Tàu ngầm hạt nhân chiến lược nào “khủng” nhất thế giới?

27/02/2012 15:53
Trịnh Tuân (Theo arms-expo)
(GDVN) - Trong số 8 tàu ngầm được đánh giá là tàu ngầm hạt nhân chiến lược hàng đầu thế giới, Nga có tới 3 đại diện

Hãng tin "Vũ khí của Nga" tiếp tục công bố bảng xếp hạng các loại vũ khí và các trang thiết bị quân sự khác nhau trên toàn thế giới.

Tại thời điểm hiện tại, các chuyên gia tên lửa của Nga tiến hành đánh giá so sánh các tàu ngầm chiến lược hạng nặng (TRPK - тяжёлые ракетные подводные крейсеры) của Nga và nước ngoài.

Tiêu chí đánh giá so sánh được xây dựng trên một ma trận gồm các điểm:

Sức mạnh hỏa lực (số lượng đầu đạn hạt nhân, tổng công suất, phạm vi tối đa tên lửa đạn đạo liên lục địa, độ chính xác của tên lửa)

Mức độ hoàn thiện của cấu trúc (tải trọng, hiệu suất, độ bền, tỷ lệ giữa khối lượng toàn phần và thể tích của tàu ngầm)

Độ tin cậy (xác suất làm việc không hỏng, thời gian thực hiện một loạt bắn tên lửa, thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo, xác suất phóng tên lửa thành công)

Khả năng vận hành (tốc độ di chuyển trên mặt nước và dưới nước,chế độ bơi tự động)

Vanguard (Anh)
Vanguard (Anh)

Tổng số điểm của tất cả các thông số sẽ cho chúng ta kết quả đánh giá của các tàu ngầm. "Vũ khí Nga” đã thực hiện đánh giá và so sánh tất cả các tàu ngầm hạt nhân chiến lược trên toàn thế giới.

Trong đó, với việc đưa vào thử nghiệm chiếc tàu ngầm nguyên tử tự chế đầu tiên INS Arihant, Ấn Độ đã trở thành 1 trong 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân cùng với Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Nga.

Các chuyên gia đã chấm điểm và tìm ra 8 tàu ngầm hạt nhân chiến lược hàng đầu thế giới của Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Ấn Độ.

Ohio (Mỹ) – 49,4 điểm

Dolphin 667BDRM (Nga) – 47,7 điểm

Akula 941 (Nga) – 47,1 điểm

Borey 955 (Nga) – 41,7 điểm

Vanguard (Anh) – 35,9 điểm

Le Triomphant (Pháp) – 33,4 điểm

094 Jin (Trung Quốc) – 30,1 điểm

INS Arihant (Ấn Độ) – 17,7 điểm

094 Jin (Trung Quốc)
094 Jin (Trung Quốc)
Le Triomphant (Pháp)
Le Triomphant (Pháp)
INS Arihant (Ấn Độ)
INS Arihant (Ấn Độ)

Tầu ngầm hạt nhân chiến lược Ohio (Hoa Kỳ)

Tốc độ (trên mặt nước) 17 hải lý

Tốc độ (dưới nước) 25 hải lý

Độ sâu hoạt động 365 m

Lặn sâu tối đa 550 m

Chế độ bơi tự động 90 ngày đêm

Ê kíp 160 người

Lượng dãn nước nổi (trên mặt nước) 16 746 tấn

Lượng dãn nước ngầm (dưới mặt nước) 18 750 tấn

Chiều dài 170,7 m

Chiều rộng 12,8 m

Mướn nước trung bình 11,1 m

Lò phản ứng hạt nhân GE PWR S8G

2 tua-bin 30 000 mã lực

Tua-bin phát điện 2-4 MW

Động cơ Diesel công suất 1,4 MW

Động cơ diesel dự trữ công suất 325 mã lực

Vũ khí

4 ngư lôi 533 mm

24 tên lửa đạn đạo Trident II D5

Dự án chế tạo tàu ngầm Ohio bắt đầu từ năm 1970. Đến năm 1991, Hạm đội Mỹ đã có tới 18 tàu ngầm loại này. Ngày nay chỉ còn 14 chiếc hoạt động.

