Khả năng chống tàu ngầm, Trung Quốc thua xa Ấn Độ

24/09/2011 16:38
Đông Bình (Theo báo Phượng Hoàng)
(GDVN) - So với Ấn Độ, khả năng chống tàu ngầm của Trung Quốc rất hạn chế. Tàu ngầm của đối phương là sát thủ của các loại tàu nổi (như tàu sân bay) của TQ.

Trang mạng “Korea Navy Forum” ngày 20/9 đã có bài viết so sánh sức chiến đấu của hải quân hai nước Trung Quốc và Ấn Độ. Nội dung chính như sau:

Cho dù không tính đến tàu sân bay Varyag (Thi Lang), dù về khả năng tác chiến tổng thể hay trình độ công nghệ, hải quân Trung Quốc đều vượt hải quân Ấn Độ.

Biên đội tàu khu trục mới của Hạm đội Nam Hải - Hải quân Trung Quốc
Biên đội tàu khu trục mới của Hạm đội Nam Hải - Hải quân Trung Quốc

Nhưng, tàu khu trục của hải quân Ấn Độ được lợi từ khả năng chống tàu ngầm của máy bay trực thăng (trang bị cho tàu sân bay) và các biện pháp bảo vệ tương ứng đẳng cấp thế giới, làm cho hải quân Ấn Độ có khả năng chống tàu ngầm đạt trình độ thế giới.

Trong khi đó, trong lĩnh vực không phải mũi nhọn này, Trung Quốc lại giẫm chân tại chỗ quá lâu, đây chính là những hạn chế về trang bị và công nghệ trong quá trình phát triển của hải quân Trung Quốc.

Thứ nhất, biết sáng suốt lựa chọn mua vũ khí đã giúp cho Ấn Độ có được khả năng chống tàu ngầm đi trước trong khu vực.

Tháng 12/2006, Ấn Độ đã đặt mua của Mỹ 6 máy bay trực thăng đã qua sử dụng Sea King.

Máy bay trực thăng Sea King chống tàu ngầm của Ấn Độ
Máy bay trực thăng Sea King chống tàu ngầm của Ấn Độ

Sau khi loạt máy bay trực thăng này được tân trang, tàu Trenton mang theo tàu đổ bộ lớp Austin mua từ Mỹ đã tới Ấn Độ.

Từ rất sớm, Ấn Độ đã nhập loại máy bay trực thăng này từ Anh, và trang bị phổ biến cho tàu khu trục dùng để tác chiến chống tàu ngầm.

Trên thực tế, việc nhập khẩu máy bay trực thăng Sea King đã giúp Ấn Độ có được khả năng chống tàu ngầm dẫn trước khu vực.

Nếu nhìn lịch trình phát triển trang bị máy bay trực thăng cho tàu khu trục, Ấn Độ không những là nước sớm ứng dụng kho chứa máy bay co dãn trên tàu khu trục, đồng thời còn là nước ứng dụng việc bố trí kho chứa máy bay đôi và đường băng lớn trên tàu khu trục.

Tàu khu trục lớp Hiện Đại phóng tên lửa phòng không SA-N-7(9M38M1) của Trung Quốc
Tàu khu trục lớp Hiện Đại phóng tên lửa phòng không SA-N-7(9M38M1) của Trung Quốc

Nếu nhìn vào bối cảnh hải quân Ấn Độ chịu ảnh hưởng lâu dài của phong cách tàu chiến Nga, thì càng có thể nhận ra, họ có được điều đáng quý từ trình độ công nghệ này. Tính năng của trực thăng Sea King rất tiên tiến.

Về mặt vũ khí, nó có thể mang theo gần 400 kg trang bị chống hạm và chống tàu ngầm, có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ tác chiến. Việc bố trí “1 tàu 2 máy bay” hiện nay cũng là tiên tiến.

Điều đáng quý hơn là, Ấn Độ hoàn toàn không dùng biện pháp tiếp tục nhất quán sự phát triển tách biệt các hệ thống con ở các trang bị của nó, mà lấy máy bay trực thăng tương đối mạnh (trang bị cho tàu sân bay) làm khâu then chốt, đã xây dựng hệ thống chống tàu ngầm tương đối hoàn thiện cho toàn bộ tàu chiến.

Điểm này đã được phản ánh ở tàu khu trục lớp Delhi – tàu khu trục nội địa mới nhất của Ấn Độ đã đi vào hoạt động. Hầu như bất cứ ai cũng thừa nhận, vấn đề to lớn của việc thiết kế tổng thể và tương thích điện tử của tàu lớp Delhi đã ảnh hưởng lớn đến tính năng tổng thể.

Tàu khu trục tên lửa lớp Delhi của hải quân Ấn Độ
Tàu khu trục tên lửa lớp Delhi của hải quân Ấn Độ

Nhưng không có ai thừa nhận, tàu khu trục này có khả năng chống tàu ngầm rất mạnh và hoàn thiện (cho dù dưới cái nhìn của hải quân phương Tây).

