Ngày 28/3/2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT (Thông tư 12) công bố Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Điều lệ này áp dụng chung cho các trường trung học công lập và tư thục (Khoản 1, điều 4).
Tìm hiểu gần đây cho thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo trong đó có Hà Nội không có bộ phận riêng quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập trong khi tại Thành phố Hồ Chí Minh, thông tin trên Cổng Thông tin điện tử Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cho thấy tại đây đã thành lập “Phòng Quản lý các cơ sở Giáo dục Ngoài công lập”. [1]
Về hoạt động tài chính của các cơ sở giáo dục ngoài công lập, Điều 23 Thông tư 12 chỉ có quy định rất chung chung:
“Việc quản lý tài chính, tài sản của nhà trường phải tuân theo các quy định của pháp luật và các quy định của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo; mọi thành viên của trường có trách nhiệm bảo vệ tài sản nhà trường”.
Can thiệp thô bạo của Phó giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội làm méo mó trường tư |
Vậy bức xúc gần đây giữa phụ huynh với một số trường ngoài công lập, sự can thiệp của cơ quan quản lý giáo dục địa phương cũng như ý kiến trên các phương tiện truyền thông đại chúng liên quan đến chuyện yêu cầu các trường:
“Hoàn trả toàn bộ các khoản tiền, lệ phí đã thu khi học sinh rút hồ sơ”có cần “tuân theo các quy định của pháp luật và các quy định của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo”?
Xin tạm chưa nói về lòng trắc ẩn, nhân văn hay cách đối nhân xử thế giữa gia đình và nhà trường được nêu trong một số bài báo, trong đó có tác giả còn viện dẫn vong linh người quá cố để biểu đạt ý kiến của mình.
Trước hết xin nói về khía cạnh thượng tôn pháp luật.
Có bốn đối tượng liên quan vụ việc gồm: Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, nhà trường, phụ huynh và truyền thông.
Về phía nhà nước, xin nêu một số quy định:
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) có Quy định về hoàn trả tiền đặt vé khi hành khách hủy hoặc thay đổi chuyến bay như sau: [2]
Loại giá vé máy bay |
Hạng đặt chỗ |
Phí thay đổi vé |
Phí hoàn vé |
Tiết kiệm đặc biệt |
U, E |
Trước ngày khởi hành đầu tiên ghi trên vé: được phép, phí 600.000VND |
Không được phép |
Từ ngày khởi hành: không được phép |
|||
Siêu tiết kiệm |
P |
Không được phép |
Không được phép |
Với hành khách thường (không phải hạng thương gia), dù hủy vé hay thay đổi vé đều bị khấu trừ 600.000 đồng, có ba trường hợp Vietnam Airlines quy định là “Không được phép”, nghĩa là buộc phải bay hoặc mất toàn bộ tiền đặt vé.
Điều 328 Luật Dân sự 2015 quy định xử lý tiền đặt cọc như sau:
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;
Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Ai đứng sau "cơn sốt tuyển sinh lớp 10 nhảy như chứng khoán" tại Hà Nội? |
Có hai chi tiết trong luật cần làm rõ:
Thứ nhất: Hợp đồng được giao kết;
Thứ hai: Hợp đồng được thực hiện.
Việc phụ huynh nộp tiền đăng ký nhập học cho con em với bất kỳ trường nào cũng là một giao dịch dân sự và số tiền nộp (theo thỏa thuận) khi đăng ký được hiểu là tiền đặt cọc.
Trong cả hai trường hợp, nếu bên đặt cọc “từ chối việc giao kết” hoặc “từ chối thực hiện” hợp đồng thì tiền đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc.
Việc phụ huynh nộp tiền đăng ký cho con em nhập học tại trường là một “giao kết”, khi nhà trường thông báo cho học sinh nhập học thì nghĩa là hợp đồng được thực hiện.
Bên đặt cọc - phụ huynh học sinh - xin rút hồ sơ tức là từ chối thực hiện “giao kết” (hợp đồng chưa thực hiện) và theo luật “tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc” tức là thuộc về nhà trường.
Sống trong một xã hội thượng tôn pháp luật thì người dân, cơ quan công quyền và truyền thông đều phải tuân thủ pháp luật.
Việc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội viện dẫn ý kiến một số cơ quan truyền thông (Lao động, Thanh Niên, Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, VTC New,…) trong văn công văn số 2784/SGDĐT-QLT để bắt nhà trường “hoàn trả toàn bộ các khoản tiền, lệ phí đã thu khi học sinh rút hồ sơ” cho thấy một số cơ quan truyền thông và ông Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Văn Đại dường như muốn dùng chiến thuật “cả vú lấp miệng em” hoặc là họ biết nhưng vờ như không biết, rằng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có Bộ Luật Dân sự.
Sở Giáo dục Hà Nội nên xem lại quyền hạn, hủy công văn cổ xúy thói lật lọng |
Về phương diện cá nhân, xin hỏi ông Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Văn Đại, nếu ông đã đặt mua vé (loại siêu tiết kiệm), ông có dám đòi Vietnam Airlines trả lại tiền mà ông đã “đặt cọc” tại hãng hàng không này khi ông hủy chuyến bay?
