Myanmar hiện đại hóa khu trục hạm thăm cảng Tiên Sa, Việt Nam

06/06/2012 07:33
Trịnh Tuân (nguồn:bmpd)
(GDVN) - Website Myanmar mmmilitary ngày 01 tháng 6 năm 2012 đã đăng hình ảnh tàu khu trục nhỏ F23 Mahar Thiha Thura của Hải quân Myanmar với nhiều sự thay đổi so với khi tới thăm cảng Tiên Sa, TP. Đà Nẵng hồi trung tuần tháng 3.
F23 Mahar Thiha Thura (Type 053H1 Giang Hộ-2) là một trong hai tàu khu trục lớp 053H1 mà Trung Quốc bàn giao cho Hải quân Myanmar vào tháng 2 năm 2012 (chiếc còn lại là F21 Mahar Bandoola). Tàu khu trục Type 053H1 Giang Hộ-2 (được phát triển từ Type 053H1 Giang Hộ-1 là một sửa đổi của tàu tuần tra 50 Liên Xô) được Trung Quốc xây dựng trong những năm 1981-1988 tại Nhà máy đóng tàu Hudong ở Thượng Hải. Tổng cộng Hải quân Trung Quốc đã đóng 10 chiếc 053H1, trong đó có một chiếc bán cho Bangladesh vào năm 1989 mang tên F18 Osman và 2 chiếc cho Hải quân Ai Cập vào năm 1984-1985 (951 Najim Al-Zafir và 956 El Nasser). Trong ảnh là khu trục hạm Mahar Thiha Thura trước và sau khi được hiện đại hóa.
F23 Mahar Thiha Thura (Type 053H1 Giang Hộ-2) là một trong hai tàu khu trục lớp 053H1 mà Trung Quốc bàn giao cho Hải quân Myanmar vào tháng 2 năm 2012 (chiếc còn lại là F21 Mahar Bandoola). Tàu khu trục Type 053H1 Giang Hộ-2 (được phát triển từ Type 053H1 Giang Hộ-1 là một sửa đổi của tàu tuần tra 50 Liên Xô) được Trung Quốc xây dựng trong những năm 1981-1988 tại Nhà máy đóng tàu Hudong ở Thượng Hải. Tổng cộng Hải quân Trung Quốc đã đóng 10 chiếc 053H1, trong đó có một chiếc bán cho Bangladesh vào năm 1989 mang tên F18 Osman và 2 chiếc cho Hải quân Ai Cập vào năm 1984-1985 (951 Najim Al-Zafir và 956 El Nasser). Trong ảnh là khu trục hạm Mahar Thiha Thura trước và sau khi được hiện đại hóa.
F23 Mahar Thiha Thura có lượng rẽ nước (tiêu chuẩn/toàn phần) - 1.565/1.960 tấn, chiều dài - 103,22 m, chiều rộng - 10,83 m, mướn nước - 3,19 m. Tàu sử dụng hai động cơ diesel 12E390VA công suất 16.000 mã lực cho phép nó đạt tốc độ 25,5 hải lý và tầm hoạt động lên đến 3.000 dặm (với tốc độ 18 hải lý) và 1.750 dặm (với tốc độ 25 hải lý). Ekip của tàu - 195 người. Trong ảnh là khu trục hạm Mahar Thiha Thura tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng sáng 12 tháng 3 năm 2012 (trước khi nó được hiện đại hóa).
F23 Mahar Thiha Thura có lượng rẽ nước (tiêu chuẩn/toàn phần) - 1.565/1.960 tấn, chiều dài - 103,22 m, chiều rộng - 10,83 m, mướn nước - 3,19 m. Tàu sử dụng hai động cơ diesel 12E390VA công suất 16.000 mã lực cho phép nó đạt tốc độ 25,5 hải lý và tầm hoạt động lên đến 3.000 dặm (với tốc độ 18 hải lý) và 1.750 dặm (với tốc độ 25 hải lý). Ekip của tàu - 195 người. Trong ảnh là khu trục hạm Mahar Thiha Thura tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng sáng 12 tháng 3 năm 2012 (trước khi nó được hiện đại hóa).
Hệ thống vũ khí của tàu khu trục Mahar Thiha Thura gồm: 2x2 tên lửa chống hạm SY-1, 2 pháo Type-79A 100 mm (bố trí ở trước và sau thân tàu), 6x2 pháo Type-76 37mm, 2x6 RBU Type 3200 (36 RGB). Hệ thống radar gồm: radar phát hiện và theo dõi mục tiêu, radar quan sát bề mặt 352C, radar trinh sát, radar phát nhiễu, radar hàng hải 354, radar 341-A.
Hệ thống vũ khí của tàu khu trục Mahar Thiha Thura gồm: 2x2 tên lửa chống hạm SY-1, 2 pháo Type-79A 100 mm (bố trí ở trước và sau thân tàu), 6x2 pháo Type-76 37mm, 2x6 RBU Type 3200 (36 RGB). Hệ thống radar gồm: radar phát hiện và theo dõi mục tiêu, radar quan sát bề mặt 352C, radar trinh sát, radar phát nhiễu, radar hàng hải 354, radar 341-A.
