Thông qua nghiên cứu loài kỳ giông (hay còn gọi là rồng lửa), các nhà khoa học cuối cùng đã phát hiện ra những tế bào thiết yếu cho quá trình tái mọc các chi đã mất của sinh vật.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Monash (Australia), hệ thống miễn dịch của loài kỳ giông không những cho phép chúng tái mọc các chi bị đứt lìa mà còn phục hồi cả các dây cột sống, mô não và một số phần của trái tim.
Các tế bào miễn dịch có tên gọi "đại thực bào" được cho là giữ vai trò then chốt trong quá trình tái tạo như trên. Khám phá về chúng có thể giúp các nhà khoa học kiểm soát quá trình tái mọc các chi đã mất và thậm chí áp dụng nó ở người.
Nhóm nghiên cứu phát hiện, khi các đại thực bào bị loại bỏ một cách có hệ thống, loài kỳ giông mất khả năng tái mọc chi và thay vào đó hình thành một mô bị sẹo.
Trong báo cáo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, tiến sĩ James Godwin, một thành viên nhóm nghiên cứu nói, họ đã tiến một bước gần hơn tới việc hiểu rõ những điều kiện cần thiết cho quá trình phục hồi các chi đã mất.
Ông Godwin tuyên bố: "Trước đây, chúng ta từng cho rằng các đại thực bào ngăn cản sự tái tạo. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi phát hiện điều ngược lại. Nếu các đại thực bào không hiện diện trong những giai đoạn hàn gắn ban đầu, quá trình tái tạo sẽ không xảy ra. Hiện, chúng ta cần phải tìm ra chính xác cách các đại thực bào này đang đóng góp cho quá trình tái tạo".
Ngoài các ứng dụng tuyệt vời như hàn gắn những tổn thương não và dây cột sống, tiến sĩ Godwin tin rằng, việc nghiên cứu quá trình phục hồi của kỳ giông có thể dẫn tới sự ra đời của nhiều phương pháp chữa trị mới đối với hàng loạt các bệnh phổ biến như bệnh tim và gan, vốn có liên quan đến chứng xơ hóa và sẹo.
Thúc đẩy quá trình hàn gắn không để lại sẹo cũng có thể cải thiện đáng kể khả năng phục hồi của bệnh nhân sau phẫu thuật. Giới nghiên cứu từng phát hiện một số dấu hiệu chỉ ra sự tồn tại khả năng tái tạo ở vô số loài động vật. Dẫu vậy, trong hầu hết các trường hợp, khả năng này đã bị đào thải trong quá trình tiến hóa.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Monash (Australia), hệ thống miễn dịch của loài kỳ giông không những cho phép chúng tái mọc các chi bị đứt lìa mà còn phục hồi cả các dây cột sống, mô não và một số phần của trái tim.
Các tế bào miễn dịch có tên gọi "đại thực bào" được cho là giữ vai trò then chốt trong quá trình tái tạo như trên. Khám phá về chúng có thể giúp các nhà khoa học kiểm soát quá trình tái mọc các chi đã mất và thậm chí áp dụng nó ở người.
Hệ thống miễn dịch đặc thù đã giúp loài kỳ giông có khả năng tái mọc các chi bị đứt lìa, đồng thời phục hồi cả các dây cột sống, mô não và một số phần của trái tim. Ảnh: Corbis |
Nhóm nghiên cứu phát hiện, khi các đại thực bào bị loại bỏ một cách có hệ thống, loài kỳ giông mất khả năng tái mọc chi và thay vào đó hình thành một mô bị sẹo.
Trong báo cáo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, tiến sĩ James Godwin, một thành viên nhóm nghiên cứu nói, họ đã tiến một bước gần hơn tới việc hiểu rõ những điều kiện cần thiết cho quá trình phục hồi các chi đã mất.
Ông Godwin tuyên bố: "Trước đây, chúng ta từng cho rằng các đại thực bào ngăn cản sự tái tạo. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi phát hiện điều ngược lại. Nếu các đại thực bào không hiện diện trong những giai đoạn hàn gắn ban đầu, quá trình tái tạo sẽ không xảy ra. Hiện, chúng ta cần phải tìm ra chính xác cách các đại thực bào này đang đóng góp cho quá trình tái tạo".
Ngoài các ứng dụng tuyệt vời như hàn gắn những tổn thương não và dây cột sống, tiến sĩ Godwin tin rằng, việc nghiên cứu quá trình phục hồi của kỳ giông có thể dẫn tới sự ra đời của nhiều phương pháp chữa trị mới đối với hàng loạt các bệnh phổ biến như bệnh tim và gan, vốn có liên quan đến chứng xơ hóa và sẹo.
Thúc đẩy quá trình hàn gắn không để lại sẹo cũng có thể cải thiện đáng kể khả năng phục hồi của bệnh nhân sau phẫu thuật. Giới nghiên cứu từng phát hiện một số dấu hiệu chỉ ra sự tồn tại khả năng tái tạo ở vô số loài động vật. Dẫu vậy, trong hầu hết các trường hợp, khả năng này đã bị đào thải trong quá trình tiến hóa.
Theo Vietnamnet