Ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội:

"Không thực hiện 'trưng mua' thay cho thu hồi đất"

17/06/2013 13:07
Ngọc Quang
(GDVN) - Tại Quốc hội sáng nay, ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội nêu quan điểm của UBTVQH: Nhà nước trưng mua nhà và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Do đó, không thể thực hiện “trưng mua” thay cho “thu hồi” đất.
Sáng nay, ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã trình bày báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).
Sáng nay, ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã trình bày báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).

Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) của UBTVQH nêu rõ: Nhiều ý kiến tán thành quy định Nhà nước thu hồi đất. Một số ý kiến đề nghị sử dụng khái niệm “trưng mua” đất đai thay cho “thu hồi đất” vì quyền sử dụng đất là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ và bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp về trưng mua, trưng dụng. Việc thu hồi đất chỉ nên áp dụng đối với trường hợp vi phạm pháp luật đất đai. Có ý kiến đề nghị đối với tài sản hợp pháp của các tổ chức, cá nhân gắn liền với đất thì phải trưng mua?

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và quy định thời hạn sử dụng đất; quyết định giá đất; quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra, trao quyền sử dụng đất, thu hồi đất.

Các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt, nhưng không phải là quyền sở hữu; người sử dụng đất được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất... theo quy định của pháp luật.

Luật trưng mua, trưng dụng tài sản (Điều 13) quy định Nhà nước trưng mua nhà và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Do đó, không thể thực hiện “trưng mua” thay cho “thu hồi” đất.

Bên cánh đó, có ý kiến đề nghị không thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội. Có ý kiến đề nghị quy định rõ các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế, xã hội?

Đối với vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: Để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp đã dự kiến quỹ đất sử dụng cho các mục đích, trong đó có quỹ đất dành cho các dự án phát triển kinh tế, xã hội.

Các dự án phát triển kinh tế, xã hội thuộc lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng phải do Nhà nước thu hồi đất để bảo đảm thực hiện, bao gồm các dự án, công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư (Theo Nghị quyết số: 49/2010/QH12 của Quốc hội về về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư);

Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, các dự án, công trình quan trọng do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; các dự án xây dựng khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn, cụm công nghiệp, các dự án khác đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua; các dự án thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tại khu vực khai thác đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép thăm dò, khai thác theo quy định của Luật khoáng sản.

Khi thu hồi đất để tạo quỹ đất sạch và thực hiện giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua hình thức đấu giá, Nhà nước sẽ điều tiết được phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra, tạo nguồn thu để thực hiện bồi thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và của nhà đầu tư.

Đối với các dự án phát triển kinh tế, xã hội có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện nhưng không thuộc diện Nhà nước thu hồi đất thì cho phép chủ đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của người sử dụng đất để thực hiện dự án. Việc quy định cụ thể các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội là thể chế hóa đúng tinh thần của Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương.

Có ý kiến đề nghị quy định rõ ràng, minh bạch các trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo hướng không mở rộng hơn Luật đất đai hiện hành. Theo đó chỉ các dự án phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng Nhà nước mới thu hồi đất. Đối với các dự án phát triển kinh tế, xã hội thì lồng ghép trong mục đích lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng?

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm: Quy định về các trường hợp thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội đã được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến nhân dân theo hướng thu hẹp các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội. Nhà nước chỉ thực hiện thu hồi đất trong các trường hợp quy định tại Điều 62.

Các dự án này được quyết định bởi Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nên không chỉ có lợi ích kinh tế mà còn có tính xã hội, có lợi ích quốc gia, công cộng.

Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) được lấy ý kiến nhân dân có 14 chương, 206 điều, tăng 14 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, đã luật hóa các quy định áp dụng ổn định trong thực tiễn, bao gồm các quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ,

Ngọc Quang