Virus cúm H7N9 đã vượt khỏi vùng miền Đông Trung Quốc tấn công thủ đô Bắc Kinh nâng tổng số ca nhiễm virus cúm H7N9 trên toàn Trung Quốc lên 44 và 11 người tử vong.
Cơ quan Y tế TP Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 13/4 cho biết một cháu bé 7 tuổi đã bị nhiễm virus cúm gia cầm H7N9, trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh ở thủ đô Trung Quốc.
Điều này đã được xác nhận sau một thử nghiệm do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc thực hiện. Hiện em bé đang được điều trị tại Bệnh viện Ditan (Bắc Kinh) trong tình trạng ổn định. Hai người tiếp xúc gần gũi nhất với bệnh nhân này chưa xuất hiện các triệu chứng cúm.
Theo Ủy ban Sức khỏe và Kế hoạch hóa gia đình quốc gia Trung Quốc, đến thời điểm này, đã có 44 người bị nhiễm virus H7N9, trong đó có 11 người tử vong. Đây là lần đầu tiên virus cúm H7N9 “vượt khỏi vùng miền Đông Trung Quốc”. Trước đó, các trường hợp nhiễm H7N9 chỉ tập trung chủ yếu ở Thượng Hải và các tỉnh miền Đông như An Huy, Giang Tô và Chiết Giang.
Cũng theo Ủy ban nói trên hiện nay mạng lưới phòng xét nghiệm cúm ở toàn bộ 31 tỉnh, thành phổ tại Trung Quốc đều có thể xét nghiệm virus H7N9 sau khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh nước này cung cấp 160.000 liều thuốc thử phản ứng cho các phòng xét nghiệm.
Xác định nguồn gốc virus cúm H7N9
Các nhà khoa học Trung Quốc và thế giới đang nỗ lực để xác định nguồn gốc và cơ chế lây truyền của chủng virus mới gây cúm H7N9.
Theo kết quả nghiên cứu di truyền học đảo ngược của chủng virus cúm H7N9 do Phòng thí nghiệm trọng điểm nguồn vi sinh học và miễn dịch học Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho thấy gen chủng virus cúm H7N9 đến từ sự kết hợp gen giữa chim hoang dã Đông Á với gà nuôi tại Thượng Hải, Chiết Giang và tỉnh Giang Tô của Trung Quốc.
Thêm vào đó, đột biến gen của bản thân virus này có thể là nguyên nhân khiến chủng virus H7N9 lây sang người và dẫn tới tỉ lệ tử vong cao. Được biết, khu vực châu thổ sông Trường Giang (Trung Quốc) có thể là nơi phát sinh ra nguồn gen kết hợp trên.
Chủng virus mới có thể là kết quả từ sự kết hợp gen giữa chim hoang dã di chuyển từ châu Âu sang châu Á với gen chủng virus cúm gà và vịt khu vực châu thổ sông Trường Giang.
Được biết, H7N9 lây nhiễm ở gia cầm nhưng không gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh nhẹ nên việc tìm hiểu cơ chế truyền nhiễm cực kỳ khó khăn.
Nói không với gia cầm Trung Quốc
Trong nỗ lực ngăn chặn cúm H7N9 lan sang đất nước mình, nhiều nước đã có những biện pháp mạnh tay để phòng chống, trong đó bao gồm cả lệnh cấm nhập khẩu gia cầm từ Trung Quốc.
Ngày 11/4, Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia Suswono đã ký một quy định cấm nhập khẩu gia cầm từ Trung Quốc, do tại nước này đã có nhiều người bị nhiễm virus H7N9, trong đó đã có một số ca tử vong vì bệnh cúm gia cầm.
Ông Suswono giải thích rằng quyết định cấm này chỉ mang tính tạm thời, và Indonesia sẽ mở cửa trở lại cho php nhập khẩu gia cầm khi Trung Quốc thành công trong việc đối phó với chủng virus H7N9 và tuyên bố kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh mới này.
