Tướng Trung Quốc thừa nhận thực lực hải quân kém Nhật Bản

22/07/2012 14:26
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu, Phương Đông)
(GDVN) - Do dự trữ công nghệ phong phú, lại được Mỹ hỗ trợ, Nhật Bản có thể phát triển trang bị hải quân tiên tiến một cách nhanh chóng.
Thiếu tướng Hải quân Trịnh Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ Kỹ thuật Trang bị Hải quân Trung Quốc.
Thiếu tướng Hải quân Trịnh Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ Kỹ thuật Trang bị Hải quân Trung Quốc.

Báo Hoàn Cầu vừa có bài viết cho rằng, gần đây, cùng với sự thay đổi trên chính trường Nhật Bản, Nhật Bản liên tục “leo thang” các hành động “khiêu khích” (báo Trung Quốc viết, tuyên truyền) trong vấn đề đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư).

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Hoạt động của “tàu công vụ” Trung Quốc trên vùng biển này đã đối mặt với mối đe dọa không ngại va chạm từ tàu thuyền của Nhật Bản. Việc so sánh sức mạnh trên biển giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng thu hút sự chú ý rộng rãi.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Kỹ thuật Trang bị, Hải quân Trung Quốc, Thiếu tướng Trịnh Minh cho rằng, những năm gần đây, việc xây dựng trang bị cho nhân viên chấp pháp trên biển và Hải quân Trung Quốc đã có sự phát triển tương đối lớn, nhưng rất khó nói đã vượt được Nhật Bản.

Trịnh Minh cho rằng, trong vấn đề so sánh lực lượng chấp pháp trên biển, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản là một lực lượng bán quân sự, được xây dựng đã lâu, tàu thuyền có trọng tải lớn, tốc độ nhanh, tính cơ động tốt, huấn luyện tốt, đồng thời đã sớm trang bị máy bay trực thăng trên tàu. Nói chung, sức mạnh của họ từ lâu đã vượt tàu công vụ của Trung Quốc ở mức độ nhất định.

Trịnh Minh đồng thời cho biết, mấy năm gần đây, Trung Quốc từng bước tăng cường chế tạo tàu công vụ trên biển, nhưng do điều kiện kinh tế tổng thể trước đây khó khăn, việc xây dựng lực lượng tàu này chậm chạp, còn xa mới bằng Nhật Bản trong vấn đề tăng cường nhận thức về sức mạnh trên biển.

Nhưng, ông nhấn mạnh, một khi hai bên đụng độ trên biển, Trung Quốc dựa vào con người như nhân viên chấp pháp trên biển và binh sĩ hải quân, có tinh thần “không sợ khổ, không sợ chết, dũng cảm hiến thân bảo vệ quyền lợi biển của Tổ quốc”, tinh thần này cộng với trang bị tàu không ngừng được cải tiến, đổi mới, Trung Quốc có khả năng bảo vệ được hải phận của họ.

Biên đội lực lượng tàu ngầm, tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Biên đội lực lượng tàu ngầm, tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Khi bàn về thực lực của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, Trịnh Minh cho rằng, Nhật Bản mặc dù là nước chiến bại, không thể phát triển vũ khí hạt nhân và một số trang bị quân sự hạng nặng, nhưng họ luôn có tham vọng quân sự lớn, luôn dốc sức mở rộng sức mạnh quân sự trên biển.

Chẳng hạn, khi chế tạo tàu ngầm thông thường, Nhật Bản có ý đồ chế tạo thân tàu thật lớn, đồng thời áp dụng thiết kế kiểu tàu ngầm hạt nhân.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Hơn nữa, Nhật Bản cũng đã chế tạo tàu thương mại động cơ hạt nhân, những sự chuẩn bị này đã cung cấp khả năng công nghệ cho Nhật Bản phát triển tàu ngầm hạt nhân.

Trịnh Minh chỉ ra, có hiệp ước liên quan còn hạn chế Nhật Bản chế tạo tàu sân bay, tàu Ohsumi hạ thủy năm 1996, về danh nghĩa, được gọi là tàu vận tải, nhưng thực ra là tàu sân bay hạng nhẹ có đường băng thẳng, mang theo máy bay trực thăng.

Nhật Bản sử dụng dự trữ công nghệ của họ, lại được Mỹ hỗ trợ, có thể nhanh chóng nghiên cứu phát triển được trang bị hải quân tiên tiến, nhưng họ lại cứ tuyên truyền về “mối đe dọa từ Hải quân Trung Quốc”.

Ngoài ra, Trịnh Minh còn cho biết, Nhật Bản từ rất sớm đã chú ý tới việc phát triển hải quân cần được bảo đảm từ trên không, bắt đầu từ thập niên 1970, đã phát triển “hạm đội 88” - 8 tàu khu trục hoặc tàu hộ vệ mang theo 8 máy bay trực thăng, còn tàu chiến Trung Quốc mãi đến đầu thập niên 1980 mới trang bị máy bay trực thăng đầu tiên cho tàu khu trục, khoảng cách thời gian rất rõ ràng.

Tàu sân bay Hyuga mang theo trực thăng của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Tàu sân bay Hyuga mang theo trực thăng của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Vào thập niên 1980, Trung Quốc lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, yêu cầu tinh giản quân đội, trong khi đó, dưới sự hỗ trợ của Mỹ, Nhật Bản ra sức phát triển sức mạnh trên biển.

Những năm gần đây, do kinh tế và sức mạnh quốc gia tổng hợp của Trung Quốc đã có sự phát triển dài, trang bị của Hải quân Trung Quốc từng bước đổi mới, bắt đầu đi theo hướng tiên tiến, nhưng vẫn còn chưa phát triển đủ mạnh, rất khó nói có thể vượt toàn diện so với Nhật Bản.

Trịnh Minh nêu lên quan điểm của cá nhân ông cho rằng, Trung Quốc muốn cùng Nhật Bản trở thành một “láng giềng hữu nghị”, không muốn tiến hành chạy đua vũ trang với Nhật Bản. Ông này đề xuất tiến hành giao lưu văn hóa biển giữa hai bên và muốn người dân Nhật Bản “cảnh giác với các chính khách Nhật Bản có ý đồ phá hoại tình hữu nghị Trung-Nhật” !?… - báo Trung Quốc dẫn lời Trịnh Minh tuyên truyền.

Trịnh Minh bày tỏ ủng hộ sự phối hợp hành động “bảo vệ chủ quyền đảo Điếu Ngư” của chính quyền và người dân Trung Quốc, giữa người dân Trung Quốc và Đài Loan và muốn hoạt động này cần được tiếp tục hơn nữa.

>> Cập nhật thông tin từ Facebook

Tàu khu trục tên lửa JMSDF Myoko (DDG-175) của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, ngày 27/6/2012 đến Trân Châu Cảng tham gia cuộc diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương-2012".
Tàu khu trục tên lửa JMSDF Myoko (DDG-175) của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, ngày 27/6/2012 đến Trân Châu Cảng tham gia cuộc diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương-2012".
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu, Phương Đông)