Bạn có thấy rằng càng ngủ ít thì ngày hôm sau bạn càng cảm thấy đói không? Điều này hoàn toàn đúng. Nhưng có lẽ bạn không biết rằng lượng calo bạn hấp thụ nhiều đến thế nào khi “bù đắp” cho giấc ngủ của mình.
Không ngủ đủ sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn vào ngày hôm sau (Ảnh: Health Magazine). |
Trong một nghiên cứu được đăng trên European Journal of Clinical Nutrition, các nhà nghiên cứu đã tiết lộ về lượng calo dư thừa được tiêu thụ khi cơ thể mệt mỏi và kiệt sức.
Trong những năm gần đây, sự quan trọng việc ngủ đủ giấc cũng được nhiều người biết đến hơn, nhất là khi kết hợp với chế độ ăn lành mạnh và các bài tập thể dục.
Các nghiên cứu trước đó đã cho thấy thiếu ngủ chính là một trong những nguyên nhân gây béo phì và tiểu đường tuýp 2; nhưng đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu lại tập trung vào việc thiếu ngủ có ảnh hưởng thế nào tới quá trình tiêu thụ calo của cơ thể.
Họ tổng hợp kết quả từ các nghiên cứu trước đó về “mất ngủ một phần” (partial sleep deprivation) và lượng calo được tiêu thụ.
Mất ngủ một phần nghĩa là bạn không thể ngủ “tròn giấc” cả đêm, giấc ngủ thường chỉ kéo dài khoảng 3-4 tiếng.
Mất ngủ một phần ảnh hưởng chất lượng cũng như “số lượng” giấc ngủ.
Các nghiên cứu được thực hiện trên 172 người độ tuổi từ 18 đến 50 có cân nặng trung bình, thừa cân hoặc béo phì, được chia thành hai nhóm.
Nhóm thứ nhất được ngủ đủ giấc – khoảng 7 đến 12 tiếng một đêm. Nhóm thứ hai chỉ ngủ khoảng 3 tiếng rưỡi đến 5 tiếng rưỡi một đêm.
Các nhà nghiên cứu đã thấy rằng, những người trong tình trạng mất ngủ một phần sẽ tiêu thụ hơn 385 calo mỗi ngày, tương đương khoảng 5 lát bánh mì.
385 calo là lượng calo cao gấp 5 lần một người phụ nữ 30 tuổi khỏe mạnh cần mỗi ngày.
Khi thiếu ngủ, mọi người thường ăn nhiều chất béo và ít protein hơn, trong khi lượng tiêu thụ carbonhydrat không có gì thay đổi.
Sharon Zarabi, Giám đốc chương trình Bariatric tại Bệnh viện Lenox Hill, New York (Mỹ) chia sẻ với Health, nguyên nhân của việc ăn uống không kiểm soát là do trạng thái căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi.
Điều đáng buồn là các nhà nghiên cứu đã thấy rằng việc thức khuya không hẳn sẽ tiêu thụ calo mà ngủ không đủ giấc trong một thời gian dài chính là nguyên nhân gây tăng cân.
Ông cho biết thêm: “Chúng tôi cần thực hiện thêm các nghiên cứu để tìm hiểu xem liệu giấc ngủ có phải là nguyên nhân gây béo phì và các bệnh liên quan đến quá trình trao đổi chất như là tiểu đường hay không, nhất là ở thời điểm hiện tại, khi mà hầu hết mọi người đều có xu hướng ngủ ít đi”.