Đảng đối lập ĐL bất ngờ ủng hộ Mã Anh Cửu leo thang trên Biển Đông

06/09/2012 19:34
Anh Vũ (Nguồn China Times)
(GDVN) - Khi Đài Loan đang thấy sự khó khăn để bảo vệ chủ quyền đối với các đảo bằng sức mạnh quân sự hạn chế của mình, các chiến lược gia tại Đài Loan muốn Đài Bắc thiết lập một cơ chế tin cậy lẫn nhau về quân sự với Trung Quốc.
Tờ China Times (Đài Loan) ngày 6/9 đã xuất bản một bài xã luận bày tỏ quan điểm của một bộ phận học giả mong muốn Đài Bắc và Bắc Kinh thiết lập sự tin cậy lẫn nhau về mặt quân sự trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông, biển Hoa Đông đang leo thang. 
Đài Loan diễn tập bắn đạn thật trái phép trên đảo Ba Bình - một động thái thu hút sự quan tâm và ủng hộ bất ngờ của Đảng Dân chủ Tiến bộ đối lập.
Đài Loan diễn tập bắn đạn thật trái phép trên đảo Ba Bình - một động thái thu hút sự quan tâm và ủng hộ bất ngờ của Đảng Dân chủ Tiến bộ đối lập.

China Times cho hay, khi căng thẳng gia tăng xung quanh tranh chấp đảo ở các vùng Biển Đông và Hoa Đông, Đài Loan đang cảm thấy thực sự khó khăn về sức mạnh quân sự hạn chế của mình.
Hiện tại, cả đảng Quốc Dân cầm quyền và đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) đối lập đều thống nhất và tỏ ra tập trung, quan tâm cao độ đối với việc kiểm soát đảo Ba Bình, (đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền cua Việt Nam bị Đài Loan dùng vũ lực chiếm đoạt - PV). Do đó, một nhóm học giả Đài Loan nhắc lại rằng, Đài Bắc và Bắc Kinh cần thiết lập một cơ chế thí điểm lòng tin lẫn nhau về quân sự ở Biển Đông.
Đối với những tuyên bố chủ quyền cũng như hoạt động tranh chấp lãnh thổ đang leo thang gay gắt trên nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông giữa Đài Loan, Trung Quốc và Nhật Bản thì thái độ của DPP tỏ ra rất thờ ơ, nhưng DPP lại quan tâm một cách khác thường tới đảo Ba Bình, bãi Bàn Than trên Biển Đông.

Nữ Nghị sĩ đảng Dân chủ Tiến bộ đối lập ở Đài Loan (thứ 2 từ trái sang) đồng ý đi theo Lâm Úc Phương ra Ba Bình, sau đó chủ động kêu gọi tái triển khai lực lượng thủy quân lục chiến thay thế cảnh sát biển đồn trú trái phép trên đảo này
Nữ Nghị sĩ đảng Dân chủ Tiến bộ đối lập ở Đài Loan  (thứ 2 từ trái sang) đồng ý đi theo Lâm Úc Phương ra Ba Bình, sau đó chủ động kêu gọi tái triển khai lực lượng thủy quân lục chiến thay thế cảnh sát biển đồn trú trái phép trên đảo này

Các Nghị sĩ DPP đã đồng ý đi cùng với Lâm Úc Phương, Nghị sĩ Quốc dân đảng cầm quyền để theo dõi hoạt động diễn tập bắn thử cối 81 (trái phép, làm phức tạp tình hình Biển Đông) của cảnh sát biển Đài  Loan trên đảo Ba Bình hôm 4/9. Sau khi từ Ba Bình trở về, chính viên Nghị sĩ này cũng chủ động đề xuất tăng quân, tái triển khai thủy quân lục chiến tại Ba Bình và bãi Bàn Than bất kể những chỉ trích từ Mỹ.
Những hành động này cho thấy DPP đã quan tâm trong việc bảo vệ tuyên bố cái gọi là "chủ quyền" phi lý, phi pháp và vô hiệu của Đài Loan trên Biển Đông - Trường Sa hơn nhiều so với Senkaku/Điếu Ngư.
Liên quan tới những hòn đảo tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo, Mã Anh Cửu về mặt ngoại giao khôn khéo từ chối đứng cùng phe với Trung Quốc và đưa ra cái gọi là "sáng kiến hòa bình trên biển Hoa Đông" trong khi DPP đã không thể hiện lập trường rõ rệt.

Mã Anh Cửu đột ngột đổi thay đổi chính sách đối với Biển Đông từ im lặng chờ thời sang leo thang, gây hấn
Mã Anh Cửu đột ngột đổi thay đổi chính sách đối với Biển Đông từ im lặng chờ thời sang leo thang, gây hấn

Cho rằng Đài Loan thiếu sức mạnh quân sự để bảo vệ cái gọi là "chủ quyền" đối với Senkaku/Điếu Ngư và đảo Ba Bình - Trường Sa, các chiến lược gia tại Đài Loan bình luận rằng Đài Bắc cần thiết lập một cơ chế tin cậy lẫn nhau về quân sự với Trung Quốc. Tuy nhiên, do áp lực từ Mỹ và DPP, Mã Anh Cửu đã không được thực hiện bất kỳ động thái công khai nào theo hướng này.
Một cơ chế tin cậy công khaiy sẽ liên quan đến việc thành lập một đường dây nóng, một hệ thống báo cáo tai nạn quân sự, phòng ngừa xung đột và trung tâm điều khiển cho hai bên, trao đổi nhân viên quân sự, thông tin liên lạc và đối thoại giữa các nhà lãnh đạo quân sự, một cơ chế tham vấn để tăng cường an toàn hàng hải quân sự và trao đổi thông tin an toàn khu vực.
Trước đó, Đài Loan và Trung Quốc đã thảo luận một cơ chế công khai tin cậy lẫn nhau về quân sự nhưng không thành công do sự phản đối từ Mỹ và DPP.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. 

Trong quá trình học tập, công tác, giao lưu quý độc giả nào phát hiện các tài liệu (bản đồ, sách giáo khoa, thư tịch, phim ảnh, quảng cáo...) của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông có dấu hiệu chứng minh 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không phải của Trung Quốc, xin vui lòng cung cấp thông tin cho chúng tôi theo địa chỉ quocte@giaoduc.net.vn. Chân thành cảm ơn độc giả!


Anh Vũ (Nguồn China Times)