1. Không làm đông thực phẩm lần 2
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, bạn nên rã đông thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ 5 độ C hoặc thấp hơn. Thực tế, việc làm đông thực phẩm lần thứ 2 có thể phá vỡ cấu trúc dinh dưỡng, thực phẩm chảy nước và biến chất.
Nếu đã rã đông thực phẩm, bạn có thể lựa chọn cách chế biến chúng và chia thành nhiều phần nhỏ trước khi bảo quản lạnh chúng.
Đối với khối thực phẩm lớn như cả con gà, vịt… bạn nên có kế hoạch rã đông chúng trong tủ lạnh từ trước. Bởi nếu rã đông ở nhiệt độ phòng, vi khuẩn có thể phát triển ở phía bên ngoài thực phẩm trong khi phần giữa của chúng vẫn đông lạnh.
2. Rửa thực phẩm trước khi làm đông
Bạn cần làm sạch thực phẩm trước khi bảo quản lạnh chúng để đảm bảo thực phẩm không tiếp xúc với các nguồn vi khuẩn. Đặc biệt, các loại rau, củ cần được làm sạch, ráo nước trước khi được bảo quản trong tủ lạnh.
3. Thực phẩm nóng cần được để nguội 30 phút trước khi bảo quản lạnh
Vi sinh vật phát triển mạnh nhất trong thực phẩm ở nhiệt độ 5 độ C – 60 độ C. Kiểm soát nhiệt độ là cách đơn giản và hiệu quả nhất để kiểm soát sự tăng trưởng của vi khuẩn.
Trước khi bảo quản lạnh thực phẩm, hãy chắc chắn chúng đã nguội. Hơi nước và các chất dinh dưỡng trong thực phẩm là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển.
4. Kiểm tra hương vị thực phẩm trước khi dùng
Cách tốt nhất để bảo quản thực phẩm là cấp đông để ức chế sự phát triển mầm bệnh. Bạn nên quản lý thực phẩm trong tủ lạnh rõ ràng, tránh bảo quản quá lâu, dẫn đến thực phẩm hỏng, biến chất.
5. Bảo quản thực phẩm bằng dầu ăn ở nhiệt độ phòng
Nhiều loại thực phẩm có thể được bảo quản lâu hơn bằng cách ngâm trong dầu ăn. Tuy nhiên, một số loại loại vi khuẩn yếm khí như Clostridium botulinum (botulism) có thể phát triển mạnh hơn trong môi trường dầu ăn. Các loại dầu bảo quản thực phẩm cần có độ pH nhỏ hơn 4.6 để bảo đảm an toàn.