Tiêm kích F-16 Fighting Falcon cất cánh với nhiên liệu sinh học

03/03/2012 13:17
Trịnh Tuân (Theo lenta)
(GDVN) - Không quân Mỹ đang tiến hành cho bay thử nghiệm các máy bay tiêm kích F-16 với việc sử dụng nhiên liệu sinh học.

Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Mỹ (AFRL) và các chuyên viên của Liên đội Tiêm kích Chiến thuật 180 thuộc Không lực Vệ binh Quốc gia đã bắt đầu thử nghiệm 2 mẫu tiêm kích F-16 Fighting Falcon với nhiên liệu sinh học.

Theo Defense Aerospace, hiện tại tất cả các bài kiểm tra đang được thực hiện trên mặt đất. Hỗn hợp nhiên liệu bao gồm JP-8 và nhiên liệu sinh học được đổ đầy khoang chứa nhiên liệu của các máy bay.

Theo chỉ huy của Liên đội Tiêm kích Chiến thuật 180, Đại tá Scott Reed, Không quân Mỹ có kế hoạch cắt giảm đáng kể việc tiêu thụ dầu và chuyển sang sử dụng nhiên liệu sinh học.

Tuy nhiên, trước khi thực hiện việc này, quân đội phải bảo đảm sự an toàn cho các nhà máy nhiên liệu. Hiện thời gian F-16 cất cánh lên bầu trời bằng nhiên liệu sinh học vẫn chưa được xác định.

Vài năm trước đây, Liên đội Tiêm kích Chiến thuật 180 đã không sử dụng các chiến đấu cơ F-16 với nhiên JP-8 (JP – Jet Propelled) để thay thế cho JP-4.

Bởi vì, trong quá trình hoạt động, người ta phát hiện ra rằng F-16 không phù hợp với loại nhiên liệu này, và nó làm cho các máy bay hoạt động không được mượt mà hoặc thường xuyên bị rò rỉ nhiên liệu.

Tuy nhiên, trong một thời gian ngắn, lỗi này đã được khắc phục bằng loại nhiên liệu mới và ít tốn kém hơn.

Việc thử nghiệm máy bay chiến đấu F-16 lần này có hai mục đích. Đầu tiên, Không quân Mỹ muốn kiểm chứng khả năng làm việc của chúng với nhiên liệu sinh học hoặc hỗn hợp của nhiên liệu thông thường và nhiên liệu sinh học.

Thứ hai, quân đội muốn chắc chắn rằng việc sử dụng nhiên liệu sinh học không làm thay đổi đáng kể hệ thống nhiên liệu của F-16 hay phải sửa đổi, bổ sung thêm động cơ.

Những thay đổi trong cấu trúc máy bay là điều không mong muốn, bởi vì nhiên liệu sinh học chưa được phổ biến rộng rãi và trong một số trường hợp, Không quân sẽ vẫn phải thêm vào các máy bay nhiên liệu JP-8.

Hiện nay, Hoa Kỳ đang thực hiện một chương trình để cắt giảm tiêu thụ các sản phẩm dầu khí. Theo chương trình này, Không quân, đặc biệt là đến năm 2016 sẽ giảm tiêu thụ nhiên liệu thông thường ít nhất hai lần, đồng thời tăng tiêu thụ nhiên liệu sinh học.

Người ta tin rằng một biện pháp như vậy vừa giảm ô nhiễm môi trường môi trường mà lại tiết kiệm đáng kể chi phí nhiên liệu.

Mỗi năm, Không quân Mỹ tiêu thụ trung bình 2.4-2.5 tỷ gallon nhiên liệu máy bay phản lực (hơn 9 tỷ lít). Năm ngoái, Mỹ đã bỏ ra ít nhất 8 tỷ đôla để mua nhiên liệu.

Các chương trình chuyển đổi sang nhiên liệu sinh học đã được thực hiên trên các máy bay chiến đâu A-10 Thunderbolt II, F/A-18 Super Hornet, trực thăng đa nhiệm MH-60S Seahawk và máy bay vận tải C-17 Globemaster III.

Trong tháng 3 năm 2011, Không quân Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm các chiến đấu cơ F-22 với nhiên liệu sinh học.

Quân đội Mỹ đang xem xét một vài lựa chọn để sản xuất nhiên liệu sinh học từ than đá và mỡ động vật. Theo kế hoạch, trong khoảng 22 tháng tới, Không quân Mỹ sẽ bắt đầu đưa vào sử dụng nhiện liệu sinh học cho tất cả các loại máy bay hiện đang phục vụ trong Quân đội Mỹ.

Cần lưu ý rằng, việc chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu sinh học là một xu hướng chung cho tất cả các loại phương tiện chiến đấu có sử dụng động cơ của quân đội Mỹ. Đặc biệt, Hải quân Mỹ cũng đã đưa ra kế hoạch cắt giảm một nửa tiêu thụ nhiên liệu thông thường vào năm 2020.

Theo đó, không chỉ thay thế nhiên liệu phục vụ cho các hoạt động của máy bay thuộc lực lượng không quân, mà Mỹ còn dự định sử dụng nhiên liệu sinh học mới này cho các tàu thuộc Hải quân Mỹ và tất cả các thiết bị chiến đấu hiện đang sử dụng nhiên liệu dắt tiền hiện nay. 

Trịnh Tuân (Theo lenta)