"Thiết kế tàng hình của J-20, J-31 TQ chưa đạt tiêu chuẩn thế hệ 5"

28/12/2012 07:45
Đông Bình
(GDVN) - Theo báo Mỹ, những thiết kế tàng hình này của Nga và Trung Quốc có thể còn xa mới đạt tiêu chuẩn máy bay thế hệ thứ năm.
Máy bay chiến đấu F-117 quân Mỹ là thủy tổ của máy bay chiến đấu tàng hình, đã tham chiến và bị bắn rơi trong Chiến tranh Kosovo
Máy bay chiến đấu F-117 quân Mỹ là thủy tổ của máy bay chiến đấu tàng hình, đã tham chiến và bị bắn rơi trong Chiến tranh Kosovo

Tờ “Phương Đông” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, từ khi F-117 ra đời vào đầu thập niên 1980 đến nay, Không quân Mỹ luôn độc chiếm lĩnh vực tác chiến tàng hình và tình hình này vẫn chưa thay đổi.

Hiện nay, còn chưa có nước nào khác trang bị máy bay quân sự như máy bay ném bom B-2 hoặc máy bay chiến đấu F-2. Hơn nữa, không lâu nữa, máy bay chiến đấu F-35 cũng sẽ gia nhập quân đội.

Nhưng, trong 3 năm qua, Nga và Trung Quốc lần lượt bắt đầu cho bay thử 3 loại máy bay chiến đấu tàng hình. Mặc dù Mỹ vẫn có ưu thế trên không rất lớn về công nghệ tàng hình, nhưng máy bay chiến đấu tàng hình của Nga và Trung Quốc đã gây lo ngại cho một số người, họ cho rằng điều này đánh dấu Mỹ sẽ từng bước mất đi ưu thế độc quyền tàng hình lâu dài.

Tuy nhiên, tầng lớp cấp cao của Quân đội Mỹ hoàn toàn không để ý đến chuyện này. Họ tuyên bố, thiết kế ngoại hình đơn giản hoàn toàn không đủ để bảo đảm khả năng nhìn thấy tốt ở tầm thấp.

Rõ ràng, để có hiệu quả tàng hình tốt, máy bay chiến đấu phải được thiết kế một loạt công nghệ, chiến thuật, huấn luyện và kỹ xảo.

Từ thiết kế đến hình thành khả năng tác chiến, F-22 đã trải qua thời gian 20 năm. Trong thời gian đó, Raptor đã phải trả giá đắt rất nhiều. Trong khi đó, F-35 muốn hình thành khả năng tác chiến cũng cần nhiều năm nữa.

Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-22 Không quân Mỹ
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-22 Không quân Mỹ

Trong giai đoạn thử nghiệm hệ thống tàng hình ban đầu, Mỹ đã tiến hành kiểm tra, cải tiến nhiều lần về vật liệu, điện tử và bộ cảm biến, sự tích hợp của những hệ thống này là nhiệm vụ nặng nề hơn.

Nắm chắc được việc chế tạo, duy tu và kiểm tra bay của máy bay chiến đấu tàng hình cần bỏ ra rất nhiều thời gian, vốn và nhẫn nại.

Mỹ vẫn đang không ngừng nâng cấp tính năng cho F-22. Năm 2011, cựu Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, Norton A. Schwartz từng cho biết, Không quân hoàn toàn không chùn bước khi đối mặt với các thách thức từ đối thủ, vẫn đang đầu tư hàng tỷ USD để không ngừng nâng cấp tính năng cho F-22.

Schwartz đã tiết lộ hiếm có về sự phát triển khả năng tàng hình của Mỹ, cho biết, Không quân đầu tư “hơn 2 tỷ USD” vào nghiên cứu phát triển công nghệ tàng hình, mục đích là để nỗ lực giành được công nghệ mới, đáp ứng sự tiến bộ trong nghiên cứu chế tạo máy bay thế hệ thứ sáu.