Theo ông Suswono, lệnh cấm cũng sẽ không gây ảnh hưởng đáng kể bởi lượng nhập khẩu gia cầm từ Trung Quốc là tương đối nhỏ, và người dân không cần phải lo lắng về dịch bệnh, vì Chính phủ Indonesia đã có một quy trình chuẩn xử lý hiệu quả dịch cúm gia cầm.
Tại Hong Kong, đặc khu trưởng Lương Chấn Ấn cho biết Cục Quản lý bệnh viện đã tích trữ 18 triệu liều thuốc trị cúm Tamiflu và các loại thuốc khác để sẵn sàng chống H7N9. Cục cũng đã phê duyệt chiến lược xác định sớm, xét nghiệm và cách ly bệnh nhân nghi nhiễm.
Tại lãnh thổ Đài Loan, ngày 18-4 tới, cơ quan y tế sẽ tổ chức một cuộc họp giữa các chuyên gia để thảo luận về sản xuất vaccine cúm H7N9, sau đó sẽ mời các hãng dược trong và ngoài nước nghiên cứu sản xuất vaccine.
Tại Nhật, ngày 12/4 Bộ Y tế thông báo nhận được các mẫu bệnh phẩm virus H7N9 từ Trung Quốc và đã sẵn sàng sản xuất vaccine nếu virus H7N9 lây từ người sang người tại Nhật. Luật đặc biệt chống dịch bệnh lây nhiễm sẽ có hiệu lực ngày 13/4 tại Nhật (được thông qua cách đây một năm). Theo luật, Bộ Y tế sẽ tuyên bố dịch cúm H7N9 nếu Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo dịch cúm H7N9 bước vào giai đoạn 4 (mức cao thứ ba trong thang sáu giai đoạn) và xác nhận virus H7N9 có thể lây từ người sang người.
Lúc đó, chính phủ sẽ thành lập các trung tâm quản lý khẩn cấp, kiểm tra, cách ly người nghi nhiễm ở sân bay. Chính quyền địa phương sẽ hủy các sự kiện cộng đồng và đóng cửa trường học nếu dịch cúm xuất hiện tại địa phương./.
Cơ quan Y tế TP Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 13/4 cho biết một cháu bé 7 tuổi đã bị nhiễm virus cúm gia cầm H7N9, trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh ở thủ đô Trung Quốc.
Điều này đã được xác nhận sau một thử nghiệm do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc thực hiện. Hiện em bé đang được điều trị tại Bệnh viện Ditan (Bắc Kinh) trong tình trạng ổn định. Hai người tiếp xúc gần gũi nhất với bệnh nhân này chưa xuất hiện các triệu chứng cúm.
Đeo khẩu trang cũng là một trong những cách để bảo vệ mình khỏi nhiễm cúm |
Theo Ủy ban Sức khỏe và Kế hoạch hóa gia đình quốc gia Trung Quốc, đến thời điểm này, đã có 44 người bị nhiễm virus H7N9, trong đó có 11 người tử vong. Đây là lần đầu tiên virus cúm H7N9 “vượt khỏi vùng miền Đông Trung Quốc”. Trước đó, các trường hợp nhiễm H7N9 chỉ tập trung chủ yếu ở Thượng Hải và các tỉnh miền Đông như An Huy, Giang Tô và Chiết Giang.
Cũng theo Ủy ban nói trên hiện nay mạng lưới phòng xét nghiệm cúm ở toàn bộ 31 tỉnh, thành phổ tại Trung Quốc đều có thể xét nghiệm virus H7N9 sau khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh nước này cung cấp 160.000 liều thuốc thử phản ứng cho các phòng xét nghiệm.
Xác định nguồn gốc virus cúm H7N9
Các nhà khoa học Trung Quốc và thế giới đang nỗ lực để xác định nguồn gốc và cơ chế lây truyền của chủng virus mới gây cúm H7N9.
