Nước nào chi tiền, nhập nhiều vũ khí từ Trung Quốc nhất?

28/10/2013 10:17
Đông Bình
(GDVN) - Báo Trung Quốc căn cứ vào số liệu của Tập đoàn thông tin Jane's Anh ( Jane's Information Group), năm 2012, Thái Lan (70 triệu USD), Namibia (30 triệu USD), Việt Nam (30 triệu USD)... tiền vũ khí của TQ.
Mô hình tàu tấn công đổ bộ Trung quốc tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Abu Dhabi lần thứ 11 và Triển lãm Hải quân lần thứ hai ngày 17 tháng 2 năm 2013
Mô hình tàu tấn công đổ bộ Trung quốc tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Abu Dhabi lần thứ 11 và Triển lãm Hải quân lần thứ hai ngày 17 tháng 2 năm 2013

Mạng sina Trung Quốc ngày 26 tháng 10 dẫn trang mạng tổ hợp công nghiệp quân sự Nga đưa tin, rất nhiều chuyên gia cho rằng, những thông tin liên quan đến việc Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị mua hệ thống phòng không phòng thủ tên lửa HQ-9 Trung Quốc có ý nghĩa mang tính tiêu chí, nó có nghĩa là thị trường thương mại vũ khí thế giới từ đây đã xuất hiện một nhân vật mới: trẻ, có tính tấn công và rất có "dã tâm".

Trước đây, các công ty Trung Quốc chủ yếu được biết đến với việc cung ứng vũ khí hạng nhẹ cỡ nhỏ cho các nước đang phát triển, gần đây hình ảnh này đã có nhiều thay đổi. Hiện nay, các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc bán tất cả các sản phẩm, từ súng trường đến tàu hộ vệ, máy bay tiêm kích siêu âm và các vũ khí công nghệ cao khác, cần có sẽ có.

Đặc điểm nổi bật của các nhà tiêu thụ vũ khí Trung Quốc là tính tấn công mạnh, ngày càng gạt bỏ mạnh mẽ các đối thủ cạnh tranh, hơn nữa không chỉ ở thị trường các nước đang phát triển.

Chiến thắng đáng ngạc nhiên

Báo Trung Quốc tuyên truyền cho rằng, vị thế nước thành viên NATO cùng với sự không hài lòng "không giấu giếm" của Mỹ và đồng minh đều không thể ngăn cản được quyết tâm Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố chuẩn bị ký hợp đồng lớn, mua hệ thống vũ khí phòng không - phòng thủ tên lửa của công ty Trung Quốc mới được biết đến, chứ không phải của công ty Mỹ.

Mô hình tàu tấn công đổ bộ mới của Trung Quốc
Mô hình tàu tấn công đổ bộ mới của Trung Quốc

Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ từ chối đề nghị của Mỹ, mà còn từ chối đề nghị của công ty Nga và châu Âu. Tháng 9 năm nay, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ ra quyết định lựa chọn tên lửa HQ-9 của Công ty xuất nhập khẩu cơ khí chính xác Trung Quốc, gây ngạc nhiên cho Washington, Brussels và Moscow.

Điều gây ngạc nhiên hơn là, khi Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc, rõ ràng biết trang bị công nghệ của Trung Quốc khi sử dụng sẽ xuất hiện vấn đề tương thích với vũ khí NATO được trang bị trước đó.

Hơn nữa, Công ty xuất nhập khẩu cơ khí chính xác Trung Quốc còn nằm trong danh sách đen bị Bộ Ngoại giao Mỹ trừng phạt, lý do là công ty Trung Quốc đã tiến hành giao dịch vũ khí với Iran, Syria và CHDCND Triều Tiên, vì vậy bị Mỹ trừng phạt.

Thỏa thuận cuối cùng Trung Quốc cung cấp hệ thống phòng không HQ-9 cho Thổ Nhĩ Kỳ tạm thời còn chưa ký kết. Thổ Nhĩ Kỳ có thể cuối cùng không chịu được sức ép mạnh mẽ của Washington, từ chối trang bị kỹ thuật của Trung Quốc. Nhưng, mặt khác, Trung Quốc báo giá có sức hấp dẫn rất lớn, bởi vì Trung Quốc đã áp dụng phương pháp cũ "lần nào cũng đúng": bán phá giá. Giá bán hệ thống vũ khí phòng không của Trung Quốc chỉ là 3 tỷ USD, rẻ hơn rất nhiều sản phẩm cùng loại của Mỹ, châu Âu và Nga.

Bất kể sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống vũ khí phòng không-phòng thủ tên lửa của Trung Quốc kết thúc như thế nào, nó đều chứng minh, Trung Quốc đã mạnh mẽ xâm nhập thị trường vũ khí quốc tế, trở thành đối thủ cạnh tranh quan trọng của tất cả các nước lớn xuất khẩu vũ khí, hơn nữa thanh thế rất lớn, không còn che che đậy đậy như trước đây. Chuyên gia Pieter Wezeman, Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho rằng, đây là chiến thắng gây ngạc nhiên của Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.

Thời đại Trung Quốc chỉ tiêu thụ súng trường tự động và đạn ở các nước thế giới thứ ba đã trở thành quá khứ. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành nước lớn xuất khẩu vũ khí như các nước phát triển phương Tây. Căn cứ vào số liệu do Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm công bố vào đầu năm nay, trong giai đoạn từ năm 2008-2012, quy mô tiêu thụ của vũ khí thông thường của Trung Quốc gồm máy bay, tàu chiến, tên lửa và pháo tăng trưởng 162% so với cùng kỳ. Khách hàng chủ yếu của vũ khí Trung Quốc là Pakistan.

