Chiều 4/1/2015 trong buổi làm việc với Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc, nguyên Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã cảnh cáo tổng thầu vì để mất an toàn thi công, xảy ra tai nạn chết người ngày 6/11 và sự cố sập giàn giáo ngày 28/12.
Ông Thăng cũng ra những điều kiện buộc tổng thầu thực hiện và xem đây là cơ hội cho tổng thầu, nếu không sẽ kiến nghị Chính phủ chấm dứt hợp đồng.
Phản ứng về việc này, Thời báo Hoàn Cầu, tờ báo được quản lý bởi Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, lu loa rằng:
“Phản ứng của ông Đinh La Thăng cũng như các quan chức Bộ Giao thông đang khiến cho mối quan hệ Việt - Trung trở về thời kỳ ‘có nhiều khúc mắc’ ”?
Có thể thấy trong lời lu loa ấy hàm chứa ẩn ý về chuyện sẽ “có nhiều khúc mắc”!
Vì sao tờ báo trực thuộc cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc giãy nảy lên như vậy?
Phải chăng vì ông Đinh La Thăng đã chỉ đích danh kẻ gây thiệt hại về tính mạng con người và tổn thất lớn về kinh tế khi dự án đội vốn tới 316 triệu USD, tương đương 7.000 tỷ đồng?
Rồi đây, kiểu gì thì con đường sắt trên cao này cũng được đưa vào sử dụng.
Nhìn nó uốn lượn “mềm mại” như rồng, như rắn, người nào thích thì cứ đi chứ “người nhà quê” như chúng tôi có cho thêm tiền cũng chả dám.
Trong phiên thảo luận Quốc hội tháng 4 vừa qua, Đại biểu Nguyễn Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho hay, tích lũy nợ công đang ở mức báo động (Ảnh: zing.vn). |
Số tiền đội vốn 7.000 tỷ cho đường sắt Cát linh-Hà Đông chẳng hiểu giời xui, quỷ khiến thế nào lại bằng đúng con số mà Bộ Giao thông Vận tải – Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến vay Trung Quốc cho tuyến cao tốc Vân Đồn-Móng Cái.
Nếu người Việt mình đừng “khôn nhà dại chợ”, đừng “tham bát bỏ mâm” thì đã có 7.000 tỷ cho tuyến cao tốc Vân Đồn-Móng Cái, đâu phải đi vay rồi con cháu lại è cổ trả.
Cân trái tim(GDVN) - Điều quan trọng là khi “chúng ta chưa chết” chúng ta phải sống thế nào? |
Có một điều ít người muốn nói ra nhưng không phải là không biết, hàng hóa Trung Quốc nhập vào Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái nhiều hơn hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc.
Thế nên cái cao tốc ấy nếu xây song, nó sẽ è cổ chở hàng Tàu chứ không phải chỉ hàng Việt.
Và thế là người ta lợi mấy đường chứ không phải đôi đường, kiếm lãi từ cho vay, kiếm lãi từ việc bán vật tư, thiết bị, giải quyết lao động dư thừa, kiếm lãi từ bán hàng chất lượng thấp…
Chẳng những thế lại còn tạo điều kiện cho người “Trung Quốc ba lô” du lịch Việt Nam bằng ôtô, tiền tiêu chẳng tốn kém là bao, lợi nhuận cho du lịch thì họ chiếm phần lớn còn cái sự “ngậu xị” họ mang theo thì dành hết cho người Việt.
Thảm họa gây ra cho biển, cho người, cho kinh tế miền Trung sau vụ Formosa đầu độc biển khiến phóng viên Đài Loan phải vào Việt Nam “quay trộm” đem về chiếu trên truyền hình hòn đảo này.
Chính quyền Đài Loan lúc ấy còn sốt sắng đề nghị tham gia tìm nguyên nhân đầu độc biển.
Sao người Đài Loan lại vô tư thế, hóa ra họ làm một công đôi việc, vừa tỏ ra vô tư, thiện chí, vừa muốn chứng minh cho người Việt biết, rằng cái vỏ Formosa tuy là của họ nhưng phần ruột thì chưa chắc?
Bà Phạm Chi Lan nói thẳng thừng: “Với tư cách người nộp thuế, tôi phản đối việc vay vốn Trung Quốc”.
Người viết chỉ phụ họa thêm ý bà Chi Lan, rằng ngay cả với những người chưa đến tuổi đóng thuế, chúng tôi cũng không muốn phải đi vay, nhất là vay từ Trung Quốc.
Vì sao lại phản đối?
Vì gần như cả thế giới sợ những đồng tiền đến từ Trung Quốc, trừ một vài nước như Afghanistan, Campuchia, Kenya, Sudan, …
Chỉ vài ngày trước, Thủ tướng Anh quốc, bà Theresa May vừa quyết định dừng phê chuẩn dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point do lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia khi nguồn đầu tư từ Trung Quốc chiếm trên 30% tổng dự toán.
Duy ý chí, chúng ta sẽ mất nốt nguồn tài nguyên quý giá cuối cùng |
Vay ai cũng phải trả, nhưng trả lãi vay vốn ODA, dù ít dù nhiều tiền cũng bị mang ra nước ngoài, trả lãi cho người Việt có đắt hơn một tí, tiền vẫn là của người Việt.
