Bút tích "cực hiếm" của các vị vua cuối cùng triều Nguyễn

14/04/2013 07:18
Hoàng Lâm
(GDVN) - Đó chính là bút tích ngự phê của các vị vua triều đại quân chủ cuối cùng cai trị Việt Nam với 10 vị vua của vương triều Nguyễn: Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Thành Thái…
Các châu bản lưu giữ được bút tích quý hiếm của 10 vị vua triều Nguyễn với đầy đủ những bút ký phê duyệt cho tới vị hoàng đế cuối cùng Bảo Đại giã từ ngai vàng quyền lực, chấm dứt hoàn toàn chế độ quân chủ chuyên chế kéo dài hàng ngàn năm ở Việt Nam Trong ảnh là bút tích vua Gia Long, người có công đầu sáng lập ra vương triều Nguyễn, lên ngôi năm 1802 đến khi băng hà vào năm 1820, 18 năm trị vì. Vị vua khét tiếng Nguyễn Ánh, lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Gia Long là từ được ghép lại của từ Gia là từ mảnh đất (Gia Định) và Long là từ kinh thành (Thăng Long) là vị vua chuyên quyền, quyết liệt, tàn khốc. Nội dung bản tấu: "Ngự y phó viện Thái y Đoàn Văn Hòa khải về thang Bát vị hoàn và thang Lý trung". Châu phê: "Chú ý thêm, kính cẩn, chuyên sức vào công việc cốt sao cho khỏi bệnh".
 Các châu bản lưu giữ được bút tích quý hiếm của 10 vị vua triều Nguyễn với đầy đủ những bút ký phê duyệt cho tới vị hoàng đế cuối cùng Bảo Đại giã từ ngai vàng quyền lực, chấm dứt hoàn toàn chế độ quân chủ chuyên chế kéo dài hàng ngàn năm ở Việt Nam Trong ảnh là bút tích vua Gia Long, người có công đầu sáng lập ra vương triều Nguyễn, lên ngôi năm 1802 đến khi băng hà vào năm 1820, 18 năm trị vì. Vị vua khét tiếng Nguyễn Ánh, lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Gia Long là từ được ghép lại của từ Gia là từ mảnh đất (Gia Định) và Long là từ kinh thành (Thăng Long) là vị vua chuyên quyền, quyết liệt, tàn khốc. Nội dung bản tấu: "Ngự y phó viện Thái y Đoàn Văn Hòa khải về thang Bát vị hoàn và thang Lý trung". Châu phê: "Chú ý thêm, kính cẩn, chuyên sức vào công việc cốt sao cho khỏi bệnh".

Trong ảnh là bút tích của vua Thiệu Trị với nội dung "Bộ binh phúc về việc tuyển chọn voi" ngày 23 tháng 7 năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Châu phê: "Chọn voi ngự, điều cốt yếu là như thớt voi Thái Bình, trang nghiêm, giỏi dang, thuần lương, khỏe là được". Với bút phê của Vua Thiệu Trị, dễ thấy sự điều hành của vị vua này mềm dẻo hơn người tiền nhiệm là Vua Minh Mệnh.
Trong ảnh là bút tích của vua Thiệu Trị với nội dung "Bộ binh phúc về việc tuyển chọn voi" ngày 23 tháng 7 năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Châu phê: "Chọn voi ngự, điều cốt yếu là như thớt voi Thái Bình, trang nghiêm, giỏi dang, thuần lương, khỏe là được". Với bút phê của Vua Thiệu Trị, dễ thấy sự điều hành của vị vua này mềm dẻo hơn người tiền nhiệm là Vua Minh Mệnh.
Vua Thành Thái 19 năm trị vì (1889-1907) được coi là vị vua cấp tiến đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Ông mặc đồ tây, để tóc ngắn, nói tiếng Pháp và đặt mua báo tiếng nước ngoài. Ông thu nhận những nét văn hóa tinh hoa phương Tây nhưng vẫn giữ lòng yêu nước nhiệt huyết. Trong ảnh là bút tích vua Thành Thái. Nội dung bản tấu: "Bộ Lễ tâu về sĩ số học sinh trường Quốc Tử Giám". Châu phê: Nên tự cho trường đó kiểm tra họ tên cùng lực học của bọn học sinh ấy hơn kém thế nào. chia thứ bậc kê khai ngự lãm"
Vua Thành Thái 19 năm trị vì (1889-1907) được coi là vị vua cấp tiến đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Ông mặc đồ tây, để tóc ngắn, nói tiếng Pháp và đặt mua báo tiếng nước ngoài. Ông thu nhận những nét văn hóa tinh hoa phương Tây nhưng vẫn giữ lòng yêu nước nhiệt huyết. Trong ảnh là bút tích vua Thành Thái. Nội dung bản tấu: "Bộ Lễ tâu về sĩ số học sinh trường Quốc Tử Giám". Châu phê: Nên tự cho trường đó kiểm tra họ tên cùng lực học của bọn học sinh ấy hơn kém thế nào. chia thứ bậc kê khai ngự lãm"
Bút tích vua Bảo Đại. Nội dung bản tấu: "Bộ Lễ nghi Công tác đề nghị bác đơn của Mục sư IRWIN có liên quan đến Hoàng Trọng Vân". Châu phê: "Demande rejettee" (bác đơn)
Bút tích vua Bảo Đại. Nội dung bản tấu: "Bộ Lễ nghi Công tác đề nghị bác đơn của Mục sư IRWIN có liên quan đến Hoàng Trọng Vân". Châu phê: "Demande rejettee"  (bác đơn)
Châu bản Triều Nguyễn chính llà một kho tàng các văn kiện hành chính, sự nghiệp do đích thân các vị vua của triều đại nhà Nguyễn phê ký duyệt về những chủ đề: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, phong tục tập quán, giáo dục, đối nội, đối ngoại…
Châu bản Triều Nguyễn chính llà một kho tàng các văn kiện hành chính, sự nghiệp do đích thân các vị vua của triều đại nhà Nguyễn phê ký duyệt về những chủ đề: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, phong tục tập quán, giáo dục, đối nội, đối ngoại…

