Tàu ngầm có tên lửa Đài Loan dễ dàng tiêu diệt tàu sân bay Trung Quốc?

13/04/2012 05:50
Đông Bình (Theo Thời báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Tàu ngầm Đài Loan trang bị tên lửa Harpoon đang được giao cho vai trò quan trọng hơn trước sức ép từ tàu sân bay, tàu đổ bộ cỡ lớn 071, 081 của TQ.
Tàu ngầm thông thường Hải Long - Hải quân Đài Loan.
Tàu ngầm thông thường Hải Long - Hải quân Đài Loan.

Tuần san “Tin tức Quốc phòng” (Defense News) Mỹ kỳ mới nhất đăng bài viết của Wendell Minnick cho biết, chương trình tên lửa chống hạm của Đài Loan đưa Hải quân Trung Quốc vào tầm ngắm.

Báo Mỹ viết, những thông tin từ công nghiệp quốc phòng Đài Loan cho biết, nhà cầm quyền Đài Loan đang có kế hoạch sản xuất một loại tên lửa chống hạm có tầm phóng lớn hơn, loại tên lửa chống hạm này có thể thuộc dòng tên lửa chống hạm Hùng Phong-3 (XF-3), nó sẽ được triển khai ở phía đông đảo Đài Loan, ngắm về phía tây eo biển Đài Loan và dọc bờ biển Trung Quốc.

>> Hé lộ các lực lượng đặc nhiệm bí mật của Đài Loan

Tin này còn cho biết, Đài Loan đang đưa tên lửa chống hạm siêu âm Hùng Phong-3 có phạm vi phòng thủ 300 km, động cơ phản lực xung áp (ép) lắp đặt trên 8 tàu hộ tống tên lửa lớp Thành Công do họ tự chế tạo.

Hành động này mang tên “Hướng Dương”, việc đặt tên này có thể đã tham khảo núi Hướng Dương giữa thành phố Hoa Liên (Hualien) và Đài Đông (Taitung) của Đài Loan.

Bộ Quốc phòng Đài Loan đã phủ nhận sự tồn tại của “Hành động Hướng Dương”. Một nguồn tin của Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết:

“Nói thật là, tôi có thể cam kết với các bạn, thông tin này hoàn toàn không đúng sự thực”. Mặc dù vậy, một thông tin khác từ Bộ Quốc phòng lại chứng thực thông tin Đài Loan triển khai tên lửa chống hạm Hùng Phong-3 ở hai bên bờ biển hòn đảo này, nhưng công trình này không bao gồm tên lửa tăng tầm phóng.

Tên lửa chống hạm Harpoon do Mỹ chế tạo.
Tên lửa chống hạm Harpoon do Mỹ chế tạo.

Nhà cầm quyền Đài Loan đang gia tăng lượng dự trữ tên lửa chống hạm kiểu mới các kiểu cỡ, những tên lửa chống hạm này có thể phóng từ tàu ngầm, tàu chiến (tàu nổi), bệ pháo phòng thủ ven biển và máy bay chiến đấu.

Hành động này là một phần trong chiến lược lâu dài của Đài Loan, dưới sự giám sát chặt chẽ, triển khai các trang thiết bị nhằm vào hạm đội Hải quân Trung Quốc và ven biển.

Báo Mỹ cho rằng, nguồn tin từ công nghiệp quốc phòng và Bộ Quốc phòng Đài Loan đều nói là Hải quân Đài Loan đang cải tạo 2 tàu ngầm diesel Hải Long để trang bị 32 quả tên lửa chống hạm Harpoon kiểu phóng ngầm UGM-84L.

Những tên lửa chống hạm này được Mỹ bán cho Đài Loan năm 2008 trị giá 200 triệu USD. Chương trình này đang được tiến hành tại căn cứ hải quân Tsoying-Cao Hùng, phía nam Đài Loan.

Trung đội tàu ngầm 256 Đài Loan chỉ có 2 tàu ngầm có thể tác chiến, chúng đều là sản phẩm do Hà Lan chế tạo vào thập niên 1980, mỗi tàu có thể lắp 28 quả ngư lôi hoặc tên lửa.

