Ngày 20/6/2012 Liên Hiệp quốc ban hành Nghị quyết A/RES/66/281 quy định ngày 20 tháng 3 hàng năm, kể từ năm 2013 là ngày Quốc tế Hạnh phúc (hay Ngày Hạnh phúc - International Day of Happiness).
Nghị quyết A/RES/66/281 có đoạn viết: “mời gọi tất cả các quốc gia thành viên, các tổ chức của hệ thống Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế và địa phương khác, cũng như xã hội dân sự, bao gồm cả các tổ chức, cá nhân phi chính phủ, để cử hành ngày Quốc tế Hạnh phúc một cách thích hợp, kể cả thông qua giáo dục và các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng…”.
C. Mác cho rằng “hạnh phúc là đấu tranh”, có người cho rằng “hạnh phúc là chiếc chăn hẹp, ai khéo co thì ấm”, tầng lớp “đẳng cấp cao” lắm tiền nhiều của và dân “cù nhầy” thì cho rằng “hạnh phúc là muốn dì được dì” (“dì” chứ không phải “gì”).
Sau ba năm kể từ khi “Ngày Hạnh phúc” được Liên hợp quốc chính thức công bố, người Việt cảm nhận hạnh phúc như thế nào?
Người miền quê:
Ngày 8/3/2016 một xe tải chở phân từ Ninh Bình vào Bình Định bị trạm cân tải trọng lưu động tỉnh đánh giá là vượt trọng tải 6 tấn hàng (mức vượt 20%). Báo Bình Định (Binhdinh.com.vn) ngày 15/3/2016 đưa tin: “Được biết, trước khi thực hiện mở công, kiểm tra bốc dỡ hàng, ông đã mời đại diện các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Định liên quan trong vụ việc này đến chứng kiến.
Tuy nhiên, không có ai đến cả.
Kết quả kiểm tra cho thấy container hàng của chiếc xe tải 86H - 4139 chở đúng 560 bao phân, mỗi bao 50kg, tổng trọng lượng là 28 tấn, chính xác với phiếu xuất kho ngày 5/3 tại Ninh Bình”.
Xe chở 560 bao phân loại 50 kg, vượt tải trọng là 6 tấn (trong khi tự trọng của xe không thay đổi) nghĩa là trên xe đã chất thêm 120 bao phân, hoặc là thiết bị đo đếm tại nhà máy phân Ninh Bình sai, mỗi bao đóng là 60,7 kg chứ không phải 50 kg?
Anh lái xe có thấy hạnh phúc khi bỗng nhiên được trạm cân “tặng” 6 tấn phân?
Người Việt hải ngoại:
Báo Tienphong.vn ngày 16/3/2016 tường thuật chuyện nữ doanh nhân Việt kiều Huỳnh Thị Lan Phương trao đổi với Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng về những khó khăn mà doanh ngiệp gặp phải do phía chính quyền thành phố gây ra:
“Bà Phương nhìn xung quanh rồi nói nhỏ: Em nói xong không biết có còn về Mỹ được không”. Lo sợ không về Mỹ được của một người mang dòng máu Việt liệu có cho thấy - Việt Nam qua câu nói đó - không phải là “chốn đi về” mong ước của người phụ nữ này?
Doanh nhân Việt kiều ấy có cảm thấy hạnh phúc khi đầu tư xây dựng quê hương?
Nông dân Nam Bộ:
Báo Tuoitre.vn ngày 31/10/2015 đăng ý kiến của GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân về dự án nghiên cứu của Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam (VNMC) cùng với đơn vị tư vấn là Viện Thủy lợi Đan Mạch (DHI).
Mẹ – Tổ quốc, nỗi đau và niềm kiêu hãnh(GDVN) - Người phụ nữ Việt yêu thương đằm thắm, thủy chung, nhân ái trong gia đình, trong cộng đồng bao nhiêu thì dữ dội bấy nhiêu khi bảo vệ Tổ quốc. |
Sau khi tiêu tốn gần 80 tỷ đồng (Infonet.vn ngày 17/3/2016 ghi là 3,5 triệu đô la), những người thực hiện dự án này đưa ra kết luận: “Tác động của 11 đập thủy điện trên sông Mê Kông lên đồng bằng sông Cửu Long là không đáng kể”!
Dù đã có nhiều ý kiến phản biện, VNMC vẫn cùng DHI tiếp tục thực hiện dự án, và định báo cáo kết luận nêu trên với quốc tế trước khi báo cáo với cơ quan có trách nhiệm và các nhà khoa học trong nước.
Nếu “Tác động của 11 đập thủy điện trên sông Mê Kông lên đồng bằng sông Cửu Long là không đáng kể” thì vì sao Thủ tướng lại phải chỉ đạo cơ quan chức năng yêu cầu Trung Quốc xả nước từ các đập thủy điện thượng nguồn Mê Kông thuộc tỉnh Vân Nam chống hạn cho Nam Bộ?
Người dân, nhất là nông dân đồng bằng sông Mê Kông những ngày này vừa thiếu ăn, vừa thiếu nước ngọt sinh hoạt, họ đâu có kiến thức như mấy ông VNMC, họ chỉ biết nước sông cạn, mặn xâm nhập vào đồng, lúa bị chết khô, thủy sản chậm lớn.
Bà con nông dân Nam Bộ có thấy hạnh phúc trước kết luận của “các nhà khoa học” thuộc Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam?