Những công nghệ tiên tiến này bao gồm các công nghệ như vật liệu, công nghệ chế tạo, liên kết dữ liệu, radar khẩu độ, radar có tỷ lệ phân giải cao, bộ cảm biến có tính năng tiên tiến hơn.

Vì vậy, một quan chức cấp cao Không quân cho biết, những nước khác nghiên cứu phát triển 3-4 loại thiết kế tàng hình hoàn toàn sẽ không gây tác động quá lớn đối với Mỹ.

Căn cứ vào các tài liệu hiện có, rất khó biết được phải chăng máy bay chiến đấu mới của Nga và Trung Quốc có khả năng tàng hình thực sự của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hay không. Những thiết kế tàng hình này của họ có thể còn xa mới đạt tiêu chuẩn máy bay thế hệ thứ năm.

Nhưng, mặc dù chúng không gây ra thách thức trực tiếp, nhưng nó xuất hiện sớm hơn so với phán đoán của các cơ quan tình báo Mỹ. Cộng với sự phổ biến nhanh chóng của công nghệ máy tính và gián điệp mạng, làm cho mọi người bắt đầu suy đoán, ưu thế của Mỹ về máy bay chiến đấu không hề mạnh như tiết lộ của các quan chức Mỹ.

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc

Gần đây, Trung Quốc đã phô diễn máy bay chiến đấu tàng hình J-20, J-31. Herbert J. Carlisle, Tư lệnh Không quân khu vực Thái Bình Dương cho rằng, sự phát triển máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc cảnh báo Mỹ không thể thỏa mãn với công nghệ hiện có, bởi vì đối thủ đang nhanh chóng đuổi theo.

Theo Carlisle: “Về khả năng tàng hình, Trung Quốc lạc hậu so với chúng tôi. Nhưng họ sẽ không ngừng phát triển, hoàn thiện, vì vậy chúng tôi không thể thỏa mãn với hiện trạng, chúng tôi cũng cần không ngừng phát triển”.

Carlisle cho biết, Trung Quốc đang cố gắng luôn không ngừng hoàn thiện tính năng và chất lượng máy bay chiến đấu. Điều này có nghĩa là, ưu thế tàng hình 30 năm qua của Mỹ hoàn toàn không thể bảo đảm nó vẫn có thể duy trì ưu thế tương tự ở lĩnh vực này trong tương lai.

Ông cho rằng, tình hình Mỹ độc chiếm lĩnh vực tàng hình 30 năm qua sẽ khó có thể tiếp tục, cho dù vẫn có thể duy trì ưu thế tác chiến trên không, nhưng đối thủ cũng sẽ thu hẹp khoảng cách với Mỹ.

Carlisle nói: “Xem xét các nhân tố như chuyển dịch công nghệ, giáo dục, tôi cho rằng, chúng ta vẫn có ưu thế tàng hình, nhưng sẽ không duy trì quá lâu”. Máy bay chiến đấu chủ yếu gây thách thức là T-50 của Sukhoi Nga. Về lý thuyết và những tuyên truyền J-20 (Thành Đô) và J-31 (Thẩm Dương)  của Trung Quốc cũng có thể là các sản phẩm có tố chất tàng hình!.

Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm T-50 của Nga
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm T-50 của Nga

T-50 Nga

T-50 được quan chức Nga ca ngợi là máy bay chiến đấu thế hệ mới có thể sánh ngang với F-22, nhưng chi phí chế tạo lại thấp hơn nhiều F-22. Nga vừa chuẩn bị trang bị T-50, vừa đưa nó ra thị trường, trong khi đó Washington cấm xuất khẩu F-22.

T-50 đã bay thử lần đầu tiên vào năm 2010, thiết kế có phần tương tự F-22, hơn nữa Nga tuyên bố máy bay chiến đấu này có thể tiến hành bay siêu âm. T-50 có tính cơ động ngang với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư Su-35 của Nga, vẫn chưa đạt trình độ của F-22. Nó đã áp dụng thiết kế kiểu cánh vịt và trang bị vòi phun véc-tơ.