Bút tích vua Minh Mệnh. Nội dung bản tấu: "Trấn thủ trấn Nghệ An Trương Văn Minh tâu báo cáo tình hình trộm cướp trong hạt". Châu phê: "Làm đúng, nên cố sức gắng làm để xứng sự ủy nhiệm. Truyền bộ Binh truyển chỉ cho Nguyễn Văn Hiếu ở trấn Thanh Hóa định kỳ hỗi tiễu sao cho một trận quét sạch sào huyệt, bắt được tên cầm đầu để nhân dân đều được an nghiệp. Khâm thử".
Bút tích vua Minh Mệnh. Nội dung bản tấu: "Trấn thủ trấn Nghệ An Trương Văn Minh tâu báo cáo tình hình trộm cướp trong hạt". Châu phê: "Làm đúng, nên cố sức gắng làm để xứng sự ủy nhiệm. Truyền bộ Binh truyển chỉ cho Nguyễn Văn Hiếu ở trấn Thanh Hóa định kỳ hỗi tiễu sao cho một trận quét sạch sào huyệt, bắt được tên cầm đầu để nhân dân đều được an nghiệp. Khâm thử".
Bút tích vua Thành Thái. Nội dung bản tấu: "Phủ Tôn nhân tấu về việc chọn Phò mã cho Công chúa". Châu phê: "Đáng giận cho Nguyễn Sắc đã nói rõ, nên chiếu theo thực hiện, sao lại phiền phức như vậy".
Bút tích vua Thành Thái. Nội dung bản tấu: "Phủ Tôn nhân tấu về việc chọn Phò mã cho Công chúa". Châu phê: "Đáng giận cho Nguyễn Sắc đã nói rõ, nên chiếu theo thực hiện, sao lại phiền phức như vậy".
Bút tích của vua Tự Đức. Nội dung bản tấu: "Phủ Thừa Thiên tấu việc làm lễ cầu mưa. Châu phê: "Đền nào vốn linh ứng sao không đến đó cầu đảo để mau hiệu nghiệm. Vùng Quảng Trị đã được linh ứng, tại sao trong Kinh lại không. Trẫm thật hổ thẹn vì ngươi". Vua Tự Đức có 36 năm trị vì đất nước (1847-1883). Qua chữ son của Vua Tự Đức người ta thấy vua phê dài chẳng kém lời tấu. Điều này cho thấy vua Tự Đức rất quan tâm đến tình hình chính sự và có cái nhìn toàn cảnh về đất nước.
Bút tích của vua Tự Đức. Nội dung bản tấu: "Phủ Thừa Thiên tấu việc làm lễ cầu mưa.  Châu phê: "Đền nào vốn linh ứng sao không đến đó cầu đảo để mau hiệu nghiệm. Vùng Quảng Trị đã được linh ứng, tại sao trong Kinh lại không. Trẫm thật hổ thẹn vì ngươi". Vua Tự Đức có 36 năm trị vì đất nước (1847-1883). Qua chữ son của Vua Tự Đức người ta thấy vua phê dài chẳng kém lời tấu. Điều này cho thấy vua Tự Đức rất quan tâm đến tình hình chính sự và có cái nhìn toàn cảnh về đất nước.

Hoàng Lâm