Bệnh nhi chào đời tại Bệnh viện Từ Dũ do mẹ bị suy thai. Khi lọt lòng mẹ chỉ nặng khoảng 1 kg. Bé được nuôi ăn qua tĩnh mạch và trợ thở bằng máy, tuy nhiên khoảng 3 ngày sau sinh thì bệnh nhi bắt đầu có dấu hiệu căng chướng bụng. Các xét nghiệm sau đó cho thấy bé có khả năng bị thủng tạng rỗng.
Tại khoa Hồi sức Sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, bụng bé tiếp tục chướng căng, các chẩn đoán cho thấy bé bị viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng. Trong khi phẫu thuật cấp cứu, các bác sĩ phát hiện dạ dày bé bị thủng 2 chỗ ở bờ cong lớn với đường kính 3cm và 1cm.
Bác sĩ Cam Ngọc Phượng, Trưởng khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, đây là trường hợp thủng dạ dày bẩm sinh do bất thường cơ dạ dày, trên cơ địa sinh non cực nhẹ cân khá hiếm gặp.
"Trước đây những trường hợp tương tự thường khó qua khỏi nhưng ngày nay với tiến bộ của Ngoại khoa và gây mê - hồi sức, ngày càng có nhiều trẻ sinh non cực nhẹ cân bị dị tật bẩm sinh được cứu sống", bác sĩ Phượng nói.
Sau hơn hai tuần điều trị, bé đã thở khá đều và có thể tiếp nhận thức ăn qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên do quá nhẹ cân, bệnh nhi vẫn phải tiếp tục nằm viện để được theo dõi và nuôi cho lên cân.
Tại khoa Hồi sức Sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, bụng bé tiếp tục chướng căng, các chẩn đoán cho thấy bé bị viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng. Trong khi phẫu thuật cấp cứu, các bác sĩ phát hiện dạ dày bé bị thủng 2 chỗ ở bờ cong lớn với đường kính 3cm và 1cm.
Ảnh minh họa |
Bác sĩ Cam Ngọc Phượng, Trưởng khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, đây là trường hợp thủng dạ dày bẩm sinh do bất thường cơ dạ dày, trên cơ địa sinh non cực nhẹ cân khá hiếm gặp.
"Trước đây những trường hợp tương tự thường khó qua khỏi nhưng ngày nay với tiến bộ của Ngoại khoa và gây mê - hồi sức, ngày càng có nhiều trẻ sinh non cực nhẹ cân bị dị tật bẩm sinh được cứu sống", bác sĩ Phượng nói.
Sau hơn hai tuần điều trị, bé đã thở khá đều và có thể tiếp nhận thức ăn qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên do quá nhẹ cân, bệnh nhi vẫn phải tiếp tục nằm viện để được theo dõi và nuôi cho lên cân.
Theo VnExpress