Có nhà phân tích cho rằng, nhìn phía trước, cánh quạt động cơ của T-50 hoàn toàn không có tính năng tàng hình đầy đủ. Khí đuôi phun ra của động cơ hầu như cũng không tiến hành thiết kế tàng hình cơ bản, không có đặc điểm điển hình “răng cưa” tương tự động cơ máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ.

Động cơ hiện trang bị của T-50 có thể sẽ không được lắp đặt cuối cùng, nhưng thiết kế 2 động cơ lớn này chắc chắn sẽ làm cho hiệu quả tiết diện ngang radar của nó khó đạt trình độ của F-22 hoặc F-35.

Nga và Ấn Độ đã ký thỏa thuận hợp tác lâu dài cùng nghiên cứu chế tạo T-50. Ấn Độ cho biết, T-50 phiên bản Ấn Độ sẽ xuất hiện vào năm 2020 và bắt đầu trang bị vào năm 2025. Còn tin tức phía Nga cho biết, T-50 sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2015, năm 2018 sẽ trang bị cho quân đội.

Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm T-50 của Nga
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm T-50 của Nga

Nga có kế hoạch mua 200-300 chiếc T-50; trong khi đó Ấn Độ có kế hoạch sở hữu 144 máy bay chiến đấu loại này. Xét tới việc Ấn Độ đầu tư nghiên cứu phát triển, FGFA phiên bản Ấn Độ (máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm) có đơn giá sẽ là 140 triệu USD (tính theo giá hiện nay).

Một chuyên gia giấu tên cho biết: “Họ (Nga) cho biết, sẽ chế tạo rất nhiều máy bay chiến đấu loại này, nhưng tôi cho rằng, họ sẽ còn rất nhiều việc phải làm, T-50 hiện nay chẳng qua là máy bay nghiệm chứng khái niệm”. Chuyên gia này cho rằng, nếu Nga tiến hành sản xuất hàng loạt theo thiết kế hiện nay của Nga, “khả năng tàng hình của loại máy bay này sẽ rất có hạn”.

Xét tới công tác nghiên cứu chế tạo T-50 còn cần nhiều năm nữa, Nga đã đặt mua 48 máy bay chiến đấu Su-35 để dùng khi quá độ. Nga cho biết, Su-35 có khả năng tàng hình nhất định, chức năng ghi nhớ tần số sóng điện số hóa có thể bắt được sóng điện từ của radar, sau đó phản xạ bằng các tần số khác nhau, tiến hành đánh lừa đối phương.

Các chuyên gia cho rằng, ghi nhớ tần suất sóng điện dữ liệu chỉ có hiệu quả trong điều kiện nhất định, nhưng khi đối mặt với radar mảng pha chủ động thì sẽ rất yếu. F-22 và F-35 đều trang bị radar mảng pha, F-15 và F-16 phiên bản nâng cấp cũng sẽ trang bị loại radar này.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ

J-20 Trung Quốc

Máy bay chiến đấu J-20 do Công ty máy bay Thành Đô thiết kế, hình ảnh về nó bắt đầu được lưu truyền vào cuối năm 2010. Hiện nay, vẫn chưa rõ là Bắc Kinh chính thức chủ động tiết lộ hay là do những người yêu thích quan tâm chặt chẽ đến máy bay Thành Đô chụp được. J-20 phần nào cũng tương tự F-22, nhưng chỉ giới hạn ở phần trước thân máy bay, ống nạp của máy bay hầu như được cải tiến từ thiết kế của F-35. Cánh và đuôi được thiết kế không hài hòa với thiết kế tàng hình khác, trong khi cửa phản lực của động cơ hầu như cũng chưa xử lý tàng hình.

Xét tới vị trí trọng tâm và độ dài của J-20, máy bay chiến đấu này hoàn toàn không quá chú trọng tính cơ động, mà nhấn mạnh giảm thấp hiệu quả tiết diện radar. Kho vũ khí bên trong rộng rãi cho thấy, sự định vị của nó không giống lắm với không quân phương Tây.

