Theo các chuyên gia, H7N9 có thể gây tử vong cao nhưng hiện chưa có bằng chứng cho thấy virus có thể lây từ người sang người. Tuy nhiên, nó có thể đột biến gien và có được khả năng lây từ người sang người dẫn đến đại dịch toàn cầu.
Theo Giám đốc Trung tâm nghiên cứu các bệnh về đường hô hấp thuộc trường cao đẳng Hoàng gia London, cho biết bệnh dịch này đang diễn biến khá phức tạp. Nếu cúm H7N9 lây lan rộng rãi hơn, sự bùng phát dịch bệnh này sẽ trở nên hết sức nguy hiểm.
Theo ghi nhận của các chuyên gia, các bệnh nhân nhiễm cúm H7N9 ở mọi lứa tuổi khác nhau, điều đó cho thấy không lứa tuổi nào có thể miễn dịch với chủng cúm này.
Theo số liệu của WHO, tại Trung Quốc tính đến nay, tổng số ca nhiễm cúm H7N9 đã tăng lên 127 trường hợp, trong đó 26 người đã tử vong, 26 người bình phục hoàn toàn, số còn lại tiếp tục được theo dõi điều trị.
Số trường hợp nhiễm H7N9 đã xuất hiện tại 39 khu vực và thành phố cấp địa khu thuộc 10 tỉnh, thành trên cả nước, gồm Bắc Kinh (1), Thượng Hải (33), Giang Tô (27), Chiết Giang (46), An Huy (4), Phúc Kiến (3), Giang Tô (5), Sơn Đông (2), Hà Nam (4), Hồ Nam (2).
Khuyến cáo của Bộ Y tế
Để tránh nguy cơ xâm nhập và lây lan của virus cúm H7N9, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện các nguyên tắc đảm bảo ATVSTP. Hạn chế tiếp xúc gần với người có biểu hiện mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp, tránh đưa tay lên mũi và miệng, làm thông thoáng nơi ở và nơi làm việc, thường xuyên lau chùi bề mặt, dụng cụ đồ vật quanh người bệnh bằng các chẩt tẩy rửa thông thường. Đồng thời nâng cao sức khỏe bằng việc ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện thể thao hợp lý.
Người dân cần sử dụng thực phẩm gia cầm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuyệt đối không vận chuyển, buôn bán, sử dụng động vật (lợn, gia cầm) ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc.
Trường hợp bị cúm nên đeo khẩu trang nhằm hạn chế lây truyền ra những người chung quanh. Khi có biểu hiện sốt cao, ho, đau ngực, khó thở... cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Theo Giám đốc Trung tâm nghiên cứu các bệnh về đường hô hấp thuộc trường cao đẳng Hoàng gia London, cho biết bệnh dịch này đang diễn biến khá phức tạp. Nếu cúm H7N9 lây lan rộng rãi hơn, sự bùng phát dịch bệnh này sẽ trở nên hết sức nguy hiểm.
Theo ghi nhận của các chuyên gia, các bệnh nhân nhiễm cúm H7N9 ở mọi lứa tuổi khác nhau, điều đó cho thấy không lứa tuổi nào có thể miễn dịch với chủng cúm này.
H7N9 có nguy cơ bùng phát thành đại dịch. |
Theo số liệu của WHO, tại Trung Quốc tính đến nay, tổng số ca nhiễm cúm H7N9 đã tăng lên 127 trường hợp, trong đó 26 người đã tử vong, 26 người bình phục hoàn toàn, số còn lại tiếp tục được theo dõi điều trị.
Số trường hợp nhiễm H7N9 đã xuất hiện tại 39 khu vực và thành phố cấp địa khu thuộc 10 tỉnh, thành trên cả nước, gồm Bắc Kinh (1), Thượng Hải (33), Giang Tô (27), Chiết Giang (46), An Huy (4), Phúc Kiến (3), Giang Tô (5), Sơn Đông (2), Hà Nam (4), Hồ Nam (2).
Khuyến cáo của Bộ Y tế
Để tránh nguy cơ xâm nhập và lây lan của virus cúm H7N9, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện các nguyên tắc đảm bảo ATVSTP. Hạn chế tiếp xúc gần với người có biểu hiện mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp, tránh đưa tay lên mũi và miệng, làm thông thoáng nơi ở và nơi làm việc, thường xuyên lau chùi bề mặt, dụng cụ đồ vật quanh người bệnh bằng các chẩt tẩy rửa thông thường. Đồng thời nâng cao sức khỏe bằng việc ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện thể thao hợp lý.
Người dân cần sử dụng thực phẩm gia cầm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuyệt đối không vận chuyển, buôn bán, sử dụng động vật (lợn, gia cầm) ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc.
Trường hợp bị cúm nên đeo khẩu trang nhằm hạn chế lây truyền ra những người chung quanh. Khi có biểu hiện sốt cao, ho, đau ngực, khó thở... cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Theo VnMedia