Công chức, viên chức nơi công sở:
Có một thời hàng loạt bài viết ký tên “NVL” được đăng trên báo Đảng, người dân hồ hởi đón nhận với giải thích rất đơn sơ “NVL” nghĩa là “nói và làm”.
Ngày nay có một bộ phận không nhỏ “những người thích đùa” lại cho rằng đó là “nói và … lỉnh”.
Ngày làm việc nhưng công sở Ban quản lý dự án cải thiện môi trường đô thị miền Trung (TP. Thanh Hóa) cửa đóng then cài. Ảnh: Lam Sơn/Vnexpress.net). |
Chẳng thế mà ở Thanh Hóa, địa phương thỉnh thoảng vẫn phải xin trung ương cứu đói khẩn cấp, người ta sẵn sàng đóng cửa cơ quan đi … lễ chùa!
Ở Nghệ An, hình như dân bị đói phải xin Trung ương cứu trợ là chuyện của người khác, lãnh đạo Sở Nông nghiệp thăng chức (hay “sang ngang” chức) là lúc hạnh phúc tràn đầy, niềm vui vỡ òa, thế là tiệc tùng, thế là ca hát...
Nhìn nét mặt người dự tiệc và không khí trên sân khấu không thể không cho rằng, họ thực sự đang rất… hạnh phúc!
Chuyện của người nghèo:
Infonet.vn ngày 17///3/2016 có bài: “Người tù thế kỷ Huỳnh Văn Nén gửi đơn khiếu nại Báo Công an Nhân dân”. Bài báo trích dẫn một đoạn văn của tác giả: “Với bản chất gian manh, tính côn đồ sẵn trong người, tên Huỳnh Văn Nén tìm cách chối tội bằng cách vấy bẩn thô thiển đến một số điều tra viên trực tiếp tham gia điều tra hắn trong 2 vụ án nêu trên…”.
Ngôn từ mà tác giả bài báo sử dụng có lẽ đã hết cấp độ mạnh, có lẽ khó tìm được trong ngôn ngữ Việt những từ thuộc thể loại “văn hoa búa tạ” như thế. [3]
Lẽ ra, khi ông Huỳnh Văn Nén được minh oan, được một số cơ quan phía tố tụng xin lỗi thì báo CAND cũng nên chủ động đính chính, tuyên bố gỡ bỏ bài báo và đến nhà riêng xin lỗi ông Nén.
Tiếc rằng người dân - vì bảo vệ danh dự của mình – lại phải viết đơn khiếu nại cơ quan truyền thông, càng tiếc hơn khi biết mười mươi, rằng cơ quan mình phạm sai lầm nhưng người ta lại cố tình “tiết kiệm” hộ dân một lời xin lỗi!
Ra tù rồi, được xin lỗi rồi, có thực sự ông Huỳnh Văn Nén đã “hạnh phúc”?
Còn mấy người liên quan đến vụ “mặt kênh kiệu” đã thoát án phạt tiền, chắc chắn là cảm thấy hạnh phúc vì dẫu sao một tháng lương không phải là chuyện nhỏ.
Người dân vô tội bị kết luận là “côn đồ”, doanh nghiệp bị “hành tỏi” nhưng vẫn phải im lặng để còn có “đường về”, thủ tục hành chính “độc ác” (theo lời một vị lãnh đạo cấp cao),… và người ta chợt “ngộ” ra, rằng không bị “hành” chính là một tiêu chí … hạnh phúc?
Được biết Thụy Sĩ, New Zeland, Phần Lan, Hà Lan, Canada dự định sẽ sẽ cung cấp cho toàn dân mức trợ cấp thường xuyên không phụ thuộc vào tài sản hay thu nhập của họ, các khoản phúc lợi xã hội, trợ cấp, lương hưu sẽ xóa bỏ. Riêng Thụy Sĩ đã ấn định ngày trưng cầu ý dân về dự định này.
Quyền lực trị quốc và vai trò Quân vương(GDVN) - Dùng cấp dưới để hiện thực hóa ý tưởng, dựa vào thần dân để củng cố ngai vàng, chỉ có vậy quyền uy của Quân vương mới thực sự vững bền. |
Thể chế chính trị của họ hoàn toàn khác chúng ta nhưng tiêu chí của họ lại giống chúng ta đến kỳ lạ, đó là “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Phải chăng ở đó người dân không cần đi tìm tiêu chí hạnh phúc bởi nó là điều giản đơn đến mức người ta cho nó là bình thường.
Thụy Sĩ, Hà Lan hay Israel, Singapore… tài nguyên thiên nhiên của họ chắng phải “rừng vàng, biển bạc”, tài nguyên duy nhất của họ là CON NGƯỜI.
Họ giàu có, kiêu hãnh biết chừng nào trên trường quốc tế bởi các chính khách (được dân ủy quyền) nhận thức rõ, rằng nghèo đói là nỗi xấu hổ quốc gia.
Hành động của người đại diện cho dân, của các khoa học gia đều nhằm vào mục tiêu “do dân và vì dân” chứ không vì bất kỳ nhóm lợi ích nào.
Trên khắp thế giới, hạnh phúc có thể được hiểu không giống nhau, tuy vậy với người dân lao động, hạnh phúc không có gì cao xa, không có gì khó thực hiện, đó là sự minh bạch, công bằng. Khi bị lừa dối, ai cũng thất vọng, khi bị đối xử không công bằng, ai cũng phẫn nộ.
Nếu đó là chân lý thì nó có nên được quan tâm đúng mức?
Tài liệu tham khảo: