Chỉ tơ nha khoa thường có hai dạng chính: dạng cuộn trong hộp và dạng gắn cố định trên một cung nhỏ giống như cung tên (stock handy dental floss, hay còn gọi là floss-toothpick). Chỉ tơ có thể có sáp hoặc không với đường kính lớn nhỏ tùy theo nhu cầu sử dụng.
Ngoài ra, người ta còn thêm vào chỉ tơ một hoặc nhiều chất như: sodium fluoride, stannous flouride, chất kháng vi sinh vật (kháng khuẩn, kháng amip (anti-amoebic), chất ức chế sự lên men (anti-yeast), chất chống ung thư (antineoplatic), chlorexidine, triclosan, hương liệu...
Ảnh minh họa. |
Đánh răng đúng phương pháp là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh sâu răng và bệnh nha chu cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, nếu chỉ đánh răng không mà bỏ qua việc kết hợp với việc sử dụng chỉ tơ nha khoa thì cũng chỉ làm sạch được 70% chất bẩn ở răng và nướu. Vì vậy, việc sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch hoàn toàn mảng bám ở răng là điều cực kỳ cần thiết.
Chỉ tơ nha khoa thích hợp và tốt phải là loại chỉ dễ sử dụng và không gây chấn thương lên nướu răng. Khi dùng chỉ nha khoa, đừng lo lắng nếu có chảy một ít máu ở vùng nướu. Đây là hiện tượng bình thường, nhất là trong trường hợp không sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên. Nếu dùng chỉ nha khoa mỗi ngày, hiện tượng chảy máu sẽ ngày càng ít đi và sẽ biến mất sau một thời gian.
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng chỉ tơ nha khoa
- Khi dùng chỉ tơ nha khoa, đừng lo lắng nếu có chảy một ít máu ở vùng nướu dùng chỉ, đây là hiện tượng bình thường, nhất là trong trường hợp không sử dụng chỉ thường xuyên. Khi dùng chỉ mỗi ngày, hiện tượng chảy máu sẽ ngày càng ít đi và biến mất sau một thời gian.
- Việc chải răng và dùng chỉ tơ phải được thực hiện trên cả nướu và từng răng của cả hàm trên lẫn hàm dưới. Đặc biệt là các mặt xa của răng cối trong cùng vì nơi này thường bị bỏ sót khi chải răng.
- Mang theo chỉ tơ trong túi xách hoặc để trong ngăn tủ văn phòng để có thể sử dụng khi cần thiết. Đương nhiên là không dùng nơi công cộng.
- Cần lưu ý việc chải răng và dùng chỉ tơ nha khoa phải được thực hiện trên cả nướu và từng răng một cho cả hàm trên lẫn hàm dưới. Đặc biệt là ở các mặt xa răng hàm trong cùng vì nơi này thường bị bỏ sót khi đánh răng