Giải mã biệt danh của những trùm giang hồ khét tiếng (P2)

17/05/2012 06:44
(Tổng hợp từ CAND)
(GDVN) - Mỗi biệt danh đều gắn với một câu chuyện thú vị về cuộc đời của trùm giang hồ khét tiếng.
Đại tá Nguyễn Kim Tây, Liên đoàn trưởng Biệt động quân tổng trừ bị quân đội Sài Gòn, trong chuyến hành quân sang Campuchia quyết định tìm lấy một vệ sĩ "ngon" theo cách tướng cao bồi Nguyễn Cao Kỳ. Ông ta xuống tận các tiểu đoàn trực thuộc và sau một hồi kén cá chọn canh, bèn chỉ ngay chóc Hiển Ly. Với gương mặt ma chê quỷ hờn, sẹo chằng chịt và có vẻ nhanh nhẹn, Hiển Ly theo "ông thầy" ra trận. Ngay ngày đầu tiên, loạt đạn pháo 130 ly nã vào bộ chỉ huy, tất cả đều nháo nhào tìm chỗ trốn. (ảnh mang tính chất minh họa)
Đại tá Nguyễn Kim Tây, Liên đoàn trưởng Biệt động quân tổng trừ bị quân đội Sài Gòn, trong chuyến hành quân sang Campuchia quyết định tìm lấy một vệ sĩ "ngon" theo cách tướng cao bồi Nguyễn Cao Kỳ. Ông ta xuống tận các tiểu đoàn trực thuộc và sau một hồi kén cá chọn canh, bèn chỉ ngay chóc Hiển Ly. Với gương mặt ma chê quỷ hờn, sẹo chằng chịt và có vẻ nhanh nhẹn, Hiển Ly theo "ông thầy" ra trận. Ngay ngày đầu tiên, loạt đạn pháo 130 ly nã vào bộ chỉ huy, tất cả đều nháo nhào tìm chỗ trốn. (ảnh mang tính chất minh họa)
Dứt trận pháo, Đại tá Tây không thấy ông vệ sĩ "ngon" của mình đâu. Tìm mãi mới bắt gặp Hiển Ly trong giao thông hào, run như con thằn lằn vừa đứt đuôi. Khi được chất vấn, tay giang hồ Phú Lâm có gương mặt cỡ Bảy Viễn gặp cũng chẳng dám nhìn thẳng… cho biết: (ảnh mang tính chất minh họa)
Dứt trận pháo, Đại tá Tây không thấy ông vệ sĩ "ngon" của mình đâu. Tìm mãi mới bắt gặp Hiển Ly trong giao thông hào, run như con thằn lằn vừa đứt đuôi. Khi được chất vấn, tay giang hồ Phú Lâm có gương mặt cỡ Bảy Viễn gặp cũng chẳng dám nhìn thẳng… cho biết: (ảnh mang tính chất minh họa)
Biệt danh Hiển Ly có từ năm 13 tuổi. Một ngày đẹp trời nọ, trong xóm có đám đánh nhau, cậu bé Hiển núp sau cây cột nhà để xem cho tỏ trường náo nhiệt. Nào ngờ một cái ly quên địa chỉ, bay thẳng vào mặt, sinh hậu quả trầm trọng. Ngoài ra, Hiển vốn dĩ vào lính để làm oai trong xóm, chẳng gan dạ máu me gì!(ảnh mang tính chất minh họa)
Biệt danh Hiển Ly có từ năm 13 tuổi. Một ngày đẹp trời nọ, trong xóm có đám đánh nhau, cậu bé Hiển núp sau cây cột nhà để xem cho tỏ trường náo nhiệt. Nào ngờ một cái ly quên địa chỉ, bay thẳng vào mặt, sinh hậu quả trầm trọng. Ngoài ra, Hiển vốn dĩ vào lính để làm oai trong xóm, chẳng gan dạ máu me gì!(ảnh mang tính chất minh họa)
Thọ Đại úy, con Tư Sẩm, cháu ruột Năm Cam, chưa hề có một ngày khoác áo lính. Biệt danh "Đại-úy" ra đời từ hẻm 148 Tôn Đản, khi Thọ còn là thằng nhóc vắt mũi chưa sạch. Với lỗ tai giảo (vảnh) nhất xóm, lũ trẻ trứng gà trứng vịt bèn lấy nhân vật phản diện trong vở cải lương "Tìm lại cuộc đời" là Đại úy Gian Thành Giảo đặt cho Thọ. Gọi dài khó nhớ, thế là gọi tắt thành Thọ đại úy!