Trong ảnh, những vị trí được khoanh tròn là những chi tiết đã được thay thế trên khu trục hạm F-23 bao gồm: tổ hợp tên lửa đối hạm C-802 (thay cho SY-1), radar 352G (thay cho radar 352C), radar phát nhiễu (jammer radar) và radar trinh sát (reconnaissance radar).
Trong ảnh, những vị trí được khoanh tròn là những chi tiết đã được thay thế trên khu trục hạm F-23 bao gồm: tổ hợp tên lửa đối hạm C-802 (thay cho SY-1), radar 352G (thay cho radar 352C), radar phát nhiễu (jammer radar) và radar trinh sát (reconnaissance radar).
Tên lửa SY-1 (vị trí được khoanh tròn trong ảnh) là một biến thể của tên lửa chống tàu HY-1, được Trung Quốc phát triển trên tên lửa P-15 của Liên Xô và được đưa vào phục vụ trong hải quân từ những năm 1966. SY-1 có dài 5,8 m, đường kính 0,76 m, sải cánh 2,4 m, trọng lượng 2.300 kg. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng cho phép nó đạt tốc độ tối đa Mach 0,9 và tầm hoạt động lên đến 45 km. Tên lửa SY-1 trang bị đầu đạn 450 kg HE. Tên lửa chống hạm C-802 do viện nghiên cứu kỹ thuật điện cơ Trung Quốc nghiên cứu chế tạo. C-802 dài 6,39 m, đường kính 0,36 m, nặng 715 kg, sử dụng hệ thống rada dẫn đường chủ và đầu đạn 165 kg. Tên lửa trang bị động cơ khí phóng bánh xe xoáy có thể đạt tốc độ tối đa Mach 0,9 và tầm hoạt động lên đến 120 km. Rõ ràng so với SY-1, C-802 có kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhưng tầm bắn lại xa hơn rất nhiều. Trong ảnh là khu trục hạm Mahar Thiha Thura tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng sáng 12 tháng 3.
Tên lửa SY-1 (vị trí được khoanh tròn trong ảnh) là một biến thể của tên lửa chống tàu HY-1, được Trung Quốc phát triển trên tên lửa P-15 của Liên Xô và được đưa vào phục vụ trong hải quân từ những năm 1966. SY-1 có dài 5,8 m, đường kính 0,76 m, sải cánh 2,4 m, trọng lượng 2.300 kg. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng cho phép nó đạt tốc độ tối đa Mach 0,9 và tầm hoạt động lên đến 45 km. Tên lửa SY-1 trang bị đầu đạn 450 kg HE. Tên lửa chống hạm C-802 do viện nghiên cứu kỹ thuật điện cơ Trung Quốc nghiên cứu chế tạo. C-802 dài 6,39 m, đường kính 0,36 m, nặng 715 kg, sử dụng hệ thống rada dẫn đường chủ và đầu đạn 165 kg. Tên lửa trang bị động cơ khí phóng bánh xe xoáy có thể đạt tốc độ tối đa Mach 0,9 và tầm hoạt động lên đến 120 km. Rõ ràng so với SY-1, C-802 có kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhưng tầm bắn lại xa hơn rất nhiều. Trong ảnh là khu trục hạm Mahar Thiha Thura tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng sáng 12 tháng 3.
Sự thay đổi quan trọng thứ hai trên khu trục hạm Mahar Thiha Thura đó là Radar Type-352C (vị trí được khoang tròn trong ảnh) đã được thay thế bới Radar Type-352G. Radar Type-352C là một loại radar quan sát bề mặt đa năng được Trung Quốc phát triển từ những năm 1970. Tương tự như radar MR-331 Rangout của Nga, Type-352C làm việc trong băng tần I, có công suất phát tối đa 200kW và cự ly phát hiện mục tiêu 55 đến 77 km. Radar này có nhiệm vụ phát hiện, chỉ thỉ mục tiêu và điều khiển các tên lửa chống tàu. Radar Type-352G cũng có chức năng tương tự nhưng cự ly phát hiện của nó lớn hơn nhiều - đến 130 km. Trong ảnh là khu trục hạm Mahar Thiha Thura tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng sáng 12 tháng 3.
Sự thay đổi quan trọng thứ hai trên khu trục hạm Mahar Thiha Thura đó là Radar Type-352C (vị trí được khoang tròn trong ảnh) đã được thay thế bới Radar Type-352G. Radar Type-352C là một loại radar quan sát bề mặt đa năng được Trung Quốc phát triển từ những năm 1970. Tương tự như radar MR-331 Rangout của Nga, Type-352C làm việc trong băng tần I, có công suất phát tối đa 200kW và cự ly phát hiện mục tiêu 55 đến 77 km. Radar này có nhiệm vụ phát hiện, chỉ thỉ mục tiêu và điều khiển các tên lửa chống tàu. Radar Type-352G cũng có chức năng tương tự nhưng cự ly phát hiện của nó lớn hơn nhiều - đến 130 km. Trong ảnh là khu trục hạm Mahar Thiha Thura tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng sáng 12 tháng 3.
Trịnh Tuân (nguồn:bmpd)