Biên đội tàu chiến Mỹ-Nhật-Ấn trong cuộc tập trận Malabar-2014 |
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 4 tháng 8 cho rằng, trong năm 2014, quan hệ Mỹ-Ấn bị phiền phức bởi sự kiện một nhà ngoại giao nữ Ấn Độ bị tình nghi lừa đảo, Ấn Độ đã thực thi một loạt biện pháp trả đũa, bao gồm dỡ bỏ các rào chắn xi măng trước Đại sứ quán Mỹ tại Ấn Độ, hủy bỏ một số ưu đãi ngoại giao đối với quan chức ngoại giao Mỹ, chấm dứt thụ lý đề nghị thông quan hàng nhập khẩu của Sứ quán Mỹ, quan hệ Mỹ-Ấn vì vậy xấu đi nhanh chóng.
Sự kiện nhà ngoại giao nữ Ấn Độ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ song phương vốn không bình thường lắm giữa Mỹ-Ấn. Từ sau khi ông Narendra Modi trúng cử Thủ tướng Ấn Độ khóa mới, thái độ phía Mỹ đột ngột thay đổi, đã chìa "cành ô-liu" với ông Modi.
Mỹ có kế hoạch hợp tác với Ấn Độ, cung cấp cho Ấn Độ công nghệ mới trong lĩnh vực hạt nhân để tăng cường khả năng răn đe hạt nhân cho Ấn Độ, mục đích căn bản là ngăn chặn Trung Quốc.
Từ khi Mỹ tích cực thực hiện chiến lược "quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương" đến nay, không ngừng mở rộng quan hệ đồng minh, chú trọng tăng cường khả năng hội tụ trong nội bộ đồng minh truyền thống, Mỹ tăng cường quan hệ với các nước đồng minh truyền thống và hiện diện quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương, nhằm tăng cường chuẩn hóa liên minh khu vực.
Hạm đội liên hợp ba nước Mỹ-Nhật-Ấn tập trận chung ở vùng biển Okinawa, Nhật Bản |
Trong chiến lược toàn cầu, Mỹ coi Ấn Độ là "vũ khí cân bằng chiến lược của châu Á", có ý đồ biến Ấn Độ trở thành một quân cờ trong chiến lược bao vây và ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhằm kiềm chế Trung Quốc, đạt được mục đích một mũi tên trúng hai đích trong đối đầu chiến lược Trung-Ấn, để tiếp tục bảo vệ quyền chủ đạo của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Nhưng, do nội bộ Ấn Độ tồn tại lâu dài sự không tin tưởng vào Mỹ, cho dù Mỹ liên tiếp thể hiện tư thế tích cực lấy lòng Ấn Độ, Ấn Độ vẫn thấy "khúc mắc" trong lòng. Hơn nữa, trong vấn đề Mỹ xây dựng vòng bao vây Trung Quốc, Ấn Độ luôn giữ thái độ bảo thủ và xem chừng. Chính phủ Ấn Độ tuyệt đối không muốn trở thành một đối tác nhỏ của Mỹ, càng sẽ không chịu làm quân cờ nhỏ trong chiến lược ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ.
Về sự phát triển, diễn biến của quan hệ Ấn-Mỹ, Ấn Độ phát triển quan hệ với Mỹ, quan hệ Mỹ-Ấn tồn tại tính hai mặt: Sự phát triển của quan hệ Mỹ-Ấn cho thấy Mỹ cần Ấn Độ, Ấn Độ cũng cần Mỹ, nhưng đồng thời, Mỹ lo ngại nếu sau khi Ấn Độ trở thành nước lớn thế giới thì Mỹ sẽ không thể điều khiển Ấn Độ, từ đó làm cho vị thế chủ đạo của Mỹ giảm đáng kể.
Biên đội tàu chiến Mỹ-Ấn trong cuộc tập trận Malabar-2014 |
Hơn nữa, Ấn Độ luôn có thái độ nghi ngờ và bảo lưu đối với ý đồ chiến lược của Mỹ ở Nam Á, sự phát triển tiếp theo của quan hệ hai nước tồn tại hạn chế nhất định. Đồng thời, chính sách đối với Mỹ của Chính phủ Ấn Độ còn bị kiềm chế bởi chính trị trong nước. Sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ấn tồn tại một số nhân tố kiềm chế.