Ohio có chiều dài gần bằng 2 sân bóng đá và cao bằng 2 tòa nhà 4 tầng, đủ chỗ để chứa 24 tên lửa hạt nhân và 160 thủy thủ trong hành trình dài ngày.

Tàu ngầm Ohio là biểu tượng đầy uy lực và là tàu ngầm lớn nhất trong hạm đội của Hoa Kỳ. Ohio có nhiệm vụ ngăn chặn các mối đe dọa và nó thường xuyên hoạt dộng ngoài biển.

Năm 2003, để thực hiện các thỏa thuận về chương trình không phổ biến vũ khí hạt nhân, Hải quân Hoa Kỳ đã rang bị cho 4 chiếc tàu ngầm Ohio đầu tiên tên lửa hành trình Tomahawk, và công việc hoàn tất vào năm 2008.

Bốn tàu còn lại trong sê-ri đầu tiên được tái trang bị tên lửa Trident-2, để thay thế cho tất cả các tên lửa Trident-1. Do việc cắt giảm các tàu tên lửa ở Thái Bình Dương, một bộ phận các tàu "Ohio" đã được chuyển đến Đại Tây Dương từ Thái Bình Dương.

Tàu ngầm Ohio là nền tảng của lực lượng tấn công hạt nhân chiến lược Hoa Kỳ và thực hiện nhiệm vụ liên tục tới 60% thời gian ở ngoài biển.

Dolphin 667BDRM  (NATO gọi là Delta-IV)

Tốc độ (trên mặt nước) 14 hải lý

Tốc độ (dưới nước) 24 hải lý

Độ sâu hoạt động 400 m

Lặn sâu tối đa 650 m

Chế độ bơi tự động 90 ngày đêm

Ê kíp 140 người

Lượng dãn nước nổi (trên mặt nước) 11.740 tấn

Lượng dãn nước ngầm (dưới mặt nước) 18.200 tấn

Chiều dài 167,4 m

Chiều rộng 11,7 m

Mướn nước trung bình 8,8 m

2 lò phản ứng hạt nhân ВМ-4СГ (VM-4SG) công suất 180 MW

2 tua-bin công suất 60.000 mã lực

2 tua-bin phát điện ТГ-300 (TG-300) công suất 3 MW

2 động cơ Diesel công suất 460 kW

Động cơ diesel dự trữ công suất 325 mã lực

Vũ khí

4 ngư lôi 533 mm

16 tên lửa đạn đạo Р-29РМ

Con tàu cuối cùng thuộc dự án 667 và cũng là tàu ngầm tên lửa thế hệ 2 cuối cùng của Liên Xô là tàu ngầm tên lửa chiến lược 667BRDM Dolphin, do Trung tâm Thiết kế Kỹ thuật Hàng hải Rubin chế tạo dưới sự chỉ đạo của thiết kế trưởng, viện sĩ S.N.Kovaleva.

Chính phủ đã quyết định phát triển tàu ngầm hạt nhân mới vào ngày 10 tháng 9 năm 1975. Các vũ khí chính của tàu bao gồm tổ hợp tên lửa Д-9РМ (D-9RM) với 16 tên lửa liên lục địa nhiên liệu lỏng Р-29РМ (РСМ-54, SS-N-24), có tầm bắn và độ chính xác cao.

Những kỹ sư thiết kế ra nó đã tập trung vào việc đạt được các tính năng kỹ thuật và hiệu suất ở mức độ cao nhất.

Về khả năng chiến đấu, các tên lửa trang bị cho Dolphin được đánh giá là có uy lực mạnh mẽ hơn tên lửa Trident của Hải quân Mỹ có trọng lượng và kích thước nhỏ hơn.

Tùy thuộc vào số lượng và khối lượng đầu đạn các tên lửa ICBM trang bị trên tàu ngầm có thể đạt mục tiêu ở khoảng cách trên dưới 8.300 km.