Nếu trúng thầu mua căn nhà mà ông lại không mua nữa, ông có dám đòi cơ quan đấu thầu trả lại ông tiền đặt cọc?
Việc ông Phó Giám đốc Phạm Văn Đại nhân danh cơ quan nhà nước ban hành văn bản hành chính để xử lý các giao dịch dân sự là đúng luật hay trái luật?
Để giúp ông Phó Giám đốc Đại trả lời câu hỏi thứ hai, xin trích dẫn quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ:
“Trường hợp sau khi phiên đấu giá kết thúc mà người trúng đấu giá tài sản từ chối mua hoặc đã ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá nhưng chưa thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào thì khoản tiền đặt trước thuộc về ngân sách nhà nước và được sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án, tạm ứng chi phí bồi thường Nhà nước, bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác”.
Người viết cho rằng ông Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã vi phạm pháp luật (Điều 328, Luật Dân sự) khi ban hành công văn 2784/SGDĐT-QLT và vì vậy việc ông cần làm là xin lỗi và rút lại công văn, trừ trường hợp các bên liên quan thỏa thuận không tiếp tục xem xét sự việc.
Về phía nhà trường:
Người viết cho rằng cách thức thu tiền khi đăng ký nhập học của nhà trường hiện nay là cách làm thẳng và thực tế thị trường.
Sở Giáo dục Hà Nội mượn tay truyền thông để triệt hạ uy tín trường tư thục? |
Việc này thấy được khi thu ngay từ đầu cả học phí, tiền đồng phục,….
Với bối cảnh xã hội nước ta hiện nay, nhà trường nên quy định khoản thu lệ phí xét tuyển riêng, các khoản khác sẽ thu khi học sinh chính thức vào trường thì có thể phù hợp hơn.
Với lệ phí xét tuyển có thể quy định như sau:
Nếu học sinh xin rút hồ sơ trước thời hạn công bố kết quả 5 ngày sẽ khấu trừ 50%;
Nếu rút trước 2 ngày khấu trừ 70% và không hoàn trả nếu xin rút trước 1 ngày.
Việc làm của trường tư thục như vài tờ báo “chụp mũ” không thể nói là sai, nhưng cũng nên được xem xét trong tâm thế của nhà giáo.
Về phía truyền thông và phụ huynh học sinh:
Báo Laodong.vn đăng bức ảnh của tác giả Quỳnh Trang với dòng chú thích:
“Nhiều năm nay, phụ huynh đều chen chân, xếp hàng để mua hồ sơ tuyển sinh vào Trường Lương Thế Vinh”.
Bức ảnh của tác giả Quỳnh Trang trên báo Laodong.vn |
Như vậy, có thể thấy phụ huynh rất muốn có được “món hàng chất lượng cao” chứ không ai bỏ tiền mua của ôi, của rẻ.
Muốn đòi lại toàn bộ tiền “đặt cọc” là tâm lý có thể hiểu vì năm, sáu triệu đồng là cả tháng lương của người lao động nhưng là điều khó chấp nhận nếu hành động đó không tuân thủ pháp luật trong các giao dịch dân sự.
Càng khó chấp nhận khi một số tác giả, một số tờ báo hùa theo mà hoàn toàn không muốn tìm hiểu pháp luật quy định như thế nào trong trường hợp này.
Nếu tâm lý tiểu nông này được tiếp tục cổ xúy bởi những người, những cơ quan theo kiểu “đám đông” thì các doanh nghiệp, trong đó có các trường ngoài công lập hoạt động thế nào?
Phát triển các trường ngoài công lập, nói cách khác là xã hội hóa giáo dục là điều đã được nhấn mạnh trong Nghị quyết Trung ương 29/NQ-TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo…”.
Muốn thế, các trường ngoài công lập không được phép hoạt động theo kiểu chụp giật, nhưng ngược lại, cơ quan quản lý chỉ được phép làm những gì mà pháp luật cho phép và người dân cần hiểu thấu đáo quyền và nghĩa vụ của mình, những quyền đó phải nằm trong khuôn khổ các quy định của pháp luật, đặc biệt là Luật Dân sự.
Về phía truyền thông, người viết cho rằng đa số nhà báo và cơ quan truyền thông có sự quan tâm đúng mực tới giáo dục, nhiều bài báo mang tính xây dựng, cổ vũ việc tốt, phê phán cái xấu cần được ghi nhận.
Bên cạnh đó không thể phủ nhận là vẫn có không ít vụ việc nhà giáo, nhà trường bị “ném đá” như vụ truyền hình phát clip “nhặt xương cho thày” hoặc những ngôn từ được sử dụng gần đây liên quan đến chuyện đòi tiền của phụ huynh.
Vẫn biết truyền thông hiện tại có những điều đáng nói, có những điều nên nói và cũng có những điều không thể nói, song “ném đá” có phải là cách đối xử văn minh với giáo dục?
Tài liệu tham khảo:
[1] http://hcm.edu.vn/phong-quan-ly-co-so-giao-duc-ngoai-cong-lap-cctc5746.aspx
[2] http://vevietnamairline.com/quy-dinh-hoan-huy-ve-may-bay-vietnam-airilnes-548