Trung Quốc sẽ thực hiện tham vọng "cường quốc hải quân"

27/06/2012 06:02
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Trung Quốc thực hiện chiến lược Ba bước đi cho tiến trình hiện đại hóa hải quân, có tham vọng “hải quân toàn cầu”.
Tàu sân bay Varyag Trung Quốc.
Tàu sân bay Varyag Trung Quốc.

Trang mạng bình luận quốc phòng Ấn Độ đăng bài viết “Chiếm lấy vị thế dẫn trước về vũ khí” của Douglas C. Dyens, cho rằng, trong 10 năm tới, Trung Quốc sẽ hoàn toàn thực hiện tự lực cánh sinh trên phương diện vũ khí và công nghệ hàng không vũ trụ, đến giữa thế kỷ 21 phát triển thành một lực lượng hải quân mang tính toàn cầu.

Bài viết cho rằng, mặc dù Trung Quốc từng là một cường quốc đất liền vĩ đại và nước lớn thương mại trên biển, nhưng họ lại không tiến lên trong thời đại công nghiệp hóa. Năm 1949, Trung Quốc đã nhanh chóng xác định nhu cầu xây dựng hải quân hiện đại hóa, đồng thời giao trách nhiệm nặng nề cho Hải quân Trung Quốc.

Bài viết cho rằng, Hải quân Trung Quốc có 225.000 binh sĩ, chia làm 3 hạm đội: Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải. Mỗi hạm đội đều được hợp thành bởi hạm đội mặt nước (tàu nổi), lực lượng tàu ngầm, lực lượng hàng không hải quân và lực lượng phòng thủ ven bờ.

Hạm đội Nam Hải có 2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ, khoảng vạn quân. Các hạm đội Hải quân Trung Quốc có 10 căn cứ hải quân chính. Trong giai đoạn khủng hoảng, họ còn có thể điều động tàu thương mại và đội tàu cá khổng lồ.

Hải quân Trung Quốc ra sức vươn ra đại dương
Hải quân Trung Quốc ra sức vươn ra đại dương

Trung Quốc thực hiện chiến lược Ba bước đi cho tiến trình hiện đại hóa hải quân. Mỗi bước đều liên quan đến phát triển lực lượng trên biển và từng bước mở rộng phạm vi bảo vệ.

Bước thứ nhất, nhằm xây dựng một lực lượng hải quân tương đối hiện đại, có thể tác chiến ở chuỗi đảo thứ nhất (một loạt hòn đảo kéo dài từ Nhật Bản, Đài Loan xuống Philippines).

Bước thứ hai, nhằm phát triển một lực lượng hải quân mang tính khu vực, có thể tác chiến ngoài chuỗi đảo thứ nhất, đến chuỗi đảo thứ hai (bao gồm Guam, Indonesia và Australia).

Bước thứ ba, đến giữa thế kỷ 21 phát triển thành một lực lượng hải quân mang tính toàn cầu. Trung Quốc còn đầu tư vốn lớn xây dựng hạ tầng cơ sở trên biển. Các cảng biển như Đại Liên, Đổng Gia và Mã Tích Sơn hiện có thể neo đậu tàu chở hàng cỡ lớn lớp 40 tấn.

Mặc dù thiết kế và công nghệ quân sự ban đầu của Trung Quốc hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu, nhưng trong 50 năm, Trung Quốc từng bước giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, từng bước tự thiết kế, từ đó nhanh chóng phát triển công nghệ quân sự của mình.

Hiện nay, kỹ thuật đảo ngược (sao chép) của Trung Quốc rất mạnh và được dùng cho chế tạo vũ khí. Vì vậy, việc mua bán vũ khí của Trung Quốc có thể sẽ nhanh giới hạn ở vũ khí và hệ thống vũ khí tiên tiến đắt tiền. Điều có thể khẳng định là, trong 10 năm tới, Trung Quốc hoàn toàn thực hiện tự lực cánh sinh trên phương diện vũ khí và công nghệ hàng không vũ trụ.

Tăng cường tần suất tập trận trên biển.
Tăng cường tần suất tập trận trên biển.
Phát triển tàu chiến cỡ lớn.
Phát triển tàu chiến cỡ lớn.
Phô diễn hỏa lực.
Phô diễn hỏa lực.
Đe dọa dưới mặt biển.
Đe dọa dưới mặt biển.
Thường xuyên tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo, đá.
Thường xuyên tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo, đá.
Đẩy mạnh phát triển lực lượng hàng không cho Hải quân.
Đẩy mạnh phát triển lực lượng hàng không cho Hải quân.
Bành trướng ra toàn cầu.
Bành trướng ra toàn cầu.
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)