Cái lý ấy nhiều người không nhận ra, nhưng đáng trách là những người được giao hoạch định đường lối, sao người ta cứ đinh ninh rằng tiền vay Trung Quốc là “tiền tươi, thóc thật”?
Chuyện “tiền tươi” của người Trung Quốc họa chăng chỉ có hàng tỷ đồng tuồn qua biên giới phía Bắc, kẻ tiếp tay cho nó đa phần là người ít học, thất nghiệp, là tội phạm, những kẻ ấy xử tù vẫn còn là nhẹ.
Tìm mãi cũng chưa thấy đồng “tiền tươi kiểu Trung Quốc” này xuất hiện từ Tây Âu hay Bắc Mỹ chui lủi vào Việt Nam.
Thế nhưng “tiền thật” của người Việt thì đàng hoàng bay đi, mà ký giấy chuyển tiền chắc chẳng phải là người chân lấm, tay bùn?
Có câu này xin hỏi những ai có thẩm quyền, chắc chắn rằng các ông biết, còn trả lời hay không thì dân sẽ kiên nhẫn chờ vì dù sao thì người Việt đã quen “không vội được đâu”!
Vì sao có vị không muốn tiền vào túi người Việt mình mà lại vào túi người ngoài?
Hỏi thế vì năm 2015 lượng kiều hối đổ về Việt Nam khoảng 12 - 14 tỷ USD, đứng thứ 11 thế giới.
Lượng tiền ấy một phần dành cho đầu tư, một phần không nhỏ vẫn nằm trong túi người dân phòng khi trái gió, trở trời.
Số kiều hối nhiều như thế vì sao chỉ có hơn 300 triệu USD mà ngân sách không có, phải đi vay nước ngoài?
Bộ Tài chính trả lời câu hỏi: "Vì sao nợ công tăng?" |
Sao người dân không muốn gửi tiết kiệm, nói cách khác là cho Nhà nước vay?
Câu trả lời nằm trong chính sách của Nhà nước, cụ thể là quy định của Ngân hàng hạ lãi suất tiền gửi USD xuống 0% từ ngày 8/12/2015.
Ngoài mục tiêu chống đô la hóa nền kinh tế, cũng còn là biện pháp khuyến khích người dân bán USD cho ngân hàng lấy tiền Việt vì gửi tiền Việt lãi suất cao gấp 5-7 lần gửi bằng ngoại tệ.
Tuy nhiên cần phải nhớ rằng người dân vẫn không quên thời kỳ mua trái phiếu hoặc gửi tiền tiết kiệm (tức là cho ngân hàng vay) số tiền trị giá một căn hộ, sau 20 năm nhận lại số tiền trị giá bằng 3 tô phở. [1]
Chính vì thế, trừ trường hợp cần thiết phải bán USD, người ta vẫn thích giữ nó trong túi hơn là giữ tiền Việt.
Tại sao không huy động tiền gửi USD với lãi xuất như vay vốn ODA nước ngoài, tại sao phải vay lãi nước ngoài với các điều kiện người ta đặt ra mà không muốn vay của người Việt, sao không muốn cho người Việt được hưởng lãi như người nước ngoài?
Liệu có lợi ích “nhóm ngân hàng” trong chuyện này hay còn những “nhóm lợi ích” khác?
Nhiều quan chức đăng đàn giải thích, rằng vay đâu cũng là vay, chỉ cần xem xét các điều kiện người ta đưa ra có phù hợp hay không?
Vay đô la của dân chẳng có điều kiện nào ngoài lãi suất, thế nhưng trả lãi cũng không muốn thì vay sao được?
Vay tương lai(GDVN) - Vay tài nguyên,nhưng không trả lại nguyên vẹn thì gọi là “ăn quỵt”, chẳng lẽ đó không phải là nỗi xấu hổ lớn nhất của bậc làm cha mẹ? |
Chỉ cần vay của dân một phần mười lượng kiều hối cũng thừa tiền xây ba cái cao tốc Vân Đồn-Móng Cái, vì sao không làm được?
Câu trả lời rất rõ ràng, dân không muốn mà quan lại càng không muốn.
Người ta chỉ muốn vay của dân hôm nay, vài chục năm sau không phải chịu trách nhiệm gì về sự mất giá của đồng tiền.
Quan khôn thế chẳng lẽ dân lại ngốc?
Không huy động được sức dân thì mãi phải đi vay nước ngoài, trong bức tranh toàn cảnh nền kinh tế quốc gia, đó chỉ là những sai lầm “vụn vặt”, nói thế không biết có đúng không?
Dù sao cũng xin nhắc lại một lần nữa lời bà Phạm Chi Lan với đôi chút bổ sung: “Với tư cách người đóng thuế và những người chưa phải đóng thuế, chúng tôi không muốn phải đi vay, nhất là vay tiền từ Trung Quốc”.
Tài liệu tham khảo
[1] http://news.zing.vn/gui-tiet-kiem-20-nam-can-ho-con-ba-to-pho-khach-phai-chiu-post521616.html