Hợp tác Nga -Trung Quốc và thách thức tại khu vực cửa ngõ phía Đông

06/06/2012 14:27
Nguyễn Hường (nguồn Reuters)
(GDVN) - Trong nỗ lực làm giảm "ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, Moscow đã cố gắng tăng cường sự hiện diện chính trị trong khu vực" cửa ngõ phía Đông của mình.
Khi Nga khai trương cây cầu một tỷ đô la trên bờ biển Thái Bình Dương vào mùa hè này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ hy vọng rằng nó có thể giúp nước này kết nối hòn đảo 5.000 dân với đất liền.

Nga và Trung Quốc đã ký kết nhiều chương trình hợp tác quan trọng trên nhiều lĩnh vực trong ngày đầu tiên diễn ra chuyến thăm Bắc Kinh của ông Putin.
Nga và Trung Quốc đã ký kết nhiều chương trình hợp tác quan trọng trên nhiều lĩnh vực trong ngày đầu tiên diễn ra chuyến thăm Bắc Kinh của ông Putin.

Cây cầu, dài khoảng 1,2 km, kết nối Thái Bình Dương với cửa ngõ chính ở phía đông của Nga - đảo Russky. 
Ngoài ra, ông Putin cũng đã tăng đầu tư cho khu vực Vladivostok, nơi mà 5 năm trước nó được chọn là nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh APEC dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 9 này.
Các động thái của Nga được giới phân tích đánh giá là dấu hiệu cho thấy ông Putin đang hướng tới khu vực này để cân bằng các cơ hội và rủi ro trước sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc và giúp Moscow giành lại ảnh hưởng tại vùng Siberia thưa dân nhưng giàu tài nguyên trước người láng giềng không chỉ là đối tác kinh tế, ngoại giao và còn là đối thủ tiềm năng số 1 của mình tại khu vực.
"Nếu Peter Đại Đế còn sống ngày hôm nay, ông sẽ dời thủ đô đến Vladivostok chứ không phải là St Petersburg" - ông Dmitry Trenin, một thành viên nhóm think-tank thuộc Trung tâm Carnegie Moscow cho biết khi đề cập đến việc các Sa hoàng ở thế kỷ 18 đã đẩy nước Nga tiến sâu vào trung tâm của châu Âu.

Trung Quốc không chỉ là đối tác kinh tế, ngoại giao và còn là đối thủ tiềm năng số 1 của Nga tại khu vực biên giới phía đông.
Trung Quốc không chỉ là đối tác kinh tế, ngoại giao và còn là đối thủ tiềm năng số 1 của Nga tại khu vực biên giới phía đông.

"Thái Bình Dương tương đương với biển Baltic trong thế kỷ 18... Tuy nhiên, Nga cần chuyển hướng chú ý nhiều hơn đến vùng Viễn Đông... Nó vẫn là một thách thức" - ông Trenin nói thêm.

Hợp tác thương mại và đối phó với sự cạnh tranh
Ngay sau khi trở lại điện Kremlin sau 4 năm đảm nhiệm chức Thủ tướng, ông Putin đã chọn chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc, nơi ông gặp chủ tịch Hồ Cẩm Đào và tham gia hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, chỉ một ngày sau khi gặp gỡ các quan chức EU tại St Petersburg hôm 4/6.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo sẽ kết thúc nhiệm kỳ lãnh đạo vào cuối năm nay, nhưng ông Putin vẫn có hy vọng duy trì được mối quan hệ chiến lược với Trung Quốc sau khi thành công trong việc nuôi dưỡng mối quan hệ với Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường - người được dự đoán sẽ thay thế ông Ôn Gia Bảo trong bộ máy lãnh đạo mới.

Cả hai nhà lãnh đạo này đã có cơ hội để hiểu nhau hơn khi ông Lý tới thăm Moscow đầu năm nay.
Tại Bắc Kinh lần này, ông Putin  cũng sẽ có các cuộc hội đàm với ông Lý Khắc Cường và ông Tập Cận Bình, người được dự đoán sẽ là Chủ tịch tiếp theo của Trung Quốc. 

Moscow hy vọng sẽ hoàn tất một thỏa thuận mua bán khí đốt tự nhiên đã được đàm phán nhiều năm qua với Bắc Kinh.
Moscow hy vọng sẽ hoàn tất một thỏa thuận mua bán khí đốt tự nhiên đã được đàm phán nhiều năm qua với Bắc Kinh. 