Báo Trung Quốc căn cứ vào số liệu của Tập đoàn thông tin Jane's Anh ( Jane's Information Group), năm 2012, Pakistan đã mua 611,8 triệu USD vũ khí từ Trung Quốc, sau đó lần lượt là Bangladesh (351,3 triệu USD), Bolivia (289 triệu USD), Venezuela (279 triệu USD), Zambia (140 triệu USD), Saudi Arabia (107 triệu USD), Iran (76 triệu USD), Thái Lan (70 triệu USD), Namibia (30 triệu USD), Việt Nam (30 triệu USD).

Trong bảng xếp hạng các nước lớn xuất khẩu vũ khí thế giới do Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế đưa ra, Trung Quốc đứng thứ 5, đã vượt Anh, nhưng chủ yếu là nhờ vào nhập khẩu vũ khí của Pakistan. Trong khi đó, 5 năm trước đó, Trung Quốc xếp thứ 8.

Căn cứ vào số liệu của Jane's Information Group, kim ngạch xuất khẩu vũ khí Trung Quốc đổi sang đồng USD cũng đang tăng nhanh, hầu như gấp đôi trong 5 năm qua, đạt 2,2 tỷ USD, chẳng hạn còn nhiều hơn tổng số của Canada và Thụy Điển. Trong bảng xếp hạng kim ngạch xuất khẩu vũ khí (USD), Trung Quốc hiện xếp thứ 8 thế giới.

Mô hình tên lửa không đối đất chuyên dụng và máy bay không người lái dòng CH của Trung Quốc
Mô hình tên lửa không đối đất chuyên dụng và máy bay không người lái dòng CH của Trung Quốc

Tập đoàn công nghiệp Phương Bắc Trung Quốc được cho là nhà sản xuất vũ khí lớn nhất Trung Quốc, căn cứ vào thông tin công bố trên mạng chính thức của công ty này, lợi nhuận năm 2012 đạt 9,8 tỷ nhân dân tệ, khoảng 1,6 tỷ USD.

Một nhà sản xuất vũ khí được biết đến nữa của Trung Quốc là Tập đoàn công nghiệp Phương Nam, lợi nhuận năm 2011 khoảng 1 tỷ USD. Hai công ty này cùng với một loạt nhà sản xuất vũ khí khác của Trung Quốc hoàn toàn có thể đứng vào bảng danh sách 100 doanh nghiệp sản xuất vũ khí mạnh nhất thế giới.

Nhưng, khi đưa ra danh sách như trên, Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm hoàn toàn không liệt kê được các công ty Trung Quốc, nguyên nhân là không nắm chắc số liệu thống kê chính xác và đáng tin cậy.

Các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vốn cho nghiên cứu chế tạo và sản xuất máy bay quân dụng và động cơ hàng không, mục đích là nhằm thu hẹp khoảng cách rõ rệt với phương Tây và Nga. Nhà phân tích Anderson của Jane's Information Group cho rằng, Trung Quốc có thể đuổi kịp đối thủ cạnh tranh trong triển vọng trung hạn, không có vấn đề gì đặc biệt trên phương diện này.

Về công nghệ, Trung Quốc tạm thời còn lạc hậu 10 năm. Nhưng, xét đến sự kiên trì của Trung Quốc trong thực hiện mục tiêu đã định và nguồn lực vật chất khổng lồ của họ, thời gian Trung Quốc vượt phương Tây trên phương diện này hầu như đã rất gần.

Một phần vũ khí tương đối của Trung Quốc hiện có thể không bằng sản phẩm cùng loại của phương Tây, nhưng điều này hoàn toàn không có nghĩa là vũ khí của Trung Quốc chất lượng không được, không ai mua và không có thị trường. Giá rẻ giúp cho các nhà thương mại vũ khí Trung Quốc gạt bỏ đối thủ cạnh tranh ở các nước đang phát triển.

Những năm gần đây, Trung Quốc cũng đã phát triển rất nhiều khách hàng mới, chẳng hạn Argentina. Năm 2011, Trung Quốc-Argentina đã ký hợp đồng cung ứng 40 máy bay trực thăng hạng nhẹ, lô Z-11 đầu tiên năm nay đã trang bị cho Không quân Argentina.

Đối vối việc khách hàng sử dụng trang bị mua giá rẻ của Trung Quốc làm nền tảng, rồi lắp vũ khí chất lượng cao của phương Tây, Trung Quốc cũng không tức giận. Chẳng hạn, năm 2012, Algeria đã đặt mua 3 tàu hộ vệ hạng nhẹ của Trung Quốc, chuẩn bị lắp ráp thiết bị radar của công ty Hà Lan. Trong khi đó, Thái Lan tiến hành cải tiến tàu hộ vệ nhập khẩu của Trung Quốc dưới sự giúp đỡ của Tập đoàn Saab Thuỵ Điển.

Trung Quốc hy vọng nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về công nghệ và các phương diện khác, hơn nữa Trung Quốc cũng có năng lực này. Trung Quốc chưa bao giờ tiếc tiền tiếc của trong việc đầu tư nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị mới. Để cạnh tranh được với vũ khí Trung Quốc "hàng đẹp giá rẻ", các đối thủ cạnh tranh phương Tây sẽ buộc phải cắt giảm đầu tư cho nghiên cứu khoa học.

Đông Bình