Ảnh màu hiếm về người cắm cờ lên nóc dinh Độc Lập ngày 30/4/1975

25/06/2012 18:15
(Tổng hợp từ Tuổi trẻ, VnExpress.net)
(GDVN) - Đại tá Bùi Quang Thận, người cắm cờ trên dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 vừa qua đời tại quê nhà. Lễ viếng tổ chức sáng nay (25/6) ở xã Thụy Xuân (Thái Thụy, Thái Bình). Cùng GDVN nhớ lại khoảnh khắc lịch sử, khi chiếc xe tăng của quân đội nhân dân Việt Nam húc đổ cánh cửa dinh Độc Lập, cắm lá cờ lên nóc nhà của ngụy quyền.
Ngày 30-4-1975, quân giải phóng tiến vào Sài Gòn
Ngày 30-4-1975, quân giải phóng tiến vào Sài Gòn
Ông Bùi Quang Thận nhập ngũ năm 1966, tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh với cương vị đại đội trưởng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 (đơn vị đảm nhiệm đánh chiếm dinh Độc Lập).
Ông Bùi Quang Thận nhập ngũ năm 1966, tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh với cương vị đại đội trưởng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 (đơn vị đảm nhiệm đánh chiếm dinh Độc Lập).
Trưa 30/4/1975 ông chỉ huy xe tăng T54 mang số 843 đi đầu đội hình tiến vào dinh Độc Lập. Khi xe tăng 390 húc đổ cổng chính, Bùi Quang Thận mang cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cắm trên nóc dinh.
Trưa 30/4/1975 ông chỉ huy xe tăng T54 mang số 843 đi đầu đội hình tiến vào dinh Độc Lập. Khi xe tăng 390 húc đổ cổng chính, Bùi Quang Thận mang cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cắm trên nóc dinh.
Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975 quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập của chính quyền Sài Gòn trước sự reo hò của đông đảo người dân Sài Gòn
Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975 quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập của chính quyền Sài Gòn trước sự reo hò của đông đảo người dân Sài Gòn
Xe tăng 390 húc văng hai cánh cổng chính, còn xe 843 bị kẹt lại ở cổng phụ.

Xe tăng 390 húc văng hai cánh cổng chính, còn xe 843 bị kẹt lại ở cổng phụ.

Bùi Quang Thận nhảy xuống xe, cầm cờ chạy bộ vào.
Bùi Quang Thận nhảy xuống xe, cầm cờ chạy bộ vào.
Khi chiếc tăng 390 đỗ xịch trước dinh, chính trị viên đại đội Vũ Đăng Toàn xách AK nhảy xuống, chờ Bùi Quang Thận đang cầm cờ tiến vào. Cả hai chạy lên thềm dinh trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và với một tinh thần “cảnh giác cao độ”.
Khi chiếc tăng 390 đỗ xịch trước dinh, chính trị viên đại đội Vũ Đăng Toàn xách AK nhảy xuống, chờ Bùi Quang Thận đang cầm cờ tiến vào. Cả hai chạy lên thềm dinh trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và với một tinh thần “cảnh giác cao độ”.
Bùi Quang Thận hơi lo khi thấy bên trong lố nhố nhiều người mặc quân phục. Và có lẽ do “cảnh giác cao độ” quá nên anh lao thẳng vào cửa kính, ngã bật ra phía sau nhưng tay vẫn cầm chắc lá cờ.
Bùi Quang Thận hơi lo khi thấy bên trong lố nhố nhiều người mặc quân phục. Và có lẽ do “cảnh giác cao độ” quá nên anh lao thẳng vào cửa kính, ngã bật ra phía sau nhưng tay vẫn cầm chắc lá cờ.
Lúc này, từ trong dinh, một người bận đồ dân sự chạy ra, thân thiện mời hai anh lính tăng giải phóng vào.
Lúc này, từ trong dinh, một người bận đồ dân sự chạy ra, thân thiện mời hai anh lính tăng giải phóng vào.
Bùi Quang Thận thoáng chút bối rối trước tình huống này: Không biết phải “xử lý” thế nào với Tổng thống và mấy ông nội các Sài Gòn, bởi nhiệm vụ của những người lính tăng như anh là chiếm dinh và cắm cờ. Cuối cùng, Bùi Quang Thận đề nghị Vũ Đăng Toàn ở lại “canh chừng” các thành viên nội các và chờ cấp chỉ huy đến, còn mình phải thực hiện cho được nhiệm vụ cắm cờ trên nóc dinh Độc Lập.
Bùi Quang Thận thoáng chút bối rối trước tình huống này: Không biết phải “xử lý” thế nào với Tổng thống và mấy ông nội các Sài Gòn, bởi nhiệm vụ của những người lính tăng như anh là chiếm dinh và cắm cờ. Cuối cùng, Bùi Quang Thận đề nghị Vũ Đăng Toàn ở lại “canh chừng” các thành viên nội các và chờ cấp chỉ huy đến, còn mình phải thực hiện cho được nhiệm vụ cắm cờ trên nóc dinh Độc Lập.
Người được lệnh hướng dẫn Bùi Quang Thận đi thang máy lên nóc dinh cắm cờ là đại tá Chiêm, Chỉ huy trưởng lực lượng phòng vệ phủ tổng thống. Cùng đi theo hỗ trợ Bùi Quang Thận cắm cờ còn có hai người nữa: sinh viên Nguyễn Hữu Thái (cựu Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn) và Tiến sĩ báo chí Huỳnh Văn Tòng. Đại tá Chiêm dẫn ba người đến trước thang máy (phải đi thang máy vì cầu thang chính không còn sử dụng được, do bị phi công Nguyễn Thành Trung ném bom làm sập ngày 8/4). Đến trước thang máy, Bùi Quang Thận thấy... lạ quá nên nhất quyết không vào. “Lúc đó tôi thấy thang máy giống như... cái hòm - Bùi Quang Thận nhớ lại - Vào đó nó nhốt mình luôn, biết bao giờ mới ra được!”. Sau khi nghe đại tá Chiêm giải thích, Bùi Quang Thận mới chịu vào nhưng lại cảnh giác yêu cầu ông đại tá vào trước... Cuối cùng thì Bùi Quang Thận, Huỳnh Văn Tòng, Nguyễn Hữu Thái cũng lên được nóc dinh.
Người được lệnh hướng dẫn Bùi Quang Thận đi thang máy lên nóc dinh cắm cờ là đại tá Chiêm, Chỉ huy trưởng lực lượng phòng vệ phủ tổng thống. Cùng đi theo hỗ trợ Bùi Quang Thận cắm cờ còn có hai người nữa: sinh viên Nguyễn Hữu Thái (cựu Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn) và Tiến sĩ báo chí Huỳnh Văn Tòng.

