Chính sách trợ cấp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

20/11/2013 10:11
Theo Bộ lao động Thương Binh và Xã Hội
Bảo hiểm xã hội (BHXH) về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) ở nước ta từ trước đến nay luôn được xác định là 1 trong các chế độ thuộc hệ thống BHXH, với mục đích bảo đảm cho người lao động trong quá trình tham gia lao động bị TNLĐ hoặc mắc BNN được điều trị ổn định để phục hồi chức năng và khả năng lao động, được bố trí công việc phù hợp, được bù đắp về vật chất và tinh thần để ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình khi bị mất hoàn toàn, hoặc một phần khả năng lao động.

Những kết quả đã đạt được

Từ năm 2007, thực hiện theo quy định của Luật BHXH, khi người bị TNLĐ, mắc BNN thì ngoài các khoản chi phí về y tế, tiền lương trong quá trình điều trị và khoản bồi thường từ người sử dụng lao động, người bị TNLĐ, BNN bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên được hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN một lần (từ 5% đến 30%) hoặc trợ cấp hàng tháng (từ 31% trở lên).

 Ngoài ra, còn hưởng một số quyền lợi trong các trường hợp: bị chết do TNLĐ-BNN thì thân nhân được hưởng trợ cấp bằng 36 tháng lương tối thiểu chung  và hưởng chế độ tử tuất theo quy định; đang hưởng trợ cấp hàng tháng nếu không còn làm việc thì được hưởng BHYT do Quỹ BHXH đảm bảo; nếu tiếp tục làm việc và tham gia đóng BHXH, ngoài hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định, khi đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì được hưởng đồng thời cả lương hưu; sau khi điều trị thương tật, bệnh tật do TNLĐ – BNN mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi tối đa 10 ngày; bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.

Nhìn chung quy định về chế độ TNLĐ-BNN trong Luật BHXH đã khắc phục cơ bản những tồn tại, đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người lao động tham gia BHXH khi bị TNLĐ-BNN với mức hưởng hợp lý, bù đắp hoặc thay thế tương ứng mức giảm thu nhập do TNLĐ-BNN gây nên so với thu nhập khi chưa bị TNLĐ-BNN.

Bên cạnh đó, hồ sơ, quy trình giải quyết chế độ cũng rõ ràng, cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện, cụ thể: mọi trường hợp bị TNLĐ, BNN của người lao động có tham gia BHXH gắn với quá trình lao động (kể cả trường hợp bị TNLĐ trên đường đi và về từ nơi ở đển nơi làm việc) đều được hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN từ quỹ BHXH; quy định mức hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN một lần, hàng tháng tính theo từng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (trước là 10% cho mỗi khoảng). Ngoài ra còn được hưởng thêm tính theo số năm đã đóng BHXH và tiền lương đóng BHXH.

 So với trước mức hưởng tăng bình quân khoảng 50%; tăng mức trợ cấp chết do TNLĐ-BNN từ 24 tháng lương lên 36 tháng lương tối thiểu chung; tăng mức trợ cấp phục vụ từ 0,8 tháng lên 1 tháng lương tối thiểu chung; có quy định riêng quỹ thành phần chế độ TNLĐ-BNN để chi trả chế độ BHXH được hưởng (thu bằng 1% quỹ tiền lương); quy định cụ thể về hồ sơ và thời hạn giải quyết hưởng chế độTNLĐ-BNN; quy định cụ thể về thời điểm hưởng trợ cấp đối với từng trường hợp để thống nhất thực hiện.

Với quy định của chính sách ngày càng hoàn thiện, phù hợp và cụ thể, cùng với việc hình thành tổ chức BHXH thực hiện các chế độ cho người lao động, trong đó có chế độ TNLĐ-BNN, tình hình thi hành chính sách BHXH về TNLĐ-BNN từ năm 1995 và nhất là từ năm 2007 (khi có Luật BHXH) đến nay đã đi vào nề nếp, thuận tiện cho người lao động, người sử dụng lao động khi giải quyết hưởng các chế độ TNLĐ-BNN, chế độ được hưởng đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời.

