Đó là lời khẳng định của bà Đỗ Thị Nhung –Trạm trưởng trạm y tế xã Thanh Vân khi trao đổi với phóng viên. Như báo điện tử Giáo dục Việt Nam đưa tin, sản phụ Nguyễn Thị Thơm trú tại xã Thanh Vân – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc sau khi sinh một cháu trai mụ mẫu đã chết ngay sau đó vài giờ. Phía gia đình nạn nhân Thơm cho rằng, nguyên nhân dẫn đến cái chết của người nhà của mình là do bị ép đẻ?
Trao đổi với PV, ông Lê Văn Châu –Chánh thanh tra Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, sự việc đang được thụ lý và tiếp tục làm việc với các đơn vị liên quan.
Cũng theo ông Châu, về trường hợp tử vong sau sinh của sản phụ Nguyễn Thị Thơm là trường hợp ngoài ý muốn, điều này trong Y văn cũng đã nói đến? Còn việc vì sao không tạm đình chỉ công tác của bà Đỗ Thị Nhung –Trạm trưởng trạm y tế xã Thanh Vân, ông Châu cho rằng bà Nhung đã hoàn thành nhiệm vụ đỡ đẻ nên không thể tạm đình chỉ công tác được.
Gia đình nạn nhân và dư luận bức xúc và cho rằng phải đình chỉ công tác của vị Trạm trưởng này vì theo họ, hiện nay tuy là chưa có kết luận cuối cùng về vụ việc sản phụ Nguyễn Thị Thơm vì sao bị tử vong, nhưng chắc chắn tâm lý của bà Nhung không thể bình thường được nên nếu để bà Nhung tiếp tục đảm nhiệm có thể sẽ gây hậu quả tiếp theo trừ khi bà Nhung đã quen với “tai nạn nghề nghiệp” như thế(!?).
Về phần người nhà nạn nhân, họ khẳng định nạn nhân Nguyễn Thị Thơm là người khỏe mạnh, hai lần sinh con trước của chị Thơm hoàn toàn bình thường và khi được đưa đến Trạm y tế sức khỏe của sản phụ rất tốt. Việc nạn nhân bị tử vong là do một phần sai sót của bà Nhung xuất phát từ năng lực chuyên môn.
Quá trình đỡ đẻ của bà Nhung còn can thiệp quá mức cần thiết vào vùng bụng trên của sản phụ dẫn đến bầm dập, thâm tím là nguyên nhân dẫn đến sản phụ bị vỡ cổ tử cung?. Mặt khác khi sản phụ bị băng huyết gần hai tiếng đồng hồ, máu ra nhiều mà bà Nhung không chuyển bệnh nhân lên ngay tuyến trên cũng là một nguyên nhân mà gia đình phản ánh?.
Việc tiên lượng sai do chuyên môn kém vì tiên lượng trọng lượng của đứa trẻ là 3,4kg nhưng khi sinh ra đứa trẻ nặng đến 4,5 kg cũng là một nguyên nhân?
Trao đổi với chúng tôi, bà Đỗ Thị Nhung cho rằng: “Việc tôi nói “đẻ nhanh lên để tôi còn về ăn cỗ” là có nhưng chỉ là lời nói đùa để động viên sản phụ. Lúc đó cả phòng còn cười ầm lên. Còn chuyện ép đẻ thì không có, làm sao ép đẻ được...?”.
Được biết, gia đình nạn nhân sản phụ Nguyễn Thị Thơm đã có nhiều đơn thư đề nghị các cấp, các ngành chuyên môn và Cơ quan Công an huyện Tam Dương vào cuộc để làm rõ vụ việc. Tuy nhiên thời điểm này nạn nhân đã mất được 49 ngày nhưng chưa có một cơ quan chức năng nào có kết luận và trả lời cho gia đình nạn nhân xấu số để không hoài nghi về cái chết của người nhà mình nữa(?!).
Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này đến bạn đọc…
Cháu bé (con sản phụ Thơm) vẫn chưa một lần được bú sữa mẹ? |
Cũng theo ông Châu, về trường hợp tử vong sau sinh của sản phụ Nguyễn Thị Thơm là trường hợp ngoài ý muốn, điều này trong Y văn cũng đã nói đến? Còn việc vì sao không tạm đình chỉ công tác của bà Đỗ Thị Nhung –Trạm trưởng trạm y tế xã Thanh Vân, ông Châu cho rằng bà Nhung đã hoàn thành nhiệm vụ đỡ đẻ nên không thể tạm đình chỉ công tác được.
Gia đình nạn nhân và dư luận bức xúc và cho rằng phải đình chỉ công tác của vị Trạm trưởng này vì theo họ, hiện nay tuy là chưa có kết luận cuối cùng về vụ việc sản phụ Nguyễn Thị Thơm vì sao bị tử vong, nhưng chắc chắn tâm lý của bà Nhung không thể bình thường được nên nếu để bà Nhung tiếp tục đảm nhiệm có thể sẽ gây hậu quả tiếp theo trừ khi bà Nhung đã quen với “tai nạn nghề nghiệp” như thế(!?).
Về phần người nhà nạn nhân, họ khẳng định nạn nhân Nguyễn Thị Thơm là người khỏe mạnh, hai lần sinh con trước của chị Thơm hoàn toàn bình thường và khi được đưa đến Trạm y tế sức khỏe của sản phụ rất tốt. Việc nạn nhân bị tử vong là do một phần sai sót của bà Nhung xuất phát từ năng lực chuyên môn.
Gia đình nạn nhân đề nghị cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết sau khi sinh con của chị Nguyễn Thị Thơm tại Trạm Y tế xã Thanh Vân |
Quá trình đỡ đẻ của bà Nhung còn can thiệp quá mức cần thiết vào vùng bụng trên của sản phụ dẫn đến bầm dập, thâm tím là nguyên nhân dẫn đến sản phụ bị vỡ cổ tử cung?. Mặt khác khi sản phụ bị băng huyết gần hai tiếng đồng hồ, máu ra nhiều mà bà Nhung không chuyển bệnh nhân lên ngay tuyến trên cũng là một nguyên nhân mà gia đình phản ánh?.
Việc tiên lượng sai do chuyên môn kém vì tiên lượng trọng lượng của đứa trẻ là 3,4kg nhưng khi sinh ra đứa trẻ nặng đến 4,5 kg cũng là một nguyên nhân?
Trao đổi với chúng tôi, bà Đỗ Thị Nhung cho rằng: “Việc tôi nói “đẻ nhanh lên để tôi còn về ăn cỗ” là có nhưng chỉ là lời nói đùa để động viên sản phụ. Lúc đó cả phòng còn cười ầm lên. Còn chuyện ép đẻ thì không có, làm sao ép đẻ được...?”.
Được biết, gia đình nạn nhân sản phụ Nguyễn Thị Thơm đã có nhiều đơn thư đề nghị các cấp, các ngành chuyên môn và Cơ quan Công an huyện Tam Dương vào cuộc để làm rõ vụ việc. Tuy nhiên thời điểm này nạn nhân đã mất được 49 ngày nhưng chưa có một cơ quan chức năng nào có kết luận và trả lời cho gia đình nạn nhân xấu số để không hoài nghi về cái chết của người nhà mình nữa(?!).
Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này đến bạn đọc…
Thông tin hấp dẫn: |
|
Hải Sơn - Cao Tuân