Đại tá Chiêm dẫn ba người đến trước thang máy (phải đi thang máy vì cầu thang chính không còn sử dụng được, do bị phi công Nguyễn Thành Trung ném bom làm sập ngày 8/4). Đến trước thang máy, Bùi Quang Thận thấy... lạ quá nên nhất quyết không vào. “Lúc đó tôi thấy thang máy giống như... cái hòm - Bùi Quang Thận nhớ lại - Vào đó nó nhốt mình luôn, biết bao giờ mới ra được!”.

Sau khi nghe đại tá Chiêm giải thích, Bùi Quang Thận mới chịu vào nhưng lại cảnh giác yêu cầu ông đại tá vào trước... Cuối cùng thì Bùi Quang Thận, Huỳnh Văn Tòng, Nguyễn Hữu Thái cũng lên được nóc dinh.

“Chúng tôi còn trèo thêm một cầu thang gỗ mới ra được chân cột cờ - kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái kể - Để treo lá cờ giải phóng lên, phải hạ lá cờ vàng ba sọc xuống. Nhưng lá cờ ba sọc quá lớn, lại được cột chắc chắn nên phải mất khá lâu chúng tôi mới hạ xuống được”. Bùi Quang Thận kéo lá cờ giải phóng xanh đỏ sao vàng lên, sau khi viết và ký tên vào lá cờ: “11g30 ngày 30/4. Thận”. Cùng lúc lá cờ ba sọc được hạ xuống trên nóc dinh thì các chiến sĩ bộ binh trung đoàn bộ binh 66 và biệt động đặc công trung đoàn 116 cũng đã phất những lá cờ giải phóng từ ban công tầng hai. Lá cờ xanh đỏ sao vàng lớn nhất được phất lên lúc đó là của một người dân ở miệt Thị Nghè. Ông cầm lá cờ lao ra từ Thảo cầm viên, rồi leo lên chiếc xe Jeep của đại úy Phạm Xuân Thệ vào dinh, chỉ ít phút sau khi xe tăng 390 húc đổ cổng sắt.

“Chúng tôi còn trèo thêm một cầu thang gỗ mới ra được chân cột cờ - kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái kể - Để treo lá cờ giải phóng lên, phải hạ lá cờ vàng ba sọc xuống. Nhưng lá cờ ba sọc quá lớn, lại được cột chắc chắn nên phải mất khá lâu chúng tôi mới hạ xuống được”. Bùi Quang Thận kéo lá cờ giải phóng xanh đỏ sao vàng lên, sau khi viết và ký tên vào lá cờ: “11g30 ngày 30/4. Thận”.

