Chùm ảnh: Những loài Linh trưởng đang có nguy cơ tuyệt chủng

09/08/2012 06:55
Đ.H (tổng hợp/Nguồn: Internet và báo mạng)
(GDVN) - Các nhà khoa học thuộc Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cho biết sự phá hủy môi trường sống, săn bắn và buôn bán thương mại bất hợp pháp là những mối đe dọa tới loài Linh trưởng. Hiện chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng và cực kỳ nguy cấp. Dưới đây là hình ảnh một số loài Linh trưởng đang có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Voọc chà vá chân xám Pygathrix cinerea được tìm thấy ở Việt Nam . Ở châu Á, gần 70% số loài linh trưởng được phân loại trong sách đỏ của IUCN là “dễ bị tổn thương, đang nguy cấp hoặc cực kỳ nguy cấp”.
Voọc chà vá chân xám Pygathrix cinerea được tìm thấy ở Việt Nam . Ở châu Á, gần 70% số loài linh trưởng được phân loại trong sách đỏ của IUCN là “dễ bị tổn thương, đang nguy cấp hoặc cực kỳ nguy cấp”. 
Tại Việt Nam và Campuchia, khoảng 90% các loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng . Ảnh: Tilo Nadler.
Tại Việt Nam và Campuchia, khoảng 90% các loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng . Ảnh: Tilo Nadler.
Voọc Cát Bà (voọc đầu vàng) Trachypithecus poliocephalus là loài linh trưởng đặc hữu sống trên đảo Cát Bà, Hải Phòng, đông bắc Việt Nam. Các nhà khoa học ước tỉnh chỉ còn 60-70 cá thể voọc Cát Bà - Ảnh: ARKIVE.
Voọc Cát Bà (voọc đầu vàng) Trachypithecus poliocephalus là loài linh trưởng đặc hữu sống trên đảo Cát Bà, Hải Phòng, đông bắc Việt Nam. Các nhà khoa học ước tỉnh chỉ còn 60-70 cá thể voọc Cát Bà - Ảnh: ARKIVE.
Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri), loài linh trưởng cỡ lớn thuộc họ Khỉ Cựu thế giới, là loài đặc hữu của Việt Nam. Là một loài đặc hữu quý hiếm có trong “Sách Đỏ” của Việt Nam và Thế Giới cần được bảo vệ. Đây là một trong năm loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức toàn cầu. (nguồn: thegioimuonloai).
Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri), loài linh trưởng cỡ lớn thuộc họ Khỉ Cựu thế giới, là loài đặc hữu của Việt Nam. Là một loài đặc hữu quý hiếm có trong “Sách Đỏ” của Việt Nam và Thế Giới cần được bảo vệ. Đây là một trong năm loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức toàn cầu. (nguồn: thegioimuonloai).
Voọc mông trắng được nuôi tại khu bảo tồn quốc gia Cúc Phương.
Voọc mông trắng được nuôi tại khu bảo tồn quốc gia Cúc Phương. 
Dân số vượn mào đen phương Đông Nomascus nasutus chỉ còn khoảng 110 cá thể, sống ở đông bắc Việt Nam. (nguồn: thegioimuonloai).
Dân số vượn mào đen phương Đông Nomascus nasutus chỉ còn khoảng 110 cá thể, sống ở đông bắc Việt Nam. (nguồn: thegioimuonloai).
Vượn đen má vàng Nomascus gabriellae được tìm thấy ở Đông Nam Á hiện đã được nâng mức phân loại từ dễ bị tổn thương đến nguy cấp. Các quần thể vượn và voọc tại khu vực này đã giảm xuống đáng kể do mất nhanh môi trường sống, săn bắn nhằm đáp ứng cho nhu cầu vật nuôi thương mại và bào chế các loại thuốc cổ truyền Trung Quốc - Ảnh: Sterling Zumbrunn.
Vượn đen má vàng Nomascus gabriellae được tìm thấy ở Đông Nam Á hiện đã được nâng mức phân loại từ dễ bị tổn thương đến nguy cấp. Các quần thể vượn và voọc tại khu vực này đã giảm xuống đáng kể do mất nhanh môi trường sống, săn bắn nhằm đáp ứng cho nhu cầu vật nuôi thương mại và bào chế các loại thuốc cổ truyền Trung Quốc - Ảnh: Sterling Zumbrunn.
