Vũ khí 'siêu vượt âm' cho F-22, F-35

28/06/2012 16:30
Theo Đất Việt
Trong tương lai, các máy bay F-22 và F-35 của Không quân Mỹ sẽ trang bị loại vũ khí tiên tiến, có khả năng bay ở tốc độ "siêu vượt âm".
Trong tương lai, các máy bay F-22 và F-35 của Không quân Mỹ sẽ trang bị loại vũ khí tiên tiến, có khả năng bay ở tốc độ "siêu vượt âm". Trong nhiều thập kỷ qua, quân đội Mỹ đã cố gắng nhưng rất ít lần thành công để phát triển tên lửa mới, có khả năng bay hành trình với tốc độ "siêu vượt âm". Các cuộc thử nghiệm tên lửa mới đã diễn ra không đồng đều, với nhiều thất bại lặp lại và chỉ có một vài thành công rời rạc. Gần đây, Không quân Mỹ đang đưa ra yêu cầu tham vọng hơn, lần này, để trang bị cho các máy bay chiến đấu tàng hình của họ.
Các máy bay tàng hình như F-22 và F-35 trong tương lai sẽ được trang bị loại vũ khí "siêu vượt âm".
Các máy bay tàng hình như F-22 và F-35 trong tương lai sẽ được trang bị loại vũ khí "siêu vượt âm".
Cụ thể là "vũ khí tấn công tốc độ cao" (High Speed Strike Weapon) có khả năng bay nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh (Mach 5) hoặc nhanh hơn thế. Về mặt lý thuyết, giới quân sự Mỹ yêu cầu vũ khí này phải phóng được từ các máy bay tàng hình như F-22 Raptor hay F-35 Joint Strike Fighter, và phải đạt tốc độ siêu vượt âm toàn hành trình để có thể vô hiệu hóa khả năng đánh chặn của các hệ thống phòng không của đối phương. Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Đạn của Không quân Mỹ đang tập hợp các bản thiết kế tốt nhất được các nhà thầu cung cấp để đánh giá trước khi chính thức chấp nhận thiết kế tối ưu. Theo thông báo của Không quân Mỹ, dù mẫu thử nghiệm nào được chọn thì kết quả cuối cùng cũng phải đạt được khả năng tấn công mục tiêu trong một thời gian di chuyển "giới hạn", có thể tấn công mục tiêu từ "khoảng cách giằng co phù hợp với chiến thuật". Nếu có thể thực hiện được hai tiêu chí này, vũ khí tấn công tốc độ cao sẽ là "đại diện của một hệ thống tên lửa phản lực siêu vượt âm", có thể giữ được sức mạnh trong "môi trường tác chiến khắc nghiệt nhất cho Quân đội Mỹ trong những thập kỷ tới", ông Steven Walker, Phó trợ lý Thư ký Khoa học công nghệ và kỹ thuật viết trong văn bản gửi Ủy ban Quân vụ Nhà Trắng vào tháng 2/2012.
Tên lửa siêu vượt âm X-51 được phóng từ các máy bay ném bom B-52.
Tên lửa siêu vượt âm X-51 được phóng từ các máy bay ném bom B-52.
Tháng 8/2011, Lầu Năm Góc đã thất bại trong cuộc thử nghiệm loại Phương tiện bay siêu vượt âm HTV-2 Falcon khi tên nó này bị đâm xuống biển Thái Bình Dương trong một cuộc thử nghiệm (>> chi tiết). Nhưng tới tháng 11/2011, họ đã làm tốt hơn nhiều bằng việc thử nghiệm thành công Vũ khí siêu thanh tiên tiến (AHW) (>> chi tiết) có thể tiến công toàn cầu trong thời gian ngắn. Cách đây hai năm, Không quân Mỹ cũng đã thử nghiệm thành công tên tiên tiến X-51 WaveRider có tốc độ bay tới Mach 5 trong thời gian 200 giây sau khi phóng. Đây là loại tên lửa siêu vượt âm có kích thước nhỏ gọn nhất, dài 8 mét và được trang bị trên các máy bay ném bom B-52. Không giống các loại vũ khí kể trên, vũ khí tấn công tốc độ cao (HSSW) không được xếp vào trong danh sách tên gọi vũ khí "tấn công toàn cầu" - những vũ khí được cho là có thể tấn công bất cứ nơi nào trên trái đất. Tên lửa Falcon được thiết kế để phóng vào trong không gian trước khi nó trở lại trái đất và tấn công các mục tiêu của nó. Cũng chính cơ chế phóng này khi quan sát trên màn hình radar, người ta không thể phân biệt được là đang bị tấn công bằng vũ khí thông thường hay bằng vũ khí hạt nhân - điều này có thể vô tình kích hoạt một cuộc chiến hạt nhân với nhiều quốc gia, như Nga hay Trung Quốc. Một tên lửa tương tự như Vũ khí tấn công toàn cầu được gắn trên các máy bay chiến đấu như F-22 và F-35 sẽ phải có kích thước nhỏ hơn, không mang đầu đạn hạt nhân và điểm nổi trội là nó bay với tốc độ "siêu nhanh", vì vậy sẽ tránh được một cuộc chiến hạt nhân. Tuy nhiên, việc chế tạo một tên lửa nhỏ gọn mà vẫn đảm bảo đạt tốc độ siêu vượt âm gây là một thách thức lớn về kỹ thuật. Để đạt được tốc độ cao, tên lửa cần động cơ mạnh mẽ, như giới hạn kỹ thuật hiện nay, động cơ như thế khá cồng kềnh. Ví dụ, để đạt tốc độ siêu âm, tên lửa chống hạm Yakhont của Nga nặng tới khoảng 1 tấn. Ngoài ra, tên lửa cũng sẽ cần phải được tích hợp các cảm biến tinh vi, hệ thống điều khiển chỉnh hướng tiên tiến và hệ thống dẫn đường chính xác để có thể tấn công chính xác mục tiêu trong khi bay với tốc độ cao. Bên cạnh đó, phần vỏ tên lửa cũng phải được chế tạo từ những vật liệu phức hợp tiên tiến như titan và vonfram để chịu được nhiệt lớn được tạo ra bởi sự cọ sát với không khí khi di chuyển ở tốc độ lớn hơn Mach 5. Để thực hiện kế hoạch đầy tham vọng này, Không quân Mỹ đang yêu cầu tăng 150% ngân sách nghiên cứu để tài trợ cho chương trình, từ 6,2 tỷ USD hiện tại tới 15,4 tỷ USD đến năm 2013. Lầu Năm Góc hy vọng, lượng ngân sách khổng trên sẽ tạo ra "lực đẩy" để họ thực hiện thành công kế táo bạo này. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chuyên gia không tin tưởng vào khả năng thành công của dự án.
Theo Đất Việt