Trong số các cuộc đàm phán giữa Nga (quốc gia sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới) và Trung Quốc (quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới) sẽ diễn ra tại chuyến thăm lần này, Moscow hy vọng sẽ hoàn tất một thỏa thuận mua bán khí đốt tự nhiên đã được đàm phán nhiều năm qua với Bắc Kinh. 

Ngoài ra, chuyến đi của ông Putin cũng hướng mục tiêu tới việc ký kết các thỏa thuận thương mại song phương trị giá hàng tỷ đô la trên nhiều lĩnh vực với Trung Quốc.
Kinh ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã tăng ít nhất 40% mỗi năm trong vòng 2 năm qua và các quan chức Moscow dự báo mục tiêu đạt 100 tỷ USD thương mại song phương vào năm 2015 có thể sẽ được hoàn thành trước hạn.
Tuy nhiên, không chỉ trông thấy lợi ích từ hợp tác thương mại song phương, nước Nga còn nhìn thấy rõ sự mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc tại một số khu vực của Nga, đặc biệt là các khu vực gần biên giới, nơi hàng hóa Trung Quốc sản xuất đang bày ngập các kệ của các cửa hàng tạp hóa địa phương.

Bên cạnh đó, Nga cũng lo ngại rằng Bắc Kinh đang trở thành một thách thức đối với quyền làm chủ trên chính mảnh đất của mình tại khu vực Siberia thưa người.

Nga cũng đã nhận rõ sự mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc tại Siberia.
Nga cũng đã nhận rõ sự mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc tại Siberia.

"Nga có một người hàng xóm đang trưởng thành hơn, mạnh hơn về kinh tế và vùng lãnh thổ phía đông của Nga đang hướng đến cường quốc láng giềng. Theo nghĩa đen, họ đang trở thành một phần phụ cho ngành công nghiệp ngày càng tăng trưởng của Trung Quốc" - ông Trenin nhận định.
Trong nỗ lực làm giảm "ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, Moscow đã cố gắng tăng cường sự hiện diện chính trị của mình trong khu vực" thông qua việc Chính phủ Nga mới đã lần đầu tiên bổ nhiệm chức Bộ trưởng Bộ phát triển Viễn Đông.
Ngoài ra, Moscow cũng thành lập một công ty nhà nước với mục đích khai thác các nguồn lực của vùng Viễn Đông. 
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng trong cách tiếp cận mối quan hệ Nga-Trung vẫn còn thiếu một kế hoạch tổng thể.

Ông Putin vẫn thiếu sách lược đối với sự mở rộng ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc tại Nga?
Ông Putin vẫn thiếu sách lược đối với sự mở rộng ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc tại Nga?

"Putin hiểu tầm quan trọng của việc đối phó với Trung Quốc - do đó đã thành lập bộ mới. Tuy nhiên, ông không có đầu mối về việc làm thế nào để đối phó với điều đó" - ông ông Pavel Baev, một nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu hòa bình Oslo nhận định.
Trong nỗ lực tăng cường sự hiện diện của Nga tại vùng biên giới phía Đông của mình, Moscow đã đẩy mạnh hoạt động di dân tới đây. Các chương trình gần đây nhất của chính phủ Nga đã đưa 400 hộ gia đình từ khắp đất nước tới Viễn Đông định cư.
Ngoài ra, Moscow còn kế hoạch tăng cường an ninh biên giới bằng kế hoạch tiến hành đào tạo quân đoàn khu vực Cossacks. Các phương tiện truyền thông Nga dẫn các tài liệu tham khảo cho biết, đây là mô hình lực lượng an ninh biên giới chính thức đã từng được các Sa hoàng sử dụng để đẩy lùi kẻ thù.
Bên cạnh đó, Moscow còn củng cố sự hiện diện quân sự của mình ở Viễn Đông thông qua kế hoạch huy động tàu ngầm mới nhất của Hạm đội Thái Bình Dương tới Vladivostok tăng cường an ninh cho đảo Russky. 

"Nga có thể nói về một quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, nhưng họ sẽ không bao giờ là đồng minh trên thực tế bởi vì Trung Quốc tạo ra quá nhiều mối đe dọa tiềm năng của Nga. Nga không thể không bận tâm về Trung Quốc" - Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao phương Tây cho biết.
 
Nguyễn Hường (nguồn Reuters)