Đó là đôi nét phác họa về cậu sinh viên Lê Ngọc Toàn.Khiêm tốn là đức tính đầu tiên tôi cảm nhận được ở Lê Ngọc Toàn. Cậu sinh viên năm thứ hai Học viện Ngoại giao, Hà Nội, có dáng vóc nhỏ nhắn, ẩn chứa một nét buồn sâu thẳm bên trong cặp kính cận gọng đen, choán một phần khuôn mặt. Khi hỏi về thành tích học tập
Lê Ngọc Toàn bên vườn nhà
|
Toàn luôn nói: “về điểm số thì em không phải là xuất sắc, chỉ học trung bình khá thôi”. Thế mà, với số điểm trung bình môn Tiếng Anh là 8.5, Toàn là một trong hai sinh viên giỏi nhất môn này trong khoa Kinh tế quốc tế. Còn nhìn lại hai năm về trước, với 29 điểm, Toàn đỗ thủ khoa trong sự ngưỡng mộ của nhiều bạn bè hơn em đến hai tuổi trở lên.
Lý do Toàn trở thành sinh viên học sớm hai năm bắt nguồn từ quá trình học tập của cậu phần lớn là ở Ucraina. Ngay từ nhỏ đã học giỏi, Toàn được đặc cách từ lớp 1 lên lớp 3 và bỏ qua lớp 4. Chính nhờ vậy, khi là sinh viên năm thứ nhất đại học, Toàn mới 16 tuổi, trở thành “cậu bé con” nhỏ tuổi nhất trong mắt nhiều bạn bè cũng như cán bộ, giáo viên Học viện Ngoại giao. Điểm đặc biệt nữa ở Toàn là, tuy ở Việt Nam nhưng cậu đồng thời theo học chương trình cử nhân của trường Đại học Kinh tế quốc dân tận bên Ucraina.
Theo học đồng thời hai trường đại học,Toàn tự đánh giá là “rất vất vả; để theo nó không dễ”. Nhưng động lực lớn nhất giúp Toàn trụ vững là từ người chị gái Lê Hoàng Diệu Linh, cũng học cùng lúc hai trường Đại học Ngoại thương và Học viện Luật tại thành phố Odessa.
Lớn lên trong hoàn cảnh mẹ mất sớm, bố phải “gà trống nuôi con”, chèo lái mọi việc, tất bật, vất vả sớm hôm chăm sóc ông bà già yếu và đàn con thơ, điều đó cũng thôi thúc Toàn gắng học giỏi để “bố hết phải chịu khổ một mình” và giúp bố làm việc vặt trong nhà đỡ ông bà, trong thời gian rảnh rỗi. Nói là không giúp được nhiều, nhưng ngoài giờ học ra, Toàn chẳng đi chơi, giải trí đâu cả. Chỉ quanh quẩn ở nhà, bên ông, bên bà, những người thân thiết nhất của Toàn.
Hai mươi bảy Tết vừa rồi, ông nội bị tràn dịch màng phổi, phải đi cấp cứu. Toàn luôn túc trực bên giường bệnh, săn sóc ông. Đến chơi nhà khi cơn bạo bệnh đã qua, ánh mắt mờ đục của ông lão 80 vẫn sáng lên khi nhắc đến đứa cháu nội "Cháu hiếu thảo lắm. Chăm chỉ học hành. Đây là niềm hi vọng của chúng tôi. Đó là thế hệ thứ ba của gia đình".
Lê Ngọc Toàn giơ cao chiếc cúp chiến thắng |
Ngoài tiếng Việt ra, Toàn giỏi ba thứ tiếng Anh, Nga và Ucraina. Thích học tiếng Anh bởi đây là ngôn ngữ phổ biến và tiếng Anh đóng vai trò quan trọng, nhất là trong ngành ngoại giao, còn bí quyết học tiếng Anh theo lời Toàn nói thì: "Em thường đọc báo chí tiếng Anh, đọc truyện tiếng Anh, xem phim tiếng Anh. Nghe từ vựng thường xuyên, khi dùng em cũng thấy quen. Một số bạn bè nói tiếng Anh ở nước ngoài, em thường giao tiếp với họ thành quen. Đọc báo nước ngoài, cố gắng vừa đọc vừa hiểu. Những từ vựng mới thì cố nhớ luôn cho không quên".
Đội tuyển thi tiếng Anh của Học viện ngoại giao có Toàn trong đó đã vượt qua vòng loại trong tổng số 19 đội của các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Hà Nội, giành vé vào chung kết trong cuộc thi Olympic tiếng Anh không chuyên do Thành đoàn Hà Nội và Đại học Quốc gia Hà Nội đồng tổ chức lần thứ VI, tổ chức hai năm một lần.
Niềm hi vọng đội tuyển của mình sẽ giành giải cao và “nếu hòa đồng, cùng nhau tiến tới, có khi cũng được giải nhất” của Toàn đã trở thành hiện thực. Giơ cao chiếc cúp chiến thắng trong đêm 22 tháng 3 năm 2012, Toàn rạng ngời bên các bạn trong đội tuyển Học viện Ngoại giao.
Điểm nóng |
|
Lưu học sinh Việt Nam tại Nga tổ chức các hoạt động tháng thanh niên |
|
Tâm tình của sinh viên Việt ở Boston | |
Ngắm những bộ đồng phục "siêu kute” của học sinh tiểu học Hàn Quốc |
Theo Vovworld.vn