Mỹ và Ấn Độ chưa thực sự có mối đe dọa quân sự chung rõ ràng, vì vậy không tồn tại nền tảng hình thành đồng minh quân sự. Mặc dù "thuyết mối đe dọa Trung Quốc" có thị trường nhất định ở Mỹ và Ấn Độ, nhưng Trung Quốc luôn tích cực thúc đẩy triển khai hợp tác với Mỹ và Ấn Độ trên phương diện đối phó với các loại mối đe dọa an ninh phi truyền thống, Trung Quốc tích cực nỗ lực duy trì sự ổn định quan hệ quân sự với hai nước Mỹ và Ấn Độ, đồng thời ra sức thúc đẩy phát triển quan hệ quân sự song phương.
Thứ hai, giữa Ấn Độ và Mỹ tồn tại tranh đoạt lợi ích nhất định, sự theo đuổi và điểm quan tâm lợi ích của hai bên Mỹ, Ấn cũng không hoàn toàn thống nhất, sự bất đồng giữa hai bên lớn hơn hợp tác. Đặc biệt là tranh đoạt đối với lợi ích quyền kiểm soát Ấn Độ Dương, Mỹ và Ấn Độ không thể phát triển thành đồng minh.
Biên đội tàu chiến Mỹ-Nhật trong cuộc diễn tập Malabar-2014 ở vùng biển Okinawa, Nhật Bản ngày 30 tháng 7 năm 2014 |
Mỹ hoàn toàn không hy vọng Ấn Độ phát triển thành lực lượng tranh bá châu Á mạnh hơn, Mỹ nhiều lần yêu cầu Ấn Độ mở rộng mức độ mở cửa đối với đầu tư nước ngoài, đặc biệt là tiến hành mở cửa lớn hơn trong các lĩnh vực đầu tư như bảo hiểm để cho ngành bảo hiểm Mỹ tiến vào Ấn Độ.
Ấn Độ hy vọng trong tương lai trật tự quốc tế mới là cục diện do vài nước lớn cùng chủ đạo, chứ không hy vọng nhìn thấy do một siêu cường lãnh đạo. Thái độ "suy tính thiệt hơn" của Mỹ đối với Ấn Độ phần nào đã ảnh hưởng đến sự phát triển sâu sắc của quan hệ song phương Mỹ-Ấn. Sự bất đồng của hai bên đã trở nên không thể bù đắp.
Trên thực tế, mức độ yên âm của Mỹ đối với sự phát triển của Ấn Độ còn lâu mới đạt được mức của Mỹ đối với Nhật Bản. Mặc dù Mỹ muốn dựa vào Ấn Độ kiềm chế Trung Quốc, nhưng chỉ là một đối tác mang tính khu vực trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Huống hồ, Mỹ hoàn toàn không hy vọng tiếp tục xuất hiện một nước lớn mới nổi trỗi dậy ở châu Á, làm cho tình hình kiểm soát châu Á của Mỹ xuất hiện cục diện mất kiểm soát.
Tàu tuần dương tên lửa CG-7 Hải quân Mỹ trong cuộc tập trận Malabar 2014 ở vùng biển Okinawa ngày 30 tháng 7 năm 2014. |
Nhưng cho đến nay, hai nước vẫn không thể gọi là đồng minh với ý nghĩa thực sự. Mặc dù hai nước Mỹ-Ấn đã đồng ý triển khai đối thoại chiến lược trên cơ sở tiến hành hợp tác trong các lĩnh vực như chống phổ biến vũ khí hạt nhân, an ninh, quan hệ Mỹ-Ấn bước vào quỹ đạo hợp tác chiến lược mới, nhưng, do hạn chế bởi rất nhiều nhân tố lịch sử và hiện thực, xu thế phát triển quan hệ hai nước chắc chắn sẽ không thuận lợi.
Mặc dù Mỹ tích cực tiến hành "lôi kéo mang tính chiến lược" đối với Ấn Độ, để hỗ trợ Ấn Độ kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Nhưng, trong tương lai gần, quan hệ hai nước Mỹ-Ấn sẽ xuất hiện tình hình phát triển song song tồn tại giữa hợp tác và xung đột. Mỹ-Ấn hoàn toàn không phải là đồng minh tự nhiên, Ấn Độ sẽ không muốn làm tay sai kiềm chế Trung Quốc của Mỹ.