Từ năm 1995 cho đến hết năm 2011, BHXH Việt Nam đã tiếp nhận và giải quyết cho trên 85.000 người hưởng chế độ TNLĐ (bình quân 5.500 người/năm); tỷ lệ bình quân bằng 0,1% số người tham gia BHXH. Trong đó, người hưởng trợ cấp hàng tháng gần 35.000 người (bình quân 2.200 người/năm)và chết do TNLĐ là 8.200 người (bình quân 510 người/năm).

Tính đến cuối năm 2011, đang quản lý và chi trả cho người hưởng chế độ TNLĐ – BNN hàng tháng gần 44.000 người với số tiền chi (cả một lần) là 360 tỷ đồng/ năm. Về quỹ TNLĐ-BNN, trong năm năm từ 2007 đến 2011 quỹ còn dư 8.869 tỷ đồng, theo dự tính thì đến năm 2050 quỹ này vẫn đảm bảo đủ khả năng chi trả và còn có số dư trong quỹ. 

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet

Khó khăn, thách thức và các giải pháp 

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình tổ chức thực hiện chế độ TNLĐ-BNN vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc về nội dung chính sách, về việc xác định một số trường hợp bị nạn hoặc mắc bệnh thuộc danh mục BNN nhưng có được coi là TNLĐ-BNN hay không và về thủ tục hồ sơ làm cơ sở xét hưởng chế độ BHXH trong các trường hợp bị tai nạn được coi là TNLĐ, cụ thể là:

- Quy định về TNLĐ-BNN tại các văn bản hiện hành, nhất là các văn bản dưới luật, tuy đã tương đối đầy đủ, chi tiết nhưng vẫn còn trường hợp chưa hướng dẫn cụ thể, nên hiện chưa giải quyết được hoặc giải quyết không thống nhất như: Trường hợp người lao động tham gia phong trào thể thao, văn hóa, văn nghệ, thăm người ốm, viếng,…do đơn vị tổ chức, tham gia giao lưu với đơn vị khác hoặc được cơ quan đơn vị cử đi mà bị tai nạn; trường hợp người lao động bị tai nạn tại nơi làm việc, trong giờ làm việc nhưng không thực hiện công việc được phân công hàng ngày; trường hợp nguyên nhân do bệnh lý (tim, mạch, thần kinh…) hoặc do sử dụng chất kích thích, say rượu, bia hoặc xích mích cá nhân … mà dẫn đến bị tai nạn trong giờ, tại nơi làm việc hoặc trên đường đi công tác, đi làm.

- Một số trường hợp bị tai nạn được coi là TNLĐ, thủ tục hồ sơ làm cơ sở xét hưởng chế độ BHXH chưa có quy định cụ thể, nhất là trường hợp bị tai nạn trên tuyến đường đi làm ở nơi vùng sâu, xa không gần nơi dân cư, trụ sở công an, trường hợp tai nạn cần cấp cứu ngay hoặc tại lúc bị tai nạn thì bình thường, sau đó mới phát hiện bị thương… Những trường hợp này khi xảy ra tai nạn không lập biên bản, do vậy người lao động không đủ điều kiện hưởng chế độ theo quy định.

- Chưa có hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của người sử dụng lao động hay Sở LĐTBXH trong việc điều tra và lập biên bản điều tra TNLĐ đối với các vụ tai nạn giao thông được coi là TNLĐ (kể cả trường hợp chết người hoặc làm từ 2 người bị thương nặng trở lên).

- Chưa có văn bản quy định thời hạn người sử dụng lao động phải hoàn tất thủ tục nộp cho cơ quan BHXH để giải quyết cho người lao động được hưởng chế độ TNLĐ-BNN, vì vậy còn một số trường hợp bị TNLĐ từ lâu (thậm chí trước Luật BHXH) nhưng đến nay đơn vị sử dụng lao động mới lập hồ sơ đề nghị giải quyết.

