn về tỉ lệ sữa - nước. Pha loãng làm sữa nghèo dinh dưỡng còn quá đặc lại không tốt cho dạ dày và thận của con.Nên để nhiệt độ ấm hay nhiệt độ phòng Cũng tốt khi cho bé dùng sữa ở bình có nhiệt độ thường hay mát. Nếu bé thích sữa ấm, có thể pha bằng nước ấm hoặc để nước nóng từ 1 đến 2 phút cho nguội bớt. Đừng sử dụng lò vi sóng vì nhiệt độ nóng không đều có thể làm bỏng miệng bé. Lắc đều sữa và nhỏ một giọt lên mu bàn tay bạn để kiểm tra nhiệt độ. Đừng thử trên cổ tay vì vùng này ít nhạy cảm với độ nóng hơn. Cách bế bé bú bình Cho bé đeo yếm hay khăn để sữa không dây vào quần áo. Bế bé lên sao cho phần đầu ở cao hơn phần cơ thể còn lại. Đưa bình sữa cho bé bú và quan sát bé ăn. Việc quan sát này giúp bạn biết khi nào bé ăn hết và tránh con có thể bị sặc. Nếu bé ăn chậm, nên thử giúp bé ợ hơi trước đó.
Không nên cho bé bú bình khi ngủ. |
Bảo quản sữa thế nào? Nếu bé bú sữa công thức không hết thì phần còn lại trong chai không nên để đó cho bé dùng tiếp. Nếu là sữa công thức dạng nước đã mở nắp thì cần ngay lập tức cho vào tủ lạnh và sử dụng trong vòng 48 giờ. Nếu bạn pha sữa công thức từ sữa bột, có thể trữ 24 giờ trong tủ lạnh. Nếu sữa công thức để bên ngoài 2 giờ, nên đổ bỏ. Nên pha lượng sữa vừa đủ, đừng pha quá nhiều và để dành. Sữa mẹ có thể cất trong tủ lạnh trong vòng 7 ngày hoặc nên cấp đông để giữ được 3 tháng nếu điều kiện cấp đông đảm bảo ở 0 độ.Không nên cho bé bú bình khi ngủ Trẻ dễ chịu khi cầm bình sữa của mình và thường muốn lên giường vừa nằm ngủ vừa bú. Cho phép con uống sữa trước khi đi ngủ thì được, nhưng đừng bao giờ để bé ngủ với bình sữa đang bú dở. Có nhiều ảnh hưởng xấu từ việc này. Theo Sg.theasianparent, nếu con bạn vừa nằm ngủ vừa ti bình, sữa có thể chảy vào tai bé, gây nhiễm trùng tai nặng. Nên cho con ăn sữa xong trước khi bé ngủ. Nếu bé vẫn muốn thứ gì đó, thử núm vú giả.
Các ảnh hưởng không tốt khi vừa ngủ vừa bú bình
Vấn đề về răng
Nếu con bạn đã có răng, không nên để bé ngủ trên giường với bình sữa. Điều này sẽ gây sâu răng. Nên cố gắng làm sạch răng bé trước khi ngủ. Qua đêm, vi khuẩn có thể sinh sôi và thực sự phá hủy răng trẻ.
Ngứa da
Để con ngủ suốt đêm trên giường với bình sữa có thể gây kích ứng da. Sữa có thể rỉ ra và thường chảy xuống má trẻ. Điều này có nghĩa là bé sẽ nằm ngủ suốt đêm với làn da bị ẩm ướt, kích ứng và ngứa.
Sặc
Lúc con đã ngủ, sữa vẫn có thể chảy, thậm chí cả khi trẻ không mút nữa. Nếu núm ti của bình sữa vẫn trong miệng con, sữa có thể chảy vào họng và khiến trẻ sặc. Điều này có thể dẫn tới tử vong, rất nguy hiểm.
Vấn đề về phổi
Họng của con người có hai đường dẫn khác nhau. Một đường để không khí vào, ra phổi của bạn, còn đường kia cho thức ăn và các dung dịch đi trực tiếp vào dạ dày. Nếu trẻ nằm trên giường ngủ mà vẫn ngậm ti bình, đường tới phổi hoàn toàn mở cho không khí đi vào. Chỉ cần một lượng nhỏ sữa có thể vào qua đường thở, vào phổi có thể gây viêm phổi và các vấn đề về phổi khác cho trẻ./.
Vấn đề về răng
Nếu con bạn đã có răng, không nên để bé ngủ trên giường với bình sữa. Điều này sẽ gây sâu răng. Nên cố gắng làm sạch răng bé trước khi ngủ. Qua đêm, vi khuẩn có thể sinh sôi và thực sự phá hủy răng trẻ.
Ngứa da
Để con ngủ suốt đêm trên giường với bình sữa có thể gây kích ứng da. Sữa có thể rỉ ra và thường chảy xuống má trẻ. Điều này có nghĩa là bé sẽ nằm ngủ suốt đêm với làn da bị ẩm ướt, kích ứng và ngứa.
Sặc
Lúc con đã ngủ, sữa vẫn có thể chảy, thậm chí cả khi trẻ không mút nữa. Nếu núm ti của bình sữa vẫn trong miệng con, sữa có thể chảy vào họng và khiến trẻ sặc. Điều này có thể dẫn tới tử vong, rất nguy hiểm.
Vấn đề về phổi
Họng của con người có hai đường dẫn khác nhau. Một đường để không khí vào, ra phổi của bạn, còn đường kia cho thức ăn và các dung dịch đi trực tiếp vào dạ dày. Nếu trẻ nằm trên giường ngủ mà vẫn ngậm ti bình, đường tới phổi hoàn toàn mở cho không khí đi vào. Chỉ cần một lượng nhỏ sữa có thể vào qua đường thở, vào phổi có thể gây viêm phổi và các vấn đề về phổi khác cho trẻ./.
Liễu Phạm (Tổng hợp)