Điểm tin tình hình Biển Đông 24 giờ qua

12/08/2012 21:19
Nguyễn Hường (tổng hợp)
(GDVN) - Học giả Philippines đưa ra luận thuyết "Quả đấm thép" đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông; Trong việc giành lại chủ quyền ở Biển Đông, chúng ta đang có nhiều lợi thế bởi Trung Quốc không có "địa lợi" và thiếu cả nhân hòa; Tàu sân bay Thi Lang mà Trung Quốc dự định kéo ra Biển Đông chỉ là hình nộm...

Có thể bạn quan tâm
> Tra cứu ĐIỂM THI ĐH-CĐ 2012 nhanh, chính xác nhất
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông 

1. Theo nhận định của Thạc sĩ Hoàng Việt Giảng viên Đại học Luật TP.HCM, nhà nghiên cứu các tranh chấp trên biển Đông, đồng thời là thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông kiêm cố vấn học thuật của Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa: 
Bình minh trên biển (Ảnh: K.N/Lao động)
Bình minh trên biển (Ảnh: K.N/Lao động)

"Việc nói một chính quyền khác “câm mồm” là điều rất ít khi thấy trong các tuyên bố ngoại giao, nó phản ánh sự phức tạp trong các nhóm chính trị và lợi ích của chính quyền Trung Quốc, trong đó, thể hiện sự hung hăng của nhóm “diều hâu” quân sự đang chi phối chính sách đối ngoại của Trung Quốc". (Mời đọc thêm trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam
2. Việc Trung Quốc đưa tàu sân bay Thi Lang vào trực chiến sẽ chỉ có ý nghĩa tượng trưng cho việc Trung Quốc được gia nhập nhóm nhỏ các nước có tàu sân bay và tăng cường sự răn đe của mình trên Biển Đông chứ không thực sự là bằng chứng chứng minh rằng Trung Quốc đã làm chủ được sức mạnh của chiến hạm này - ông Lâm Úc Phương, Nghị sĩ Quốc dân đảng cầm quyền ở Đài Loan cho biết. (Mời đọc thêm trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam)
Ông Lâm Úc Phương
Ông Lâm Úc Phương

3. Theo nhà phân tích Art Villasanta của tờ Philippine Daily Inquirer nhận định, bằng cách liên minh lại với nhau tạo thành "Quả đấm thép", các bên có tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông với Trung Quốc có thể sẽ gia tăng sức mạnh để dập tắt các hành động hung hăng của Bắc Kinh trong vấn đề này. (Mời đọc thêm trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam)
Trung Quốc liên tục tăng cường sức mạnh, các hoạt động quân sự trên Biển Đông trong những năm qua, kết hợp với các động thái leo thang căng thẳng gần đây, các bên liên quan không khỏi lo ngại
Trung Quốc liên tục tăng cường sức mạnh, các hoạt động quân sự trên Biển Đông trong những năm qua, kết hợp với các động thái leo thang căng thẳng gần đây, các bên liên quan không khỏi lo ngại

4. Trong chuyến thăm Indonesia hôm 10/8, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã bày tỏ quan điểm rằng Trung Quốc vẫn sẵn sàng đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) với ASEAN. 

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) và Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) và Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa

Giới quan sát nhận định rằng, bằng chuyến thăm 3 nước ASEAN (gồm Indonesia, Brunei, Malaysia) lần này của ông Dương, Trung Quốc đang thăm dò thái độ của các quốc gia thành viên ASEAN về vấn đề Biển Đông trong bối cảnh nước này liên tục vấp phải sự chỉ trích từ các quốc gia khác cũng như giới học giả trong và ngoài nước. (Theo CAND)
5. "Tạp chí Âu-Á" số ra mới đây nhận định, những hoạt động gần đây của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như sự phát triển ngày càng tăng và thái độ hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông đang khiến thế đối đầu giữa hai cường quốc này ngày càng căng thẳng và dẫn đến nguy cơ bùng nổ một cuộc Chiến tranh lạnh mới. (Theo PL&XH)

Nhiều nước bất bình vì tàu Hải giám Trung Quốc ngang nhiên làm mưa làm gió trên Biển Đông.
Nhiều nước bất bình vì tàu Hải giám Trung Quốc ngang nhiên làm mưa làm gió trên Biển Đông.

5. Chuyên gia Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu đã đưa ra một loạt phân tích về mưu đồ cũng như những bất lợi của Trung Quốc.
Chuyên gia Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu
Chuyên gia Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu

Theo ông, những động thái của Trung Quốc trên biển và trên bàn đàm phán trong hai năm qua cho thấy Bắc Kinh đang dần hiện thực hóa mưu đồ muốn kiểm soát Biển Đông, bất chấp sự phản ứng của các láng giềng cũng như cộng đồng quốc tế. Nhưng trong việc giành lại chủ quyền ở Biển Đông, chúng ta đang có nhiều lợi thế bởi Trung Quốc không có "địa lợi" và thiếu cả nhân hòa là các đồng minh. (Theo ANTĐ)
Nguyễn Hường (tổng hợp)