Thứ hai, sự phát triển khả năng chống tàu ngầm của tàu chiến chủ lực Trung Quốc đối mặt với hạn chế “kép” về trang bị và tư tưởng.

Nếu quan tâm kỹ lưỡng đến các động thái trang bị của hải quân Trung Quốc sẽ phát hiện, trong quá trình phát triển của hải quân Trung Quốc, tàu Thanh Đảo (số 113) – tàu khu trục tên lửa lớp Lữ Hộ (được cho là sản phẩm vạch thời đại) gần đây đã hoàn thành cải tạo và chạy thử.

Tàu khu trục này cũng là tàu áp dụng bố trí kho chứa máy bay đôi duy nhất của trang bị Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Nhưng các hình ảnh sau khi được cải tạo xong cho thấy, chiếc tàu chiến này mặc dù đã giữ lại việc bố trí kho chứa máy bay đôi, nhưng kết cấu tổng thể của kho chứa máy bay hoàn toàn không có sự thay đổi về bản chất.

Tàu khu trục tên lửa lớp Lữ Hộ (052C) của hải quân Trung Quốc
Tàu khu trục tên lửa lớp Lữ Hộ (052C) của hải quân Trung Quốc

Điều này có nghĩa là, tàu chiến loại này sẽ tiếp tục phương thức trang bị của 2 chiếc trực thăng Z-9 trước khi cải tạo. Còn trong chiến đấu thực tế, máy bay trực thăng Z-9 không thể độc lập tác chiến, các nhiệm vụ do thám và tấn công cần do lần lượt một máy bay trực thăng hoàn thành, và điều này trên thực tế là nguyên nhân quan trọng Trung Quốc áp dụng bố trí kho chứa máy bay đôi trên tàu chiến này.

Một khi Trung Quốc sở hữu máy bay trực thăng Ka-28, loại máy bay có thể độc lập hoàn thành tác chiến, họ lập tức khôi phục việc bố trí kho chứa máy bay đơn trên tàu chiến thế hệ mới.

Lẽ nào không thấy được những thành tựu của Ấn Độ? Lẽ nào Trung Quốc không cần lo lắng với mối đe dọa từ dưới nước? Đương nhiên là không phải! Nguyên nhân thực sự ở chỗ, Trung Quốc đứng trước hạn chế “kép” về trang bị và tư tưởng.

Máy bay trực thăng nội địa Z-9 của quân đội Trung Quốc
Máy bay trực thăng nội địa Z-9 của quân đội Trung Quốc

So với máy bay trực thăng Sea King của Ấn Độ, Trung Quốc trên thực tế có máy bay trực thăng cùng cấp thậm chí tốt hơn, đó chính là máy bay trực thăng Super Frelon nhập của Pháp (loại nội địa của Trung Quốc gọi là Z-8), trên thực tế, loại máy bay trực thăng này cũng thực sự từng được sử dụng lâu dài cho tàu chi

Vấn đề ở chỗ, Trung Quốc phải đối mặt lâu dài với vấn đề động cơ và vật liệu then chốt, cộng với sự mất kiểm soát giá thành bởi nhập khẩu mù quáng, làm cho các binh chủng của Trung Quốc hiện vẫn chưa được trang bị 1 chiếc máy bay trực thăng Z-8 sản xuất (hàng loạt) trong nước.

Mà đối với Trung Quốc, nước có thể sản xuất vũ khí hạt nhân, tại sao lại không tiến bộ về máy bay trực thăng? Điều này buộc phải đề cập đến sự lệch lạc, sai lầm về tư tưởng/quan điểm phát triển máy bay trực thăng của Trung Quốc.

Trung Quốc đã mua 14 máy bay trực thăng SA 321 Super Frelon của Pháp. Trung Quốc nội địa hóa loại máy bay này, được gọi là Z-8
Trung Quốc đã mua 14 máy bay trực thăng SA 321 Super Frelon của Pháp. Trung Quốc nội địa hóa loại máy bay này, được gọi là Z-8

Trước khi máy bay trực thăng Z-8 đưa vào biên chế cho quân đội Trung Quốc, Trung Quốc có dự án máy bay trực thăng nội địa đồng cấp, đó là Z-7, nhưng do bị chi phối bởi trình độ công nghệ khi đó, loại máy bay trực thăng này rõ ràng không thể phát triển thành công.

Nhưng Trung Quốc lại không nhìn ra những thành quả công nghệ có liên quan đã đạt được trong quá trình phát triển nó, nên coi thường nhu cầu thực tế của bản thân, mù quáng dựa vào sự hỗ trợ công nghệ ngắn hạn của phương Tây. Do đó, sự thiếu hụt lâu dài máy bay trực thăng, đặc biệt là máy bay trực thăng trang bị cho tàu sân bay là điều chẳng có gì lạ.