Có chưa đầy 320 cá thể vượn mông trắng Trachypithecus delacouri - loài linh trưởng hiếm nhất và nguy cấp nhất - chỉ được tìm thấy vùng Bắc Trung bộ, Việt Nam - Ảnh: ARKIVE.
Có chưa đầy 320 cá thể vượn mông trắng Trachypithecus delacouri - loài linh trưởng hiếm nhất và nguy cấp nhất - chỉ được tìm thấy vùng Bắc Trung bộ, Việt Nam - Ảnh: ARKIVE.
Voọc mũi hếch Bắc Bộ hay còn gọi là cà đác (Rhinopithecus avunculus) là một loài vượn có đuôi dài và lỗ mũi hếch ngược. Đây là loại đặc hữu của Việt Nam. Khu vực chính mà Voọc mũi hếch sinh sống là Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang và Chạm Chu tỉnh Tuyên Quang, hiện có khoảng 250 cá thể trên toàn thế giới. Voọc mũi hếch nằm trong Sách đỏ Việt Nam.
Voọc mũi hếch Bắc Bộ hay còn gọi là cà đác (Rhinopithecus avunculus) là một loài vượn có đuôi dài và lỗ mũi hếch ngược. Đây là loại đặc hữu của Việt Nam. Khu vực chính mà Voọc mũi hếch sinh sống là Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang và Chạm Chu tỉnh Tuyên Quang, hiện có khoảng 250 cá thể trên toàn thế giới. Voọc mũi hếch nằm trong Sách đỏ Việt Nam.
Vượn đen Đông Bắc hay vượn mào đen phương Đông (Nomascus nasutus) là một loài vượn từng phân bố rộng rãi ở Trung Quốc và Việt Nam. Vượn đen Đông Bắc là loài linh trưởng hiếm nhất và bị đe dọa nhất trên thế giới. (nguồn:thegioimuonloai).
Vượn đen Đông Bắc hay vượn mào đen phương Đông (Nomascus nasutus) là một loài vượn từng phân bố rộng rãi ở Trung Quốc và Việt Nam. Vượn đen Đông Bắc là loài linh trưởng hiếm nhất và bị đe dọa nhất trên thế giới. (nguồn:thegioimuonloai).
Voọc Chà vá chân nâu - Nữ hoàng của loài linh trưởng - tại KBTTN Sơn Trà - Ảnh do nhóm nghiên cứu của Tổ chức Bảo tồn voọc Chà vá quốc tế tại Việt Nam (DLF) cung cấp
Voọc Chà vá chân nâu - Nữ hoàng của loài linh trưởng - tại KBTTN Sơn Trà - Ảnh do nhóm nghiên cứu của Tổ chức Bảo tồn voọc Chà vá quốc tế tại Việt Nam (DLF) cung cấp
Một số con non trong các đàn voọc Chà vá chân nâu ở KBTTN Sơn Trà.
 Một số con non trong các đàn voọc Chà vá chân nâu ở KBTTN Sơn Trà.
Khỉ lùn Tarsius (Tarsius tumpara) là động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất, nó ở trên đảo nhỏ Siau không được bảo vệ và bị săn bắt tràn lan để làm thức ăn, hiện còn khoảng dưới 1000 cá thể theo báo cáo từ 2008. (nguồn: thegioimuonloai).
Khỉ lùn Tarsius (Tarsius tumpara) là động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất, nó ở trên đảo nhỏ Siau không được bảo vệ và bị săn bắt tràn lan để làm thức ăn, hiện còn khoảng dưới 1000 cá thể theo báo cáo từ 2008. (nguồn: thegioimuonloai).
Culi lùn Java (Nycticebus javanicus), có nguồn gốc từ Java của Indonesia. Dân số hiện nay chưa xác định được. (nguồn: thegioimuonloai).
Culi lùn Java (Nycticebus javanicus), có nguồn gốc từ Java của Indonesia. Dân số hiện nay chưa xác định được. (nguồn: thegioimuonloai).
Đười ươi Sumatra (Pongo abelii). Là loài lười ươi đặc hữu của Sumatra, Indonesia. Dân số hiện nay ước tính còn khoảng 6600 cá thể. (nguồn: thegioimuonloai).
Đười ươi Sumatra (Pongo abelii). Là loài lười ươi đặc hữu của Sumatra, Indonesia. Dân số hiện nay ước tính còn khoảng 6600 cá thể. (nguồn: thegioimuonloai).

Đ.H (tổng hợp/Nguồn: Internet và báo mạng)