Tàu sân bay Liêu Ninh hiện có của Hải quân Trung Quốc |
Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 24 tháng 4 dẫn tờ nguyệt san "Nghiên cứu quân sự" Nhật Bản tháng 4 đã đăng bài viết "Động thái của tàu sân bay nội Trung Quốc".
Bài báo đặt câu hỏi: tàu sân bay nội thứ hai Type 002 của Trung Quốc có kế hoạch chế tạo tại nhà máy đóng tàu Trường Hưng - Giang Nam rốt cuộc là một chiếc tàu sân bay như thế nào?
Theo bài báo, có tin cho biết, chiếc tàu sân bay nội thứ hai của Trung Quốc tương tự tàu sân bay lớp Kitty Hawk Mỹ (loại tàu sân bay động cơ thông thường cuối cùng của Mỹ), có lượng giãn nước đầy đạt 80.000 tấn, toàn bộ áp dụng đường băng nối thẳng, đã lắp 4 máy phóng hơi nước.
Nếu tàu sân bay này trang bị những thành quả khoa học công nghệ và hệ thống điện tử, vũ khí mới nhất những năm gần đây của Trung Quốc, sức chiến đấu của nó sẽ không bình thường.
Tàu sân bay Type 002 là phiên bản nâng cấp của tàu sân bay Type 001, tính năng của nó vượt xa tàu sân bay Liêu Ninh, có thể coi là tàu sân bay nội thực sự của Trung Quốc.
Trước hết, thiết bị động lực (động cơ) của tàu sân bay Type 002 được cải thiện ở mức độ rất lớn. Thiết bị động lực này áp dụng tua-bin khí cỡ lớn do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển, có thể cung cấp động lực mạnh cho tàu sân bay, tăng mạnh lượng giãn nước và khả năng vận chuyển hiệu quả của tàu sân bay. So với Type 001, số lượng máy bay hải quân có thể cũng sẽ tăng lên.
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc |
Thứ hai, không tiếp tục sử dụng phương thức cất cánh kiểu nhảy cầu của tàu sân bay Type 001, áp dụng đường băng cỡ lớn góc chếch kiểu nối thẳng và phương thức cất cánh máy phóng, vì vậy có thể rút ngắn lớn khoảng cách thời gian cất cánh cho máy bay, từ đó có nghĩa là có thể cất hạ cánh máy bay cảnh báo sớm cánh cố định trên tàu sân bay, nâng cao bán kính tác chiến và phạm vi cảnh báo sớm của tàu sân bay, nâng cao hiệu suất tác chiến.
Ngoài ra, tàu sân bay Type 002 cũng được cải thiện một phần trên phương diện hệ thống vũ khí. Tàu sân bay Type 002 sở dĩ chuyển từ đường băng kiểu nhảy cầu sang đường băng nối thẳng, một là do phương thức cất cánh kiểu nhảy cầu đã hạn chế số lượng mang theo nhiên liệu và vũ khí trên tàu sân bay, hai là do máy bay hải quân hiện chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ phòng không.
Trung Quốc phát triển máy bay chiến đấu tàng hình J-31 có thể liên quan đến phát triển máy bay sử dụng cho đường băng nối thẳng. Nhà thiết kế chính của máy bay chiến đấu hải quân J-15 Tôn Thông từng cho biết, Trung Quốc sẽ cho ra đời máy bay hải quân thế hệ tiếp theo trước năm 2020.
Điều này chính là chỉ máy bay chiến đấu tàng hình J-31 dùng để cất cánh bằng máy phóng. Vì vậy, điều này cũng tiếp tục xác nhận thông tin tàu sân bay nội thứ hai của Trung Quốc sẽ áp dụng phương thức cất cánh máy phóng.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-31 Trung Quốc |