Cùng lúc lá cờ ba sọc được hạ xuống trên nóc dinh thì các chiến sĩ bộ binh trung đoàn bộ binh 66 và biệt động đặc công trung đoàn 116 cũng đã phất những lá cờ giải phóng từ ban công tầng hai. Lá cờ xanh đỏ sao vàng lớn nhất được phất lên lúc đó là của một người dân ở miệt Thị Nghè. Ông cầm lá cờ lao ra từ Thảo cầm viên, rồi leo lên chiếc xe Jeep của đại úy Phạm Xuân Thệ vào dinh, chỉ ít phút sau khi xe tăng 390 húc đổ cổng sắt.

Trung đoàn phó Trung đoàn bộ binh 66 Phạm Xuân Thệ là viên chỉ huy đầu tiên “làm việc” với tổng thống Dương Văn Minh và những người bên trong dinh. Giống như Bùi Quang Thận trong khoảnh khắc đầu tiên, đại úy Phạm Xuân Thệ cũng hơi ngỡ ngàng và chưa biết phải làm gì. “Tôi chỉ được giao nhiệm vụ chiếm dinh Độc Lập. Việc của tôi là kiểm soát tòa nhà và cho anh em lên cắm cờ. Làm việc gì và làm như thế nào với tổng thống và nội các này đây?”, ông Thệ nhớ lại.
Trung đoàn phó Trung đoàn bộ binh 66 Phạm Xuân Thệ là viên chỉ huy đầu tiên “làm việc” với tổng thống Dương Văn Minh và những người bên trong dinh. Giống như Bùi Quang Thận trong khoảnh khắc đầu tiên, đại úy Phạm Xuân Thệ cũng hơi ngỡ ngàng và chưa biết phải làm gì. “Tôi chỉ được giao nhiệm vụ chiếm dinh Độc Lập. Việc của tôi là kiểm soát tòa nhà và cho anh em lên cắm cờ. Làm việc gì và làm như thế nào với tổng thống và nội các này đây?”, ông Thệ nhớ lại.
Tổng thống Dương Văn Minh thông báo đã tuyên bố ngừng bắn và đang chuẩn bị tiến hành bàn giao chính quyền cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Nhưng Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ không chấp nhận chuyện bàn giao mà tuyên bố: Phải đầu hàng! Chính quyền Sài Gòn đứng đầu là Tổng Thống Dương Văn Minh và toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn đã xin đầu hàng vô điều kiện - giây phút bàn giao toàn bộ dinh độc lập cho quân giải phóng được tiến hành ngay sau đó. Tướng Dương Văn Minh được quân giải phóng áp giải đến đài phát thanh Sài Gòn để đọc tuyên bố đầu hàng.
Tổng thống Dương Văn Minh thông báo đã tuyên bố ngừng bắn và đang chuẩn bị tiến hành bàn giao chính quyền cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Nhưng Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ không chấp nhận chuyện bàn giao mà tuyên bố: Phải đầu hàng!

Chính quyền Sài Gòn đứng đầu là Tổng Thống Dương Văn Minh và toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn đã xin đầu hàng vô điều kiện - giây phút bàn giao toàn bộ dinh độc lập cho quân giải phóng được tiến hành ngay sau đó. 

Tướng Dương Văn Minh được quân giải phóng áp giải đến đài phát thanh Sài Gòn để đọc tuyên bố đầu hàng.

Khoảng 12 giờ trưa 30/4, đại úy Phạm Xuân Thệ đưa tổng thống Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu lên xe Jeep để đến đài phát thanh. .
Khoảng 12 giờ trưa 30/4, đại úy Phạm Xuân Thệ đưa tổng thống Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu lên xe Jeep để đến đài phát thanh. .
Chiếc xe thứ hai chở trung tá Bùi Văn Tùng cùng hai nhà báo Borries Gallasch và Hà Huy Đỉnh. Đặc biệt, chạy trước hai chiếc xe nói trên là một chiếc UTE của Hãng tin AP (Mỹ), nhưng lại cắm cờ giải phóng và chở hai sĩ quan bộ binh. Người cầm lái là nhà báo Kỳ Nhân.
Chiếc xe thứ hai chở trung tá Bùi Văn Tùng cùng hai nhà báo Borries Gallasch và Hà Huy Đỉnh. Đặc biệt, chạy trước hai chiếc xe nói trên là một chiếc UTE của Hãng tin AP (Mỹ), nhưng lại cắm cờ giải phóng và chở hai sĩ quan bộ binh. Người cầm lái là nhà báo Kỳ Nhân.
(Tổng hợp từ Tuổi trẻ, VnExpress.net)