 Thọ Đại úy, con Tư Sẩm, cháu ruột Năm Cam, chưa hề có một ngày khoác áo lính. Biệt danh "Đại-úy" ra đời từ hẻm 148 Tôn Đản, khi Thọ còn là thằng nhóc vắt mũi chưa sạch. Với lỗ tai giảo (vảnh) nhất xóm, lũ trẻ trứng gà trứng vịt bèn lấy nhân vật phản diện trong vở cải lương "Tìm lại cuộc đời" là Đại úy Gian Thành Giảo đặt cho Thọ. Gọi dài khó nhớ, thế là gọi tắt thành Thọ đại úy!
Hiệp Phò mã lại là một kiểu khác. Khi còn là một anh chàng cà lơ phất phơ theo bố vợ là Năm Cam bán sơn ở cầu Calmet, bạn bè đem chuyện "mơ làm hoàng đế giang hồ" của ông Năm ra chế giễu, bèn phong chức "phò mã" cho Hiệp.
Hiệp Phò mã lại là một kiểu khác. Khi còn là một anh chàng cà lơ phất phơ theo bố vợ là Năm Cam bán sơn ở cầu Calmet, bạn bè đem chuyện "mơ làm hoàng đế giang hồ" của ông Năm ra chế giễu, bèn phong chức "phò mã" cho Hiệp.
Nhưng nếu gọi Hiệp bằng biệt danh này trước mặt Năm Cam, khó tránh khỏi việc ông trùm khó chịu, tai họa khó lường!
Nhưng nếu gọi Hiệp bằng biệt danh này trước mặt Năm Cam, khó tránh khỏi việc ông trùm khó chịu, tai họa khó lường!
Tèo Búa, một giang hồ gốc thủy quân lục chiến ở khu ngã ba Ông Tạ, đàn em Sơn Đảo, có chữ Búa gắn vào tên là do chuyên lận búa Tomahawk, loại búa chiến chuyên dùng của dân da đỏ Apache trong quân đội Mỹ, đi chém lộn. Tên thật Phạm Văn Nữ của Tèo Búa không được dùng vì… mềm quá.
Tèo Búa, một giang hồ gốc thủy quân lục chiến ở khu ngã ba Ông Tạ, đàn em Sơn Đảo, có chữ Búa gắn vào tên là do chuyên lận búa Tomahawk, loại búa chiến chuyên dùng của dân da đỏ Apache trong quân đội Mỹ, đi chém lộn. Tên thật Phạm Văn Nữ của Tèo Búa không được dùng vì… mềm quá.
Tâm Cá voi, một sát thủ nhứt nhì của Luông Điếc và Năm Cam, tên thật là Nguyễn Văn Thanh sinh năm 1961 ở hẻm 100 Đinh Tiên Hoàng, Bình Thạnh, có hỗn danh chỉ vì hình xăm con cá voi tổ bố ngay bụng. Hài hước hơn, gã còn xăm một mạng nhện ở vành tai và một đầu cọp ở… lưỡi!
Tâm Cá voi, một sát thủ nhứt nhì của Luông Điếc và Năm Cam, tên thật là Nguyễn Văn Thanh sinh năm 1961 ở hẻm 100 Đinh Tiên Hoàng, Bình Thạnh, có hỗn danh chỉ vì hình xăm con cá voi tổ bố ngay bụng. Hài hước hơn, gã còn xăm một mạng nhện ở vành tai và một đầu cọp ở… lưỡi!
Thu Chuột, một chị hai giang hồ có số ở Bình Thạnh thì xăm một bầy chuột từ cẳng chân lên tận… phía trên, nên trở thành biệt danh. Trang Chùa, con Luông Điếc - Hà Trề thì biệt danh xuất phát từ một lần đi chơi về khuya bị Luông Điếc cạo đầu chùa. Thế là thành danh! (ảnh mang tính minh họa)
Thu Chuột, một chị hai giang hồ có số ở Bình Thạnh thì xăm một bầy chuột từ cẳng chân lên tận… phía trên, nên trở thành biệt danh. Trang Chùa, con Luông Điếc - Hà Trề thì biệt danh xuất phát từ một lần đi chơi về khuya bị Luông Điếc cạo đầu chùa. Thế là thành danh! (ảnh mang tính minh họa)
(Tổng hợp từ CAND)