Nhật-Mỹ-Australia hợp tác tàu ngầm có thể làm thay đổi to lớn bản đồ khu vực

Báo TQ: Nhật-Mỹ-Australia hợp tác, Australia phụ trách Biển Đông

26/11/2014 09:04
Đông Bình
(GDVN) - Có dấu hiệu cho thấy, Mỹ-Nhật-Australia đang tăng cường hợp tác công nghệ và triển khai tàu ngầm, Australia sẽ phụ trách Biển Đông và Ấn Độ Dương.
Tàu ngầm lớp Collins hiện có của Hải quân Australia
Tàu ngầm lớp Collins hiện có của Hải quân Australia

Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 25 tháng 11 đưa tin, trong lĩnh vực quân sự, tàu ngầm được mệnh danh là "kết tinh bí mật cao nhất". Nhật Bản và Mỹ cung cấp công nghệ tàu ngầm cho Australia, ý tưởng cùng hợp tác phát triển đang rõ ràng.

Dẫn tờ "Nihon Keizai Shimbun" Nhật Bản ngày 25 cho biết, nếu như ý tưởng này được thực hiện thì có nghĩa là ba nước Nhật Bản-Mỹ-Australia sẽ ký kết thành quan hệ không thể tách rời trên lĩnh vực bảo đảm an ninh.

"Tin cậy lẫn nhau sẽ liên kết vận mệnh của bảo đảm an ninh. Đây chính là sức nặng của vấn đề này" - Một người phụ trách bảo đảm an ninh Nhật Bản đã giải thích như vậy khi nói về ý tưởng hợp tác tàu ngầm do Nhật Bản-Mỹ-Australia đưa ra.

Bài viết cho rằng, Australia hiện nay tổng cộng có 6 tàu ngầm thông thường lớp Collins, "do kiểu loại cũ kỹ, phạm vi hoạt động có hạn", vì vậy, Australia sẽ bắt đầu lần lượt đổi mới và tăng gấp đôi số lượng sau năm 2015.

Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu do Nhật Bản chế tạo

Tàu ngầm trở thành vấn đề hội đàm cấp cao

Đối với vấn đề này, trong cuộc hội đàm cấp cao ngày 12 tháng 11, Nhật Bản và Australia đã đạt được nhất trí về hợp tác phát triển sản phẩm trang bị phòng vệ trong đó có tàu ngầm.

Trên phương diện tàu ngầm dầu diesel, trình độ công nghệ của Nhật Bản cao nhất thế giới, đặc biệt là động cơ và chân vịt chạy êm - những bộ phận cốt lõi của tàu ngầm.

Bài viết cho rằng, Australia cũng muốn sở hữu loại công nghệ này. Mặt khác, ngư lôi và tên lửa hành trình sẽ nhập khẩu của Mỹ.

Nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản cho biết: "Cấp độ/khó khăn hợp tác tàu ngầm tương đối cao, máy bay chiến đấu và tàu chiến căn bản không thể so sánh được". Bởi vì, tàu ngầm rất khó bị địch phát hiện, có thể thực hiện cân bằng quân sự, thuộc "bí mật trong những bí mật cao nhất".

Bài viết nêu ví dụ cho rằng, giữa Nhật-Mỹ tuy cũng sẽ chia sẻ một phần thông tin do tàu ngầm thu thập được, nhưng vị trí và thực lực của tàu ngầm mỗi bên sẽ không tiết lộ toàn bộ. Một thành viên của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản nói: "Sẽ không tiết lộ tàu ngầm rốt cuộc đến chỗ nào hoạt động với người nhà hoặc bạn bè".

Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles Hải quân Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles Hải quân Mỹ

Bài viết chỉ ra, người thực sự có thể chia sẻ công nghệ tàu ngầm là phải thực sự tin cậy, có nghĩa là đã ký kết "hiệp ước đồng minh".

Ảnh hưởng to lớn đối với bản đồ quân sự châu Á

Bài viết cho rằng, tháng 2 năm 2014, Mỹ quyết định triển khai thêm tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles ở Guam. Tàu ngầm hạt nhân lớp này lấy Guam làm cảng chính sẽ lên tới 4 chiếc.

Nhưng, trong bối cảnh ngân sách quốc phòng bị cắt giảm, việc tăng cường của Hải quân Mỹ tồn tại giới hạn. Đồng thời, tàu ngầm Nhật Bản tới tấp đến Ấn Độ Dương, hỗ trợ thực hiện hoạt động giám sát cũng rất khó khăn.

Theo bài viết, trong bối cảnh này, hai nước Nhật-Mỹ đã trông đợi vào Australia. Nếu Australia nâng cao năng lực tàu ngầm có thể đề nghị họ tăng cường cảnh giới đối với Biển Đông và Ấn Độ Dương.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto cho rằng: "Trong tương lai, Nhật Bản-Mỹ-Australia sẽ thông qua hợp tác công nghệ tàu ngầm và cũng sẽ triển khai hợp tác trên phương diện triển khai. Australia phụ trách Ấn Độ Dương và Biển Đông, Nhật Bản chủ yếu phụ trách biển Hoa Đông, hơn nữa cộng với Mỹ lãnh đạo hợp tác 3 nước thì có thể ứng phó có hiệu quả với các hoạt động quân sự của nước khác".

Tàu ngầm hạt nhân Mỹ đến ở Philippines (ảnh tư liệu)
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ đến ở Philippines (ảnh tư liệu)

Bài viết cuối cùng cho rằng, đương nhiên, hiện nay các cuộc thảo luận hợp tác Nhật-Mỹ-Australia hoàn toàn chưa đạt tới mức độ này.

Nhưng, trong tương lai có khả năng phát triển đến mức hợp tác triển khai, phương hướng này sẽ có ảnh hưởng to lớn đến bản đồ quân sự châu Á.

Đông Bình