Akula 941 (NATO gọi là Typhoon)

Tốc độ (trên mặt nước) 12 hải lý

Tốc độ (dưới nước) 25 hải lý

Độ sâu hoạt động 400 m

Lặn sâu tối đa 500 m

Chế độ bơi tự động 180 ngày đêm

Ê kíp 160 người

Lượng dãn nước nổi (trên mặt nước) 28.500 tấn

Lượng dãn nước ngầm (dưới mặt nước) 49.800 tấn

Chiều dài 172,8 m

Chiều rộng 23,3 m

Mướn nước trung bình 11,2 m

2 lò phản ứng hạt nhân ОК-650ВВ (OK-650VV) công suất 190 MW

2 tua-bin công suất 45.000 – 50.000 mã lực

Chân vịt 7 cánh quạt đường kính 5,55 m

2 động cơ Diesel АСДГ (ASDG) công suất 800 kW

Vũ khí

6 ngư lôi 533 mm

22 ngư lôi 53-65К (53-65K) , СЭТ-65 (SET-65), САЭТ-60М (SAET-60M), УСЭТ-80 (USET-80) hoặc tên lửa gắn thủy lôi Водопад (Vodopad)

20 tên lửa đạn đạo Р-39 (R-39)

8 tên lửa Igla

Yêu cầu thiết kế một tàu ngầm hạt nhân mới, là câu trả lời cho Ohio của Mỹ, đã được đưa ra vào tháng 12 năm 1972. Tổng công trình sư của dự án là С. Н. Ковалёв (S.N. Kovalev). Tàu ngầm phải được trang bị tên lửa đạn đạo P-39 (РСМ-52).

So với các tên lửa Trident-1, được trang bị trên Ohio, tên lửa R-39 có phạm vi và hiệu suất tốt nhất. Tuy nhiên, P-39 lại dài và nặng  gần như gấp đôi tên lửa của Mỹ.

Ngày 19 tháng 12  năm 1973, chính phủ quyết định để bắt đầu thiết kế và xây dựng tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới Akula thuộc dự án 941. Nguyên mẫu đầu tiên là TK-208 đã được chế tạo bởi công ty Sevmash trong tháng 6 năm 1976 và trình làng vào ngày 23 tháng 9 năm 1980.

TK-208 được đưa vào hoạt động ngày 12 tháng 12 năm 1981. Từ năm 1981-1989, 6 tàu ngầm Akula đã được trang bị cho Hải quân Liên Xô. Tàu ngầm Akula được thiết kể thực hiện các cuộc tấn công tên lửa hạt nhân trên một phạm vi rộng lớn vào các cơ sở quân sự lớn và các mục tiêu trọng yếu của đối phương.

Borey 955

Tốc độ (trên mặt nước) 15 hải lý

Tốc độ (dưới nước) 29 hải lý

Độ sâu hoạt động 400 m

Lặn sâu tối đa 480 m

Chế độ bơi tự động 90 ngày đêm

Ê kíp 107 người

Lượng dãn nước nổi (trên mặt nước) 14.720  tấn

Lượng dãn nước ngầm (dưới mặt nước) 24.000 tấn

Chiều dài 160 m

Chiều rộng 13,5 m

Mướn nước trung bình 10 m

1 lò phản ứng hạt nhân ОК-650В (OK-650V) công suất 190 MW

Vũ khí:

6 ngư lôi TA 533 mm

16 tổ hợp tên lửa đối hạm Д-30 (D-30), tên lửa đạn đạo Р-30 Булава (R-30 Bulava)

Các tàu ngầm thuộc Dự án 955 Borey của Nga là loạt tàu ngầm nguyên tử thế hệ thứ 4 lớp “Tàu ngầm tuần dương chiến lược mang tên lửa”.

Dự án chế tạo tàu ngầm này do Trung tâm Thiết kế Kỹ thuật Hàng hải Rubin tại Sant-Peterburg tiến hành. Đứng đầu Dự án là Tổng công trình sư V.A.Zdornova.

Theo kế hoạch ban đầu, loại tên lửa trang bị cho Borey là tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu rắn thế hệ mới R-39UTTKH Barka của Nga.

Tuy nhiên, sau 3 lần phóng thử nghiệm bất thành loại tên lửa này trên APL, Bộ Quốc phòng Nga quyết định thay thế bằng loại tên lửa khác.

Tên lửa thay thế là tổ hợp tên lửa D-19M với tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu rắn R-30 Bulava hay còn gọi là RSM-56.

Các tàu ngầm tuần dương lớp Borei được chế tạo nhằm thay thế các tàu ngầm thuộc Dự án 941 Akula và Dự án 667BDRM Delphin.

Trịnh Tuân (Theo arms-expo)