Theo kết quả nghiên cứu di truyền học đảo ngược của chủng virus cúm H7N9 do Phòng thí nghiệm trọng điểm nguồn vi sinh học và miễn dịch học Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho thấy gen chủng virus cúm H7N9 đến từ sự kết hợp gen giữa chim hoang dã Đông Á với gà nuôi tại Thượng Hải, Chiết Giang và tỉnh Giang Tô của Trung Quốc.
Thêm vào đó, đột biến gen của bản thân virus này có thể là nguyên nhân khiến chủng virus H7N9 lây sang người và dẫn tới tỉ lệ tử vong cao. Được biết, khu vực châu thổ sông Trường Giang (Trung Quốc) có thể là nơi phát sinh ra nguồn gen kết hợp trên.
Chủng virus mới có thể là kết quả từ sự kết hợp gen giữa chim hoang dã di chuyển từ châu Âu sang châu Á với gen chủng virus cúm gà và vịt khu vực châu thổ sông Trường Giang.
Được biết, H7N9 lây nhiễm ở gia cầm nhưng không gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh nhẹ nên việc tìm hiểu cơ chế truyền nhiễm cực kỳ khó khăn.
Nói không với gia cầm Trung Quốc
Trong nỗ lực ngăn chặn cúm H7N9 lan sang đất nước mình, nhiều nước đã có những biện pháp mạnh tay để phòng chống, trong đó bao gồm cả lệnh cấm nhập khẩu gia cầm từ Trung Quốc.
Ngày 11/4, Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia Suswono đã ký một quy định cấm nhập khẩu gia cầm từ Trung Quốc, do tại nước này đã có nhiều người bị nhiễm virus H7N9, trong đó đã có một số ca tử vong vì bệnh cúm gia cầm.
Ông Suswono giải thích rằng quyết định cấm này chỉ mang tính tạm thời, và Indonesia sẽ mở cửa trở lại cho php nhập khẩu gia cầm khi Trung Quốc thành công trong việc đối phó với chủng virus H7N9 và tuyên bố kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh mới này.
Theo ông Suswono, lệnh cấm cũng sẽ không gây ảnh hưởng đáng kể bởi lượng nhập khẩu gia cầm từ Trung Quốc là tương đối nhỏ, và người dân không cần phải lo lắng về dịch bệnh, vì Chính phủ Indonesia đã có một quy trình chuẩn xử lý hiệu quả dịch cúm gia cầm.
Tại Hong Kong, đặc khu trưởng Lương Chấn Ấn cho biết Cục Quản lý bệnh viện đã tích trữ 18 triệu liều thuốc trị cúm Tamiflu và các loại thuốc khác để sẵn sàng chống H7N9. Cục cũng đã phê duyệt chiến lược xác định sớm, xét nghiệm và cách ly bệnh nhân nghi nhiễm.
Tại lãnh thổ Đài Loan, ngày 18-4 tới, cơ quan y tế sẽ tổ chức một cuộc họp giữa các chuyên gia để thảo luận về sản xuất vaccine cúm H7N9, sau đó sẽ mời các hãng dược trong và ngoài nước nghiên cứu sản xuất vaccine.
Tại Nhật, ngày 12/4 Bộ Y tế thông báo nhận được các mẫu bệnh phẩm virus H7N9 từ Trung Quốc và đã sẵn sàng sản xuất vaccine nếu virus H7N9 lây từ người sang người tại Nhật. Luật đặc biệt chống dịch bệnh lây nhiễm sẽ có hiệu lực ngày 13/4 tại Nhật (được thông qua cách đây một năm). Theo luật, Bộ Y tế sẽ tuyên bố dịch cúm H7N9 nếu Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo dịch cúm H7N9 bước vào giai đoạn 4 (mức cao thứ ba trong thang sáu giai đoạn) và xác nhận virus H7N9 có thể lây từ người sang người.
Lúc đó, chính phủ sẽ thành lập các trung tâm quản lý khẩn cấp, kiểm tra, cách ly người nghi nhiễm ở sân bay. Chính quyền địa phương sẽ hủy các sự kiện cộng đồng và đóng cửa trường học nếu dịch cúm xuất hiện tại địa phương./.
Theo Tổ quốc