Kịch bản Hàn Quốc - Triều Tiên thống nhất, chiêu hiểm của Trung Quốc?

11/04/2012 13:22
Việt Dũng (Theo báo Quang Minh)
(GDVN) - Để đối phó Mỹ quay trở lại châu Á, Trung Quốc có thể lôi kéo Hàn Quốc, lấy lòng Ấn Độ, chế tạo nhiều tên lửa và máy bay không người lái…
Tốp lính thủy đánh bộ Mỹ khoảng 200 quân đã đến miền bắc Australia (trại lính Robertson khu vực xung quanh Darwin) ngày 4/4/2012, đánh dấu sự khởi đầu mở rộng triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Quân đội Mỹ.
Tốp lính thủy đánh bộ Mỹ khoảng 200 quân đã đến miền bắc Australia (trại lính Robertson khu vực xung quanh Darwin) ngày 4/4/2012, đánh dấu sự khởi đầu mở rộng triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Quân đội Mỹ.

Mãng tin tức đài truyền hình hữu tuyến Mỹ ngày 5/4 có bài viết nhan đề: Trung Quốc sẽ ứng phó thế nào với sự “chuyển hướng” châu Á của Obama? Mỹ có thể “chuyển hướng” châu Á thu hút rất nhiều tranh cãi của dư luận.

Nhưng, phương Tây rất ít bàn đến vấn đề cách thức ứng phó sự bao vây đối với Trung Quốc. Dưới đây là 5 kịch bản có thể:

Lôi kéo Hàn Quốc

Vấn đề khu vực của Trung Quốc là thiếu sự tin tưởng của các nước khác. Các đồng minh Bắc Triều Tiên và Myanmar của họ quá yếu. Cách tốt nhất là tranh thủ Hàn Quốc để phá vỡ vòng vây.

Hàn Quốc và Trung Quốc gần gũi về văn hóa. Mặc dù có nhiều học giả Nhật, Mỹ xúi giục, nhưng người Hàn Quốc vẫn không nói Trung Quốc là kẻ thù chủ yếu của họ.

Ngược lại, Nhật Bản, thậm chí Mỹ bị người Hàn coi là mối đe dọa lớn hơn. Hàn Quốc còn có truyền thống chống Mỹ.

Rất nhiều người Hàn cảm thấy, Mỹ là thủ phạm gây chia cắt đất nước họ, Mỹ lừa gạt các nhà lãnh đạo Hàn Quốc, không cần thiết gây hấn với CHDCND Triều Tiên, ép buộc Hàn Quốc ký kết hiệp định mậu dịch không công bằng…

Những quan điểm này cho dù đúng hay sai thì nó cũng đã tạo cơ hội cho Trung Quốc. CHDCND Triều Tiên hiện nay rất phụ thuộc vào Trung Quốc.

Sự thống nhất được Trung Quốc ủng hộ sẽ gây chấn động toàn bộ khu vực, loại bỏ một khâu quan trọng của vòng vây, đồng thời tạo hiệu quả cô lập Nhật Bản và gây phiền phức cho Mỹ.

Tên lửa chống hạm 704 của Trung Quốc, phóng từ máy bay.
Tên lửa chống hạm 704 của Trung Quốc, phóng từ máy bay.

Lấy lòng Ấn Độ

Đường biên giới dài, lịch sử xung đột khiến cho mối quan hệ Trung-Ấn khó khăn. Nhưng, chỉ cần Ấn Độ không hoàn toàn trở thành đồng minh của Mỹ (hoàn toàn là phe cánh của Mỹ), Trung Quốc sẽ được lợi.

Tác giả từng dự đoán trong 10 năm Ấn Độ sẽ có căn cứ của Mỹ. Nhưng New Delhi hoàn toàn không làm như vậy. Ấn Độ cũng có đề phòng đối với Mỹ, theo cách nhìn của Ấn Độ thì “trách nhiệm bảo hộ” của phương Tây, sự thay đổi chính quyền ở Libya, giống như chủ nghĩa thực dân mới.

Xét thấy Ấn Độ vẫn dễ nghiêng về Mỹ, đối với Trung Quốc, bỏ đi tư thế tấn công ma lực sẽ là khôn ngoan.

Đẩy mạnh chế tạo tên lửa và máy bay không người lái

Cố gắng sánh ngang với người Mỹ về tàu chiến ở Tây Thái Bình Dương sẽ là một hành động ngu xuẩn, chắc chắn sẽ phải trả giá đắt. Cách làm khôn ngoan hơn là chiến thuật “ngăn cản khu vực”.

Trước hết, Trung Quốc cần tìm cách đóng vai trò chủ đạo ở Đông Á, sau đó đấu đá với Mỹ ở Thái Bình Dương.

Dòng tên lửa DF-21 của Trung Quốc.
Dòng tên lửa DF-21 của Trung Quốc.

Sử dụng rất nhiều tên lửa và máy bay không người lái giá rẻ để đối phó với tàu sân bay Mỹ đắt giá và hành động chậm chạp, sẽ tiết kiệm lớn được chi phí. Ở những khu vực mà Mỹ kiểm soát yếu, tiến hành tác chiến phi đối xứng xem ra có tính răn đe tương đối ít.

Mua trái phiếu châu Âu

Mua trái phiếu châu Âu có thể tăng con bài mặc cả với phương Tây. Nó có thể nhắc nhở Mỹ rằng, Trung Quốc có thể cầm tiền sang nơi khác, Mỹ nếu đoạn tuyệt với Trung Quốc, ngân sách sẽ gặp phải vấn đề nghiêm trọng, từ đó tạo sức ép cho Mỹ.

Mua trái phiếu châu Âu sẽ còn đẩy lên cao lãi suất ở Mỹ, làm cho Mỹ đau đớn nhận thức được phải đối xử tử tế với chủ nợ của mình. Dựa vào vốn của Trung Quốc cũng sẽ ngăn chặn NATO “khoa tay múa chân” đối với châu Á.

Giúp đỡ những “kẻ gây rối” trên thế giới

Những người khiến các nhà hoạch định chính sách Mỹ phân tâm nhất là những nước không kiêng dè gì Mỹ. Những nước như Iran, Venezuela, Cuba có khả năng nhất khiến cho Mỹ phải bỏ ra nguồn lực rất lớn, dùng cho mua sắm quốc phòng và xung đột với giá đắt.

Cho nên, đối với Trung Quốc, hỗ trợ những “kẻ xấu” là biện pháp không tồi. Đương nhiên, điều này sẽ làm cho Trung Quốc xem ra dường như nước nào cũng phải hỗ trợ, song hành động này lợi nhiều hơn hại, chẳng hạn nó sẽ làm tiêu hao chi phí quân sự của Mỹ, khiến cho họ bị phiền phức, mệt mỏi, cuối cùng làm cho toàn cầu sợ hãi quyền lực của Mỹ.

Ý tưởng máy bay chiến đấu không người lái phóng tên lửa không đối đất - Trung Quốc.
Ý tưởng máy bay chiến đấu không người lái phóng tên lửa không đối đất - Trung Quốc.

Việt Dũng (Theo báo Quang Minh)