Nếu không có "ngôi nhà cười" tôi sẽ chìm trong đau khổ, tuyệt vọng

18/04/2014 14:00
HOÀNG QUÂN
(GDVN) - Mặc dù số phận không may mắn, bị khuyết tật từ nhỏ, nhưng những con người trong “ngôi nhà cười” vẫn chăm chỉ làm việc, vươn lên trong cuộc sống.
Nằm khuất sau khuôn viên miếu Khổng Tử (đường Trần Hưng Đạo, phường Cẩm Phô, TP Hội An, Quảng Nam) có một ngôi nhà tình thương mà bấy lâu được người dân và du khách phố cổ gọi là “ngôi nhà cười” đã và đang cưu mang những mảnh đời bất hạnh.
Nằm khuất sau khuôn viên miếu Khổng Tử (đường Trần Hưng Đạo, phường Cẩm Phô, TP Hội An, Quảng Nam) có một ngôi nhà tình thương mà bấy lâu được người dân và du khách phố cổ gọi là “ngôi nhà cười” đã và đang cưu mang những mảnh đời bất hạnh.
Sở dĩ người ta gọi là “ngôi nhà cười” vì dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhưng chính những con người nơi đây đã nghị lực vượt qua và luôn luôn nở nụ cười trên môi.
Sở dĩ người ta gọi là “ngôi nhà cười” vì dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhưng chính những con người nơi đây đã nghị lực vượt qua và luôn luôn nở nụ cười trên môi.
“Ngôi nhà cười” được thành lập từ năm 2009 và hiện có hơn 10 người khuyết tật có độ tuổi từ 20-30 tuổi. Mỗi người đến với “ngôi nhà cười” này đều có hoàn cảnh khác nhau nhưng có một số phận giống nhau đều là khuyết tật.

“Ngôi nhà cười” được thành lập từ năm 2009 và hiện có hơn 10 người khuyết tật có độ tuổi từ 20-30 tuổi. Mỗi người đến với “ngôi nhà cười” này đều có hoàn cảnh khác nhau nhưng có một số phận giống nhau đều là khuyết tật.

Bản thân anh Đặng Ngọc Bửu (SN 1965, trú thôn Thanh Đông, xã Cẩm Thanh, TP Hội An), Chủ nhiệm “ngôi nhà cười” này, cũng là người khuyết tật nên anh thấu hiểu nỗi niềm của những người không may có số phận như anh. Vì thế, anh Bửu đã sáng lập ra “ngôi nhà cười” với công việc chính là gấp bao bì, làm hương, dán đèn lồng…với mong muốn giúp đỡ những người bị khuyết tật tìm được việc làm, vươn lên trong cuộc sống.
Bản thân anh Đặng Ngọc Bửu (SN 1965, trú thôn Thanh Đông, xã Cẩm Thanh, TP Hội An), Chủ nhiệm “ngôi nhà cười” này, cũng là người khuyết tật nên anh thấu hiểu nỗi niềm của những người không may có số phận như anh. Vì thế, anh Bửu đã sáng lập ra “ngôi nhà cười” với công việc chính là gấp bao bì, làm hương, dán đèn lồng…với mong muốn giúp đỡ những người bị khuyết tật tìm được việc làm, vươn lên trong cuộc sống.
“Mình bị khuyết tật từ nhỏ, gia đình lại nghèo nên không có điều kiện chữa trị. Trước đây suốt ngày quanh quẩn ở nhà, buồn chán lắm, có khi nghĩ quẩn rằng mình chết đi cho gia đình đỡ gánh nặng. Nhưng từ khi biết được ngôi nhà tình thương cưu mang những mảnh đời thiếu may mắn trong cuộc sống, mình tới xin vào làm việc và được các anh chị nơi đây cho học nghề làm hương và bây giờ mình có thể tự làm việc nuôi sống bản thân. Nếu không có “ngôi nhà cười” thì cuộc đời mình sẽ chìm trong bế tắc, đau khổ…”, anh Nguyễn Xuân Lên (30 tuổi, trú thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, TP Hội An) tâm sự.
“Mình bị khuyết tật từ nhỏ, gia đình lại nghèo nên không có điều kiện chữa trị. Trước đây suốt ngày quanh quẩn ở nhà, buồn chán lắm, có khi nghĩ quẩn rằng mình chết đi cho gia đình đỡ gánh nặng. Nhưng từ khi biết được ngôi nhà tình thương cưu mang những mảnh đời thiếu may mắn trong cuộc sống, mình tới xin vào làm việc và được các anh chị nơi đây cho học nghề làm hương và bây giờ mình có thể tự làm việc nuôi sống bản thân. Nếu không có “ngôi nhà cười” thì cuộc đời mình sẽ chìm trong bế tắc, đau khổ…”, anh Nguyễn Xuân Lên (30 tuổi, trú thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, TP Hội An) tâm sự.
Cô gái này có cái tên là Xinh nhưng con người của em lại nhỏ thó và gặp nhiều bất hạnh. Lê Thị Xinh (trú phường An Hội, TP Hội An) bị khuyết tật tay từ nhỏ, vận động khó khăn nhưng hàng ngày vẫn cố gắng làm từng que hương để kiếm sống. Đặc biệt, ngay cả tuổi của mình, Xinh cũng không biết là bao nhiêu. “Em vào làm việc ở ngôi nhà tình thương này được khoảng 4 năm rồi. Lớn lên bản thân bị khuyết tật em cứ ngỡ mình sẽ không làm được gì, may mà được các anh chị ở đây đào tạo nghề và tạo cơ hội làm việc để kiếm sống. Bây giờ em có thể nuôi sống bản thân và giúp đỡ bố mẹ một phần nào”, em Xinh cho biết.
Cô gái này có cái tên là Xinh nhưng con người của em lại nhỏ thó và gặp nhiều bất hạnh. Lê Thị Xinh (trú phường An Hội, TP Hội An) bị khuyết tật tay từ nhỏ, vận động khó khăn nhưng hàng ngày vẫn cố gắng làm từng que hương để kiếm sống. Đặc biệt, ngay cả tuổi của mình, Xinh cũng không biết là bao nhiêu. “Em vào làm việc ở ngôi nhà tình thương này được khoảng 4 năm rồi. Lớn lên bản thân bị khuyết tật em cứ ngỡ mình sẽ không làm được gì, may mà được các anh chị ở đây đào tạo nghề và tạo cơ hội làm việc để kiếm sống. Bây giờ em có thể nuôi sống bản thân và giúp đỡ bố mẹ một phần nào”, em Xinh cho biết.
Đồng cảnh ngộ, em Đỗ Thị Lành (SN 1996, trú Cẩm Thanh, Hội An, Quảng Nam) bị khuyết tật từ nhỏ, thường xuyên có những cơn đau ở đầu. Em Lành xin vào làm ở "ngôi nhà cười" được hơn 2 năm nay. Vì sức khỏe yếu nên Lành được phân công làm công đoạn bó từng bó hương. "Chúng em ở trong ngôi nhà này ai cũng giống nhau nên động viên nhau làm việc để kiếm sống. Tuy đấu tranh với bệnh tật để làm việc rất vất vả, nhưng chúng em ai nấy đều nở nụ cười trên môi...Đó là điều an ủi gần gũi nhất để chúng em có nghị lực vượt qua số phận", em Lành tâm sự.
Đồng cảnh ngộ, em Đỗ Thị Lành (SN 1996, trú Cẩm Thanh, Hội An, Quảng Nam) bị khuyết tật từ nhỏ, thường xuyên có những cơn đau ở đầu. Em Lành xin vào làm ở "ngôi nhà cười" được hơn 2 năm nay. Vì sức khỏe yếu nên Lành được phân công làm công đoạn bó từng bó hương. "Chúng em ở trong ngôi nhà này ai cũng giống nhau nên động viên nhau làm việc để kiếm sống. Tuy đấu tranh với bệnh tật để làm việc rất vất vả, nhưng chúng em ai nấy đều nở nụ cười trên môi...Đó là điều an ủi gần gũi nhất để chúng em có nghị lực vượt qua số phận", em Lành tâm sự.
Theo anh Bửu, các sản phẩm của các em khuyết tật làm ra đều phân phối cho các cửa hàng ở Hội An và một số vùng lân cận. Thỉnh thoảng có vài đơn đặt hàng túi giấy của các cửa hàng ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nên đời sống của các em cũng đỡ vất vả phần nào. Trung bình mỗi tháng một em có thu nhập từ 700-800 ngàn đồng/tháng và được cho một bữa ăn trưa miễn phí.
Theo anh Bửu, các sản phẩm của các em khuyết tật làm ra đều phân phối cho các cửa hàng ở Hội An và một số vùng lân cận. Thỉnh thoảng có vài đơn đặt hàng túi giấy của các cửa hàng ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nên đời sống của các em cũng đỡ vất vả phần nào. Trung bình mỗi tháng một em có thu nhập từ 700-800 ngàn đồng/tháng và được cho một bữa ăn trưa miễn phí.
“Số tiền này là rất lớn đối với em. Trước đây em cứ nghĩ mình bị khuyết tật thì chẳng ai thuê làm việc, không biết kiếm sống như thế nào. Từ khi nhận được số tiền mà tự mình kiếm được em vui và tự hào lắm. “Ngôi nhà cười” đã mang lại niềm hạnh phúc cho cuộc đời em…”, em Nguyễn Thị Phượng, bị khuyết tật ở mắt, chia sẻ.
“Số tiền này là rất lớn đối với em. Trước đây em cứ nghĩ mình bị khuyết tật thì chẳng ai thuê làm việc, không biết kiếm sống như thế nào. Từ khi nhận được số tiền mà tự mình kiếm được em vui và tự hào lắm. “Ngôi nhà cười” đã mang lại niềm hạnh phúc cho cuộc đời em…”, em Nguyễn Thị Phượng, bị khuyết tật ở mắt, chia sẻ.
Nhiều du khách quốc tế khi đến tham quan phố cổ Hội An đã biết đến "ngôi nhà cười" này và đã giúp đỡ một phần nào cho các em. Đặc biệt, một số du khách nhận dạy tiếng Anh miễn phí cho các em để các em giao tiếp được với người nước ngoài, hy vọng những sản phẩm của mình sẽ có mặt ở "trời Âu".
Nhiều du khách quốc tế khi đến tham quan phố cổ Hội An đã biết đến "ngôi nhà cười" này và đã giúp đỡ một phần nào cho các em. Đặc biệt, một số du khách nhận dạy tiếng Anh miễn phí cho các em để các em giao tiếp được với người nước ngoài, hy vọng những sản phẩm của mình sẽ có mặt ở "trời Âu".
HOÀNG QUÂN