Tìm hiểu bãi thử tên lửa trên Thái Bình Dương của Mỹ

13/07/2011 01:18
(GDVN) – Trong khuôn khổ chương trình triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu, giới lãnh đạo Mỹ rất quan tâm tới bãi thử tên lửa Barking Sands.

(GDVN) – Trong khuôn khổ chương trình triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu, giới lãnh đạo Mỹ rất quan tâm tới bãi thử tên lửa Barking Sands đặt trên quần đảo Hawaii và là một phần trong tổ hợp bãi thử phía Tây của Mỹ.

alt
Bãi thử tên lửa Thái Bình Dương Barking Sands của Hải quân Mỹ trên
quần đảo Hawaii.

Ban đầu, tại bãi thử tên lửa này còn có cả căn cứ không quân của Mỹ được xây dựng từ năm 1940 nhưng từ năm 1956 đến 1964 thì bãi thử này đã chuyển giao cho Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ.

Sau khi chuyển giao 0,15 km2 đất đầu tiên, Hải quân Mỹ đã chính thức gọi khu thử nghiệm này là bãi thử tên lửa Thái Bình Dương. Đến năm 1996, khi hoàn tất quá trình chuyển giao toàn bộ, bãi thử nghiệm này đã được đổi tên như ngày nay là bãi thử tên lửa Barking Sands trên Thái Bình Dương.

Bộ Tham mưu và Trung tâm chỉ đạo các hoạt động trên bãi thử Barking Sands được xây dựng trong khu quần thể với diện tích gần 7,28 km2, nằm ở khu bờ Tây đảo Kauai cách thành phố Kekaha 13 km về phía Đông Nam.

Nhìn chung, toàn bộ khu bãi thử Thái Bình Dương này của Mỹ là tương đối rộng, bao gồm cả diện tích bờ biển, không phận và hải phận. Cụ thể, 107,52 km2 diện tích bờ biển và không phận, gần 2.560 km2 diện tích mặt nước.

alt
Vị trí địa lý của bãi thử Barking Sands và sơ đồ khu vực thử nghiệm
tên lửa của Mỹ.

Xung quanh đảo Kauai được phân chia ra làm nhiều khu vực khác nhau, trong đó có khu vực hạn chế bay W-186 và W-188 đặt dưới sự kiểm soát của Ban chỉ đạo bãi thử; khu vực triển khai các hệ thống kiểm tra và thử nghiệm các hệ thống vũ khí mặt đất, trên không, mặt nước và vũ trụ, đồng thời còn có cả hệ thống công nghệ tiên tiến.

Bãi thử này được trang bị hệ thống radar, thiết bị đo dưới nước, thiết bị viễn trắc, phương tiện tác chiến điện tử vô tuyến, phương tiện chỉ huy tấn công mục tiêu, phương tiện thông tin liên lạc, thiết bị phóng, tổ hợp tên lửa đánh chặn THAAD, phương tiện biểu hiện và phân tích thông tin.

Bắt đầu từ ngày 21/11/1997, Hải quân Mỹ đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa trên bãi thử Thái Bình Dương. Trong giai đoạn từ 1997-2005 Hải quân Mỹ đã thử nghiệm các loại tên lửa: tên lửa phòng không có điều khiển Standarte và tên lửa đánh chặn Standart-3.

Ngày 4/8/2005 trong khuôn khổ chương trình thu dấu hiệu tên lửa đạn đạo, Mỹ đã phóng thử nghiệm thành công một loại tên lửa đặc biệt chuyên để thu thập thông tin cần thiết về mục tiêu đạn đạo của đối phương. Ngày 28/8 năm đó, Mỹ tiếp tục thử nghiệm lần hai loại tên lửa này trên bãi thử Thái Bình Dương.

Theo sự chỉ đạo của Giám đốc Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ, ngày 18/10/2006 sẽ hoàn tất quá trình vận chuyển tổ hợp tên lửa đánh chặn THAAD từ bãi thử White Sands (bang New Mexico) về bãi thử Thái Bình Dương.

alt
Mỹ thử nghiệm tên lửa đánh chặn SM-3 từ ngư lôi hạm DDG-70 trên
Thái Bình Dương.

Ngày 26/1/2007 Mỹ bắt đầu phóng thử nghiệm tên lửa đánh chặn THAAD từ bãi thử Thái Bình Dương trong khuôn khổ chương trình thử nghiệm tổ hợp phòng không/phòng thủ tên lửa di động.

Trong quá trình thử nghiệm, tên lửa mục tiêu loại Scud phóng đi từ thiết bị phóng di động trên Thái Bình Dương đã bị tên lửa đánh chặn tiêu diệt. Tiếp đó, vào ngày 22/6/2007 Mỹ đã thử nghiệm thành công tên lửa SM-3 Block IA khi đánh chặn tên lửa đạn đạo mục tiêu tầm trung.

Ngày 5/6/2008, Mỹ phóng thêm một quả tên lửa mục tiêu loại Scud để thử khả năng tác chiến của tên lửa đánh chặn Standart-2. Kết quả là Standrt-2 đã tiêu diệt mục tiêu giả định thành công ở độ cao 22 km.

Trong quá trình tập trận hải quân mang tên Stella Avenger diễn ra vào ngày 30/7/2009 và trong khuôn khổ chương trình triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa, Mỹ đã phóng thử nghiệm thành công tên lửa Standrt-3 từ ngư lôi hạm mang tên lửa DDG-70 Hopper và tiêu diệt tên lửa đạn đạo giả định của đối phương phóng từ bãi thử trên đảo Kauai.

Như vậy, Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ rất coi trọng bãi thử tên lửa Thái Bình Dương Barking Sands và coi đây là địa điểm thuận lợi nhất để tiến hành các đợt thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa các cấp.

{iarelatednews articleid='7244,7167,7122,6963,6966,6865,2111,1912,6702,6704,6594,1013,6498,2185,3174,3818,4278,3167'}

Hữu Kỷ - Nhật Minh (Tổng hợp)


alt