- Một số đơn vị sử dụng lao động thực hiện chưa tốt công tác khai báo, điều tra, lập biên bản TNLĐ, báo cáo tình hình TNLĐ theo quy định, do vậy để quá thời hạn quy định, khi hoàn thiện hồ sơ giải quyết chế độ BHXH thì không giải quyết được; việc quản lý và thực hiện các quy định về BNN còn thiếu chặt chẽ; việc xác định BNN của cơ quan có thẩm quyền trong một số trường hợp còn chưa đúng quy định, chưa đủ căn cứ nên khi tiếp nhận hồ sơ tuy đầy đủ nhưng chưa giải quyết được.

Trước những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết chế độ, chính sách cho người bị TNLĐ-BNN, chúng tôi xin kiến nghị giải pháp sau:

1. Phải tổng kết, đánh giá chính sách hiện hành về chế độ, chính sách TNLĐ-BNN để sửa đổi, bổ sung những nội dung chưa phù hợp, chưa có quy định hoặc chưa cụ thể trong các văn bản pháp luật, nhất là quy định về hồ sơ hưởng chế độ sao cho phù hợp, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ đối với từng trường hợp.

2. Các văn bản hướng dẫn dưới luật cần có quy định chi tiết về các trường hợp được xác định là TNLĐ-BNN; các trường hợp bị tai nạn, mắc bệnh không được hưởng chế độ TNLĐ-BNN; các trường hợp phát sinh trong quá trình thực hiện thì báo cáo về đầu mối nào chủ trì để xem xét, giải quyết (Vụ BHXH, Cục ATLĐ).

3. Rà soát lại các văn bản hiện hành về quy định lập thủ tục hồ sơ, trách nhiệm, quyền hạn, của từng cơ quan, đơn vị trong việc quản lý liên quan đến TNLĐ-BNN để bổ sung, sửa đổi cho đầy đủ, làm căn cứ giải quyết đảm bảo chế độ cho người lao động khi bị TNLĐ-BNN, tránh lạm dụng về hưởng TNLĐ-BNN.

4. Bộ Lao động chủ trì phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan nghiên cứu ban hành văn bản quy định về hồ sơ, giấy tờ xác định tai nạn đối với người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi làm trong trường hợp ở nơi vùng sâu, xa không gần nơi dân cư, trụ sở công an, trường hợp tai nạn cần cấp cứu ngay hoặc tại lúc bị tai nạn thì bình thường sau đó mới phát hiện bị thương; trường hợp bị tai nạn khác trên đường đi (đổ cây, đổ tường, chó cắn, ong đốt,…).

5. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến chính sách, quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động để thực hiện tốt Luật Lao động, Luật BHXH, trong đó có các quy định liên quan đến TNLĐ-BNN, nhất là các đơn vị sử dụng lao động mới thành lập, đơn vị thường xảy ra TNLĐ và mắc BNN.

6. Các cơ sở y tế có thẩm quyền trong việc xác định BNN, giám định mức suy giảm khả năng lao động do bị TNLĐ –BNN phải thực hiện đảm bảo chặt chẽ đầy đủ, đúng quy định.

7. Tiếp tục nghiên cứu về quỹ bồi thường TNLĐ-BNN để giảm khó khăn cho các đơn vị sử dụng lao động hay bị xảy ra TNLĐ và mắc BNN.

8. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về ATVSLĐ nói chung, thực hiện chế độ, chính sách TNLĐ-BNN nói riêng tại các đơn vị sử dụng lao động, các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến giải quyết hưởng chế độ TNLĐ-BNN, kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm, đảm bảo quyền lợi của người lao động, tránh lạm dụng qu

Theo Bộ lao động Thương Binh và Xã Hội