Phương Tây có thể can thiệp quân sự vào Syria vì vũ khí hóa học

31/05/2012 07:35
Nguyễn Hường (nguồn Telegraph)
(GDVN) - Phương Tây tin rằng chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad hiện sở hữu hàng trăm tấn VX, Sarin, khí mù tạc.
Lực lượng quân sự quốc tế có thể sẽ buộc phải can thiệp vào Syria nếu cuộc xung đột tại Syria khiến các kho dự trữ vũ khí hóa học của nước này có nguy cơ rơi vào tay những kẻ khủng bố - các nguồn tin ngoại giao phương Tây  nói với tờ nhật báo Telegraph ngày 30/5.

Các chuyên gia không thể đánh giá được quy mô các kho vũ khí hóa học của Syria do nước này không tham gia Công ước Vũ khí hóa học năm 1997 và cũng không là thành viên của tổ chức Cấm phổ biến vũ khí hóa học
Các chuyên gia không thể đánh giá được quy mô các kho vũ khí hóa học của Syria do nước này không tham gia  Công ước Vũ khí hóa học năm 1997 và cũng không là thành viên của tổ chức Cấm phổ biến vũ khí hóa học

Phương Tây tin rằng chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad hiện sở hữu hàng trăm tấn chất độc thần kinh VX, Sarin, khí mù tạc và lo ngại về sự an toàn của khu vực trong trường hợp chúng cũng như các kho đạn dược của Syria bị mất kiểm soát hoặc rơi vào tay của các nhóm khủng bố. 
Theo nguồn tin ngoại giao trên, hiện cuộc nổi dậy kéo dài 14 tháng tại nước này không gây ra "mối đe dọa hữu hình" đối với chính quyền của Tổng thống Assad.

Nhưng nếu điều đó thay đổi, cộng đồng quốc tế sẽ phải can thiệp để ngăn chặn nguy cơ vũ khí hóa học rơi vào tay những kẻ nguy hiểm.
Mối lo ngại này đặc biệt gia tăng trong bối cảnh Al-Qaeda đã rời Iraq tới Syria và được cho là thủ phạm gây ra một số vụ đánh bom tự sát gần đây tại nước này. 
Ngoài ra, giống như Israel, Syria không tham gia Công ước Vũ khí hóa học năm 1997 và cũng không trở thành thành viên của tổ chức Cấm phổ biến vũ khí hóa học.

Do đó, các chuyên gia quốc tế không thể biết được quy mô đẩy đủ của các kho dự trữ vũ khí hóa học của nước này vì không được quyền thanh sát và chính quyền của ông Assad không hề cung cấp thông tin nào về chúng.

Washington tin rằng Damascus hiện đang sở hữu 700 quả tên lửa Scud - một trong những kho vũ khí lớn nhất ở Trung Đông.
Washington tin rằng Damascus hiện đang sở hữu 700 quả tên lửa Scud - một trong những kho vũ khí lớn nhất ở Trung Đông. 

Bên cạnh đó, Syria theo đuổi các chương trình phát triển vũ khí hóa học từ những năm 1970 và là một trong những quốc gia tiến tiến nhất tại Trung Đông về lĩnh vực này.
Một lý do khiến phương Tây lo ngại về khả năng các kho vũ khí hóa học của Syria rơi vào tay các nhóm vũ trang cực đoan là vì nước này nằm giáp ranh với đồng minh Israel đang sở hữu các cơ sở hạt nhân và Thổ Nhĩ Kỳ. 
Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng chính quyền của ông Assad rất khó có thể sử dụng vũ khí hóa học để đối phó với lực lượng đối lập trong nước cho dù lực lượng vũ trang nước này đã được huấn luyện sử dụng chúng.
Theo ông Mike Rogers, một Dân biểu đảng Cộng hòa kiêm chủ tịch ủy ban tình báo của đảng này cho biết, Mỹ đã xác định được ít nhất một chục địa điểm lưu trữ vũ khí hóa học quan trọng của Syria, trong đó có khu phức hợp quân sự al-Safir ở gần thành phố Aleppo.

Khói lửa trong một cuộc xung đột giữa quân chính phủ và lực lượng nổi dậy Syria tại thành phố Homs
Khói lửa trong một cuộc xung đột giữa quân chính phủ và lực lượng nổi dậy Syria tại thành phố Homs

Cũng theo ông Rogers, các hình ảnh thu thập được từ vệ tinh cho thấy các bằng chứng rằng Syria đang tiếp tục duy trì và nâng cấp một chương trình vũ khí hóa học của mình, "tiếp tục tăng cường khả năng cung cấp cả đầu đạn thông thường và hóa học". Khu phức hợp quân sự  al-Safir được bảo vệ bằng tên lửa đất đối không SA-2.
Washington tin rằng Damascus hiện đang sở hữu 700 quả tên lửa Scud - một trong những kho vũ khí lớn nhất ở Trung Đông. Ngoài ra, Mỹ cũng đã thu thập được các bằng chứng cho thấy Syria đang nghiên cứu nắp đầu đạn hóa học vào các tên lửa này. Trong năm 2007, một nỗ lực tương tự của họ đã gây ra một vụ nổ khiến 15 nhà khoa học và kỹ sư Syria thiệt mạng.
Ngoài ra, phương Tây còn tin rằng các chương trình tên lửa và phát triển vũ khí hóa học của Syria đã nhận được sự giúp đỡ từ phía Triều Tiên và Syria.

Phương Tây sẽ can thiệp vào Syria nếu các kho vũ khí hóa học có nguy cơ rơi vào tay lực lượng khủng bố.
Phương Tây sẽ can thiệp vào Syria nếu các kho vũ khí hóa học có nguy cơ rơi vào tay lực lượng khủng bố.

Sau vụ thảm sát dân thường khiến 108 người thiệt mạng tại Houla ngày 25/5, hiện cộng đồng quốc tế đang chia rẽ trong việc có nên can thiệp quân sự vào Syria hay không.
Ngày 30/5, Trung Quốc một lần nữa khẳng định quan điểm phản đối can thiệp quân sự vào Syria, còn Nga nhận định sẽ là "hấp tấp" nếu Hội đồng bảo an Liên hợp quốc xem xét biện pháp mới đối với cuộc khủng hoảng này trong bối cảnh phương Tây tiếp tục gia tăng sức ép lên Damascus.
Trước đó, ngày 29/5, Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố không thể loại trừ khả năng can thiệp quân sự vào Syria để chấm dứt khủng hoảng và một ngày sau đó, Australia lên tiếng cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về biện pháp đó.
Cũng liên quan tới vụ việc trên, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu các nhà ngoại giao Syria nhanh chóng rời khỏi nước này như là một động thái nhằm phản đối vụ thảm sát dân thường mà chính quyền Tổng thống Assad bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm.
Nguyễn Hường (nguồn Telegraph)