Một số người cho rằng, máy bay chiến đấu này chỉ nhằm có được tính năng tàng hình để đạt mục tiêu, dùng tên lửa tiến hành tấn công, sau đó nhanh chóng rút lui. Những khả năng này có nghĩa là, J-20 chủ yếu dùng để tấn công căn cứ hoặc tàu chiến của đối phương.

Xét thấy Mỹ chủ yếu phụ thuộc vào tàu sân bay và căn cứ tuyến đầu hỗ trợ cho các hành động ở châu Á-Thái Bình Dương, thiết kế như vậy hoàn toàn dễ hiểu. Ngoài ra, lực lượng quân sự Trung Quốc nhấn mạnh, ngay từ khi xảy ra xung đột lúc ban đầu, tiến hành làm tê liệt hệ thống tình báo trinh sát và căn cứ tuyến đầu của Mỹ.

Chiến đấu cơ J-20
Chiến đấu cơ J-20

Trong triển lãm hàng không mới nhất, Công ty máy bay Thành Đô đã trưng bày mô hình của J-20, thiết kế kho đạn rất giống với F-22. Nếu mô hình này đủ chính xác, thì có nghĩa là J-20 dùng để tiến hành tấn công máy bay đối phương. Vì vậy, nó có thể trở thành máy bay cảnh báo sớm trên không E-3, máy trinh sát tình báo cỡ lớn hoặc sát thủ của máy bay tiếp dầu trên không.

Trung Quốc đã thừa nhận sự tồn tại của J-20, nhưng chưa cho biết máy bay chiến đấu này là máy bay nghiệm chứng khái niệm hay máy bay mẫu. Theo quan chức tình báo Mỹ, công tác nghiên cứu chế tạo J-20 đã bắt đầu từ giữa thập niên 1990. Trung Quốc dự đoán, J-20 sẽ hình thành khả năng tác chiến sơ bộ vào năm 2018.

Tháng 1/2011, máy bay này đã bay thử lần đầu tiên, đúng dịp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là ông Robert Gates thăm Trung Quốc. Dư luận cho rằng, Trung Quốc đã cố tình thị uy với Robert Gates, bởi vì Gates từng cho rằng đến năm 2020 máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc mới xuất hiện.

J-31 Trung Quốc

Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, những hình ảnh máy bay J-31 bắt đầu lưu hành trên mạng. Xét tới trường hợp của J-20, lần này Trung Quốc cũng có thể truyền đi thông điệp với bên ngoài, khẳng định Trung Quốc có khả năng đồng thời phát triển 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình.

Máy bay chiến đấu tàng hình J-31 Trung Quốc
Máy bay chiến đấu tàng hình J-31 Trung Quốc

Trong những máy bay chiến đấu tàng hình không phải do Mỹ chế tạo, J-31 và F-22 giống nhau nhất về thiết kế bề ngoài. Ngoài ra, theo tâng bốc của truyền thông TQ, kích cỡ bình thường của J-31 cũng có nghĩa là nó có tính năng cơ động rất cao.

Trên thực tế, những hình ảnh của máy bay này đã xuất hiện vào tháng 9/2011, nhưng, do có độ cao tương tự F-22 nên có người cho là thiết kế khái niệm.

Thiết kế hoặc ngoại hình vòi phun khí đuôi động cơ không có bất cứ tính toán nào về tàng hình. Bánh đáp của máy bay chiến đấu này rất chắc chắn, bánh đáp chính tương tự thiết kế máy bay chiến đấu F-14 Tomcat trước đây của Hải quân Mỹ, bánh đáp trước đã áp dụng thiết kế 2 bánh.

Những điều này cho thấy, J-31 có thể sẽ cải tiến thành máy bay hải quân. Điều khác với máy bay hải quân Mỹ là, máy bay chiến đấu này không có cánh nổi bật.

Đông Bình