Công năng mới này sẽ giúp cho Hải quân Đài Loan mở rộng khả năng của mình tới phạm vi xa hơn ở dọc bờ biển Trung Quốc cả về hướng bắc lẫn hướng nam, đảo Hải Nam, các quân cảng quan trọng Sán Đầu và Hạ Môn đều nằm trong phạm vi đe dọa.

Tàu ngầm lớp Guppy - Hải quân Đài Loan.
Tàu ngầm lớp Guppy - Hải quân Đài Loan.

Ngoài ra, Đài Loan còn có 2 tàu ngầm diesel lớp Guppy thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng hiện nay chỉ dùng để huấn luyện.

Trước đây, có phương tiện truyền thông từng đưa tin nhầm rằng, tàu Hải Long đã có khả năng phóng tên lửa chống hạm Hùng Phong-2 kiểu cũ, thực ra, 2 tàu ngầm do Hà Lan chế tạo hoàn toàn không thể phóng tên lửa chống hạm.

Phó giám đốc quốc tế AMI của Công ty Phân tích Hàng hải Mỹ, Bob Nugent cho rằng, khả năng răn đe của tàu ngầm Đài Loan phải mạnh hơn khả năng điều động lực lượng quân sự của nó. Ông nói:

“Hải quân Trung Quốc hiểu rõ rằng, tàu ngầm trang bị tên lửa Harpoon được triển khai ở ngoài các cảng quan trọng sẽ tạo ra mối đe dọa, điều này khiến cho đánh giá chiến lược của và kế hoạch triển khai các hành động của hải quân ngoài eo biển Đài Loan của họ có xu hướng phức tạp hóa”.

Chuyên gia vấn đề Trung Quốc của Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ Andrew Eriksson cho rằng, ở dọc tuyến bờ biển phía tây Đài Loan, Đài Loan đã triển khai tên lửa chống hạm Hùng Phong-2 trên bờ biển, đồng thời còn triển khai tên lửa Harpoon loại phóng từ trên không và tàu chiến, trong đó có một số trang bị hệ thống ngăn chặn bờ biển, từ đó có thể tấn công các mục tiêu ven biển của Trung Quốc.

Tên lửa chống hạm siêu âm Hùng Phong-3 do Đài Loan tự nghiên cứu chế tạo.
Tên lửa chống hạm siêu âm Hùng Phong-3 do Đài Loan tự nghiên cứu chế tạo.

Nhưng, đối mặt với sự tấn công của tên lửa Trung Quốc, tên lửa bờ biển, tên lửa trang bị cho tàu chiến và máy bay của Đài Loan rất dễ bị tổn thương, do đó đã trao cơ hội tốt cho tàu ngầm Đài Loan tác chiến.

Nugent cho rằng, khi tác chiến với tàu chiến mặt nước càng phải như vậy, Hải quân Trung Quốc bắt đầu triển khai một số tàu chiến cỡ lớn quan trọng có giá trị cao, như tàu sân bay và tàu đổ bộ 071, 081, chúng dễ bị tổn thương nhất khi đối mặt với tên lửa Harpoon”.

Tên lửa chống hạm Harpoon phóng từ tàu ngầm.
Tên lửa chống hạm Harpoon phóng từ tàu ngầm.
Tàu chiến lớp Thành Công - Hải quân Đài Loan trang bị tên lửa chống hạm Hùng Phong-3.
Tàu chiến lớp Thành Công - Hải quân Đài Loan trang bị tên lửa chống hạm Hùng Phong-3.
Tàu sân bay Varyag - Trung Quốc.
Tàu sân bay Varyag - Trung Quốc.
Tàu vận tải đổ bộ Type 071 Côn Lôn Sơn.
Tàu vận tải đổ bộ Type 071 Côn Lôn Sơn.
Ý tưởng tàu tấn công đổ bộ 081 của dân mạng.
Ý tưởng tàu tấn công đổ bộ 081 của dân mạng.
Tàu khu trục lớp Hiện Đại - Hải quân Trung Quốc phóng tên lửa chống hạm siêu âm Sunburn.
Tàu khu trục lớp Hiện Đại - Hải quân Trung Quốc phóng tên lửa chống hạm siêu âm Sunburn.

Đông Bình (Theo Thời báo Hoàn Cầu)