Thứ ba, Trung Quốc triệt để từ bỏ ảnh hưởng tư tưởng kiểu Nga về mặt chống tàu ngầm, tham khảo kinh nghiệm của Ấn Độ nâng cao khả năng chống tàu ngầm.

Nếu nói điểm này là vấn đề tự thân của Trung Quốc, thì sự ảnh hưởng quan điểm kiểu Nga là một nhân tố đến từ bên ngoài không thể coi thường.

Trung Quốc chịu ảnh hưởng lớn từ tư duy thiết kế, sản xuất vũ khí của Nga, Đây là hình ảnh tàu sân bay Kuznetsov của Nga, Trung Quốc cũng đang cải tạo một chiếc tương tự, gọi là Varyag/Thi Lang
Trung Quốc chịu ảnh hưởng lớn từ tư duy thiết kế, sản xuất vũ khí của Nga, Đây là hình ảnh tàu sân bay Kuznetsov của Nga, Trung Quốc cũng đang cải tạo một chiếc tương tự, gọi là Varyag/Thi Lang

Trong khi đó, trên cơ sở không phủ định phong cách chế tạo tàu chiến kiểu Nga, không gây ảnh hưởng đến tính năng tổng thể của tàu chiến (trình độ chung của tàu chiến Ấn Độ khá thấp và không có nguồn gốc từ sự coi trọng khả năng chống tàu ngầm), kinh nghiệm tính năng chống tàu ngầm cao của Ấn Độ chắc chắn đáng để Trung Quốc học tập.

Tàu chiến kiểu Nga thực ra hoàn toàn không coi trọng chống tàu ngầm, chẳng qua là trang bị chủ yếu chống tàu ngầm của nó là tên lửa, ngư lôi chứ không phải là máy bay trực thăng. Trên thực tế, Liên Xô cũ đã sử dụng đạn chống tàu ngầm có tầm phóng và uy lực tương đối lớn, đã bỏ đi khâu trung gian là máy bay trực thăng chống tàu ngầm.

Tàu chiến Marshal Shaposhnikov của quân đội Nga phóng tên lửa chống tàu ngầm
Tàu chiến Marshal Shaposhnikov của quân đội Nga phóng tên lửa chống tàu ngầm

Về mặt chống tàu ngầm, cách làm của Liên Xô cũ là tương đối tiên tiến, từ rất sớm Trung Quốc không coi trọng phát triển máy bay trực thăng trang bị cho tàu sân bay có thể cũng xuất phát từ sự cân nhắc tương tự.

Nhưng việc phát huy hiệu quả uy lực mô hình chống tàu ngầm của Liên Xô cũ đã có tiền đề, đó chính là tính năng của vũ khí chống tàu ngầm chắc chắn phải đủ nổi trội. Trong khi đó tình hình thực tế của Trung Quốc thì không đạt được như vậy.

Vì vậy, Trung Quốc buộc phải đối mặt với cục diện bất lợi khó khăn cả về đạn dược và máy bay trực thăng chống tàu ngầm. Đối với hải quân Trung Quốc, việc hoàn toàn từ bỏ tư tưởng kiểu Nga về thiết kế tổng thể tàu chiến là không có khả năng và không cần thiết.

Trên thực tế, điều cần làm chính là, trên cơ sở giữ lại khung kết cấu tổng thể, căn cứ vào nhu cầu của mình, tiến hành cải tiến và nâng cấp công nghệ. Về mặt này, giá trị tham khảo từ kinh nghiệm của Ấn Độ chắc chắn là khá lớn.

Tàu sân bay Varyag/Thi Lang của Trung Quốc
Tàu sân bay Varyag/Thi Lang của Trung Quốc

Báo Hàn Quốc cho rằng, lấy việc cải tạo và chạy thử tàu sân bay Varyag/Thi Lang làm tiêu chí, Trung Quốc đã bước vào thời đại tàu sân bay của mình. Sở hữu tàu sân bay làm cho nhiệm vụ chống tàu ngầm vốn rất quan trọng của Trung Quốc trở nên càng nổi bật.

Trung Quốc đã chế tạo tàu chiến phòng không khu vực có thể đáp ứng nhu cầu thực tế, ngăn chặn có hiệu quả các mục tiêu tấn công trên không của đối phương ở ngoài phạm vi an ninh.

Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ quan trọng và thực tế nhất của Trung Quốc chính là tập trung lực lượng nâng cao khả năng chống tàu ngầm vẫn chưa đầy đủ của mình, bảo vệ có hiệu quả cho tàu sân bay. Nói chung, tàu ngầm là mối đe dọa lớn nhất đối với tàu sân bay.

Đông Bình (Theo báo Phượng Hoàng)