Quan hệ Mỹ -Trung: đe dọa về an ninh, sống còn về kinh tế.

23/01/2012 11:45
Việt Dũng (Theo Tân Hoa xã)
(GDVN) - Đối với Mỹ, Trung Quốc không phải là “kẻ thù” đơn thuần như Liên Xô trước đây, mà là: đe dọa lẫn nhau về an ninh, quan hệ sống còn về kinh tế.

Ngày 15/1, tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản có bài viết cho rằng, lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ thường trú ở Darwin.

Bài viết cho rằng, Darwin có nắng nhiệt đới chói chang mặt đất, nhiệt độ cao tới 35 độ C. Darwin là thành phố cảng cực bắc của Australia.

Tháng 2/1942, máy bay trang bị cho tàu chiến của Hải quân Nhật Bản đã bay qua Darwin, tiến hành bắn phá điên cuồng đối với tàu chiến của quân đồng minh.

Lính thủy đánh bộ Mỹ sắp có mặt tại Darwin-Australia
Lính thủy đánh bộ Mỹ sắp có mặt tại Darwin-Australia

Sau 4 tháng, lực lượng cơ động này của Hải quân Nhật Bản đã bị tiêu diệt hoàn toàn trong trận chiến trên đảo Midway khi chiến tranh Thái Bình Dương ở vào thời điểm chuyển ngoặt. Darwin đã trở thành một cứ điểm phản công lớn của quân Mỹ.

Thị trưởng thành phố Darwin Graeme Sawyer cho biết: “Trong cuộc không kích của quân Nhật, binh sĩ Mỹ cũng đã thiệt mạng. Liên minh Australia-Mỹ được phát triển từ đó”.

Darwin là cứ điểm tấn công (đầu cầu) quan trọng khi quân Mỹ tiến về phía tây, từng làm căn cứ tiếp tế cho quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

Tháng 11/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đến thăm Australia, đưa ra chiến lược “quay trở lại” châu Á, đồng thời tuyên bố bắt đầu từ năm 2012 sẽ điều lực lượng lính thủy đánh bộ tới thường trú ở Darwin.

Mỹ và Trung Quốc coi đối phương là mối đe dọa về an ninh. Trong hình là máy bay ném bom B-52 của Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc coi đối phương là mối đe dọa về an ninh. Trong hình là máy bay ném bom B-52 của Mỹ.

Eo biển Đài Loan, biển Đông, biển Hoa Đông – đến nay, Mỹ cho rằng, Trung Quốc đang tạo ra mối đe dọa ở hướng Tây.

Đến trung tâm thành phố nhỏ hẹp, sau đó xe ô tô chạy khoảng 20 phút theo đường quốc lộ trên thảo nguyên, sẽ đến một trại lính có khoảng 5.000 binh sĩ Lục quân Australia. Dự kiến, binh sĩ Lính thủy đánh bộ Mỹ cũng sẽ đến khu vực này.

Một nguồn tin từ Quân đội Australia cho biết: “Chúng tôi có thể cố gắng hết sức tổ chức tập trận với lực lượng Lính thủy đánh bộ”.

Diện tích của thao trường bãi tập lên tới 10.000 km2, con số này chứng tỏ tiềm lực của “đồng minh mạnh nhất” Australia.

Điều quan tâm chính của quân Mỹ khi thường trú ở Darwin là tạo ra một môi trường để quân Mỹ có thể sử dụng Australia làm căn cứ tiền phương khi “có biến” ở châu Á. Mỹ sẽ luân phiên liên tục điều lực lượng quy mô nhỏ, nhiều nhất là 2.500 quân, thường trú ở Darwin.

Mỹ và Trung Quốc phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế đến mức sống còn
Mỹ và Trung Quốc phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế đến mức sống còn

Ứng cử viên dẫn đầu của Đảng Cộng hòa, Thống đốc bang Massachusetts Mitt Romney đã bày tỏ rõ ràng thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc trên hai phương diện kinh tế và an ninh.

Phe Đảng Cộng hòa với đại diện là Mitt Romney đã nghi ngờ về khả năng Mỹ duy trì đầy đủ sức chiến đấu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nếu Barack Obama tái cử, yêu cầu Chính phủ có thái độ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.

Thống đốc bang Texas, người tranh đề cử của Đảng Cộng hòa là Perry mạnh mẽ chỉ trích các hành động của Quân đội Trung Quốc như tấn công mạng…

Nhưng hầu hết các chuyên gia ngoại giao Mỹ cho rằng, cho dù người của Đảng Cộng hòa có thắng cử vào năm nay thì chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc vẫn sẽ không có thay đổi lớn.

Mặc dù có sự khác nhau về mức độ, nhưng Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đều cho rằng, Trung Quốc tạo ra mối đe dọa về an ninh. Đồng thời, trong tình hình tăng cường mối liên hệ kinh tế thương mại giữa Mỹ-Trung, Mỹ còn phải tiếp tục quan tâm tới lợi ích kinh tế đem lại từ sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Đối với Mỹ, Trung Quốc hoàn toàn không phải là một “kẻ thù” đơn thuần. Cho đến cuối tháng 10/2011, trị giá trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc sở hữu lên tới 1.134,1 tỷ USD, chiếm khoảng 1/4 tổng trị giá trái phiếu chính phủ Mỹ. 

Trung Quốc không phải là một "kẻ thù" đơn thuần của Mỹ. Trong hình là tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21C của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Trung Quốc
Trung Quốc không phải là một "kẻ thù" đơn thuần của Mỹ. Trong hình là tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21C của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Trung Quốc

Chính phủ Obama vừa xác định khu vực châu Á-Thái Bình Dương là “khu vực ưu tiên nhất về chiến lược”, muốn xác lập trật tự khu vực do Mỹ lãnh đạo. Có 2 loại tâm lý đan xen, một là có cảm giác Trung Quốc tạo ra mối đe dọa về an ninh, hai là trông đợi vào sự tăng trưởng của thế giới.

Tổng thống Barack Obama đề xuất, đến năm 2014 tăng gấp đôi việc làm với 2 triệu việc làm, nhằm cải thiện chính sách tranh cử được quan tâm nhất là kinh tế và việc làm. Điều này đòi hỏi Mỹ phải xâm nhập thị trường châu Á, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.

Mỹ và Trung Quốc một mặt nhấn mạnh tạo ra cho nhau mối đe dọa về an ninh, mặt khác sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế sâu sắc đến mức độ sống còn. Quan hệ giữa hai nước lớn Mỹ-Trung hoàn toàn khác với đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Việt Dũng (Theo Tân Hoa xã)