Theo đánh giá của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Việt Nam bước vào năm 2019 với nhiều kỳ vọng, có không ít cơ hội và thách thức đan xen.
Niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp tục gia tăng sau những cam kết cải cách cũng như khả năng ứng phó hiệu quả của Chính phủ trước cú sốc từ bên ngoài.
Cùng với đó, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, RCEP) và cách mạng công nghiệp 4.0 có thể tạo thêm xung lực cho cải cách và tiếp cận nguồn lực (kỹ năng, công nghệ, vốn) từ bên ngoài.
Việt Nