Nhật Bản muốn dùng Luật biển, TQ lộ điểm yếu, sợ công lý quốc tế

14/06/2013 07:48
Việt Dũng
(GDVN) - Đến năm 2014, Nhật Bản sẽ tiếp tục đề cử ông Shunji Yanai làm Chánh án Tòa án Luật biển Quốc tế, thúc đẩy giải quyết hòa bình tranh chấp biển...
Shunji Yanai - Chánh án Tòa án Luật biển Quốc tế (ITLOS)
Shunji Yanai - Chánh án Tòa án Luật biển Quốc tế (ITLOS)

Tờ "Thanh niên Trung Quốc" ngày 13 tháng 6 có bài viết cho rằng, Hội nghị các nước ký Công ước Liên hợp quốc về Luật biển khóa 23 được tiến hành tại New York vào ngày 10 tháng 6 năm 2013.

Theo nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản, đoàn đại biểu Nhật Bản tham dự hội nghị cho biết, Nhật Bản chỉ định Chánh án Tòa Luật biển quốc tế (ITLOS) hiện nay Shunji Yanai liên nhiệm tại hội nghị thường niên khóa 24 vào năm 2014. Ngoài ra, Nhật Bản sẽ còn cấp khoảng 350.000 USD cho "Quỹ ký gửi trợ giúp thành viên nước đang phát triển Ủy ban ranh giới thềm lục địa".

Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, ITLOS đóng vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy giải quyết hòa bình tranh chấp biển, duy trì và phát triển trật tự pháp lý trong lĩnh vực biển. Nhật mong muốn duy trì vị trí quan tòa trong ITLOS.

Nhật Bản với tư cách là một quốc gia hải dương, thúc đẩy "quản trị pháp lý" của cộng đồng quốc tế quan trọng đối với Nhật Bản và cũng có ý nghĩa với cộng đồng quốc tế. Nhật Bản sẽ tiếp tục tích cực tìm kiếm sự ủng hộ của các nước đối với ông Shunji Yanai.

Ông Shunji Yanai có quốc tịch Nhật Bản, tốt nghiệp khoa Luật, Đại học Tokyo, năm 1963 gia nhập Bộ Ngoại giao Nhật Bản, đảm nhận nhiều chức vụ như Cục trưởng Cục Công ước, Cục trưởng Cục chính sách ngoại giao tổng hợp, quan chức nghiên cứu ngoại vụ, Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Nhật Bản tại Mỹ, tháng 6 năm 2005 lên làm quan tòa ITLOS, tháng 10 năm 2011 lên làm Chánh án ITLOS.

Ông Shunji Yanai hiện đã 76 tuổi, nếu tái cử, đến nhiệm kỳ hai sẽ lên tới 80 tuổi.

Shunji Yanai là người Nhật Bản đầu tiên đảm nhiệm Chánh án ITLOS. Việc giữ chức vụ này của ông từng khiến cho các nước có tranh chấp lãnh thổ biển với Nhật Bản như Trung Quốc tỏ ra lo ngại.

Những năm gần đây, dựa vào luật pháp quốc tế đã trở thành biện pháp quan trọng của các nước liên quan để chống lại chủ trương chủ quyền (bất hợp pháp) của Trung Quốc.

Tháng 1 năm 2013, Philippines bắt đầu lên tiếng phản đối chủ trương "đường lưỡi bò" trên biển Đông của Trung Quốc tại Tòa án Luật biển quốc tế và kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài. Tháng 3, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, ông Shunji Yanai cưỡng chế chỉ định quan tòa trọng tài cho phía Trung Quốc và đã thành lập “Tiểu ban trọng tài 5 người”.

Có phân tích cho rằng, hành động này của ông Shunji Yanai đã khiến cho Trung Quốc nhất thời rơi vào cục diện tương đối bị động. Một số phương tiện truyền thông Nhật Bản ủng hộ Nhật Bản sử dụng danh nghĩa thúc đẩy thực hiện "quản trị pháp lý" để can thiệp vấn đề biển Đông, liên kết với các bên kiềm chế Trung Quốc.

Trên thực tế, ngay cả một số chuyên gia Trung Quốc cũng cho rằng, cách làm của Philippines rất hợp lý và nếu Philippines thắng kiện trước Trung Quốc thì các quan chức Trung Quốc sẽ rất “khó ăn khó nói” khi làm việc tại các nước ASEAN (vì đã mất tư cách). Trong vấn đề này, Trung Quốc tỏ ra rất bị động, dư luận Trung Quốc cũng tỏ ra đuối lý.

Tháng 5 năm 2013, ba hạm đội lớn (Hạm đội Nam Hải, Hạm đội Đông Hải, Hạm đội Bắc Hải) đã tổ chức tập trận quy mô lớn trên biển Đông.
Tháng 5 năm 2013, ba hạm đội lớn (Hạm đội Nam Hải, Hạm đội Đông Hải, Hạm đội Bắc Hải) đã tổ chức tập trận quy mô lớn trên biển Đông.

Cùng với việc đảm nhiệm quan tòa và chức vụ quan trọng tại Tòa án Luật biển Quốc tế, ông Shunji Yanai cũng đang tích cực hỗ trợ cho chính quyền Shinzo Abe đưa Nhật Bản trở thành một "quốc gia bình thường".

Năm 2007, ông Shunji Yanai đã đứng ra triệu tập "Hội nghị trao đổi tái cấu trúc nền tảng pháp lý bảo đảm an ninh" của cơ quan cố vấn nội các Shinzo Abe đầu tiên. Nhiệm vụ cơ bản của hội nghị này là thu hút các nhân sĩ trong lĩnh vực bảo đảm an ninh của Nhật Bản, nghiên cứu làm thế nào để sửa đổi các nội dung cơ bản như Điều 9 của Hiến pháp hòa bình, cởi trói cho Nhật Bản thực hiện quyền tự vệ tập thể, thúc đẩy các lực lượng vũ trang Nhật Bản đi ra quốc tế và can thiệp vào các vấn đề tranh chấp quốc tế.

Cùng năm, hội nghị này đã bị chấm dứt hoạt động do Thủ tướng Abe bất ngờ phải ra đi, gần đây là được khôi phục do ông Shinzo Abe tiếp tục tái cử chức Thủ tướng Nhật Bản.

Khi trả lời phỏng vấn tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản ngày 27 tháng 3, ông Shunji Yanai nhấn mạnh: "Không từ bỏ quyền tự vệ tập thể của Điều 9 Hiến pháp" và cho rằng: "Nhật Bản cùng với Australia và Hàn Quốc tuy không phải là quốc gia đồng minh, nhưng quan hệ rất chặt chẽ, thực hiện quyền tự vệ tập thể là việc đương nhiên, không cần phải lo ngại".

Ông Shunji Yanai từng cho biết, tán thành quyền tự vệ tập thể là cần thiết đối với việc bảo vệ các tuyến đường hàng hải và chống cướp biển.

Trung Quốc toan tính tiếp tục tìm cách chiếm đoạt bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) hiện do Philippines chiếm giữ. Cách làm của Trung Quốc là ngăn chặn Philippines tiếp tế cho binh sĩ trên bãi đá ngầm này, ép Philippines rút binh sĩ này về nước và không còn cơ hội quay trở lại.
Trung Quốc toan tính tiếp tục tìm cách chiếm đoạt bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) hiện do Philippines chiếm giữ. Cách làm của Trung Quốc là ngăn chặn Philippines tiếp tế cho binh sĩ trên bãi đá ngầm này, ép Philippines rút binh sĩ này về nước và không còn cơ hội quay trở lại.

Shunji Yanai còn nhấn mạnh, một khi tàu thuyền Mỹ bị tấn công ở vùng biển quốc tế, tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mặc dù không ở hiện trường thì cũng có thể trợ giúp phòng vệ.

Ông nói: "Ít nhất khi Mỹ đưa ra yêu cầu Nhật Bản hỗ trợ phòng thủ Guam, về Hiến pháp là có thể nói được, làm được, đồng thời dựa vào chính sách để tiến hành phán đoán".

Việt Dũng