Từ giảng đường Matxcơva đi khắp Việt Nam

14/09/2012 16:45
Theo TTXVN
(GDVN) - Công dân Nga Anton Siluanov và công dân Việt Nam Nguyễn Công Nghiệp có nhiều điểm chung. Cả hai đều làm việc trong lĩnh vực tài chính. Cả hai đều có chức vụ cao trong nước: người thứ nhất là Bộ trưởng Tài chính Nga, người thứ hai là Thứ trưởng tài chính Việt Nam. Cả hai đều là cựu sinh viên tốt nghiệp trường Đại học tổng hợp tài chính trực thuộc Chính phủ Nga.
    
Trường Đại học tổng hợp tài chính trực thuộc Chính phủ Nga.
Trường Đại học tổng hợp tài chính trực thuộc Chính phủ Nga.
            
Tại trường đại học này hàng năm có hơn 60.000 sinh viên theo học. Vài trăm người đến từ các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Số lượng sinh viên Việt Nam đang ngày càng tăng lên, - đại diện của trường Marina Malysheva cho biết. “Năm nay sinh viên Việt Nam là đội ngũ nước ngoài lớn nhất ở trường chúng tôi – bà Marina Malyshev nói. – tất cả có 90 người. Đó là những chàng trai cô gái chăm chỉ, họ sẽ là những chuyên gia tốt để xây dựng quê hương của mình.”
Trường tổng hợp đào tạo chuyên gia về cả hai vấn đề chung của hoạt động tài chính-ngân hàng và các khía cạnh cụ thể trong lĩnh vực khai thác dầu khí, công nghiệp dầu khí, điện lực. Ở Việt Nam, trong các ngành công nghiệp đó có nhiều sinh viên tốt nghiệp trường đại học Matxcơva làm việc, trình độ đào tạo ở đây theo tiêu chuẩn quốc tế, với những kiến thức có thể được áp dụng ở bất kỳ quốc gia nào. Đào tạo sinh viên chỉ là một trong các hoạt động của trường đại học tổng hợp tài chính. Trực thuộc trường còn có Viện nâng cao trình độ ngắn hạn. Một trong các nhà lãnh đạo Viện này là Marina Malysheva. Bà Malysheva cho biết: “Gần đây, chúng tôi mới bắt đầu hợp tác với Việt Nam trong vấn đề nâng cao trình độ chuyên gia. Chúng tôi đã thực hiện xong một chương trình dành cho 35 giáo viên của Học viện Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hiện tại có hai chương trình: dành cho các chuyên gia tài chính liên doanh dầu khí Việt-Nga "Vietsovpetro" và cho nhân viên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chúng tôi đã soạn chương trình học cho họ, tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của phía Việt Nam.” Các chuyên gia Việt Nam không chỉ đến trường Đại học tổng hợp tài chính để học tập, mà còn có thể tham gia trao đổi kinh nghiệm trong các tổ chức tài chính nhà nước và các cấu trúc kinh doanh của Nga. Ngoài ra, các chuyên gia Việt Nam có thể vào nhà hát và viện bảo tàng Matxcơva, cũng như tham gia các tour du lịch trong nước Nga. Sắp tới, hiệu trưởng trường Đại học tổng hợp tài chính thuộc Chính phủ Nga sẽ có cơ hội để làm quen với Việt Nam. Tại Hà Nội, ông sẽ được trao tặng Huân chương Hữu nghị vì những đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp đào tạo chuyên gia có trình độ cao cho Việt Nam.
Theo TTXVN