Trung Quốc giải mã được công nghệ mật ở F-22?

07/06/2012 11:47
Theo Đất Việt
Hình ảnh mới về máy bay J-20 của Trung Quốc khiến chuyên gia quân sự thế giới đặt nghi vấn, Trung Quốc đã nắm được công nghệ mật trang bị trên F-22 của Mỹ?
Hình ảnh mới về máy bay J-20 của Trung Quốc khiến chuyên gia quân sự thế giới đặt nghi vấn, Trung Quốc đã nắm được công nghệ mật trang bị trên F-22 của Mỹ? Từ lâu, đã có nhữn đồn đoán về việc Trung Quốc sao chép công nghệ tàng hình từ máy bay chiến đấu Mỹ để phục vụ thiết kế J-20. Trong đó, vòm kính khoang lái của máy bay này được cho là mang dáng dấp của F-22.
Tuy nhiên, sau hình ảnh về chuyến bay thử nghiệm của chiếc J-20 số hiệu 2002, nghi vấn về việc Trung Quốc "đạo công nghệ" Mỹ lại rộ lên. Lần này liên quan đến hệ thống hiển thị HUD. Với hình ảnh mới, ngay lập tức các chuyên gia quân sự đã đem so sánh nó với hệ thống HUD trên F-22 của Mỹ. Sự giống nhau được đánh giá ở mức "đáng kinh ngạc" và "lạ kỳ". "Có vẻ như một số công nghệ của F-22 đã bị rò rỉ" - tác giả Jesus Diaz nhận định trong một bài viết đăng tải trên trang mạng công nghệ Gizmodo - Dường như, "Trung Quốc đã sử dụng gián điệp ăn cắp và thực hiện dịch ngược mã để nắm lấy công nghệ mật của Mỹ".
Hình ảnh so sánh hệ thống hiển thị HUD trên 2 loại máy bay tàng hình J-20 (trái) và F-22 (phải) đang làm các chuyên gia lo ngại rằng Trung Quốc đã ăn cắp được một số công nghệ tinh vi của máy bay chiến đấu Mỹ.
Hình ảnh so sánh hệ thống hiển thị HUD trên 2 loại máy bay tàng hình J-20 (trái) và F-22 (phải) đang làm các chuyên gia lo ngại rằng Trung Quốc đã ăn cắp được một số công nghệ tinh vi của máy bay chiến đấu Mỹ.
Trong một bài viết đăng trên The Washington Times, chuyên gia Reuben Johnson cho rằng, Trung Quốc phải mất tới 10 năm nữa mới có thể bắt đầu sản xuất động cơ tàng hình đầu tiên cho máy bay J-20 của họ. Trở lại năm 2009, khi đó máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc còn mới trong giai đoạn phát triển, Tướng He Weirong, Phó tư lệnh Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc phát biểu trên truyền hình rằng, J-20 sẽ không được đưa vào hoạt động cho tới năm 2017 - 2019. Ông này thậm chí còn đánh giá, nếu tiến độ phát triển J-20 không thể tăng tốc thì dự án này có thể được "xem xét lại". Tuy nhiên, tiến độ phát triển của J-20 cũng đã nhanh hơn nhiều lần so với dự kiến của các chuyên gia. Chuyên gia Bill Sweetman của tạp chí AviationWeek chỉ ra, đối với tất cả những tiến bộ của máy bay J-20, không ai dám chắc được  J-20 sẽ phục vụ khi nào, có thể là sớm hơn so với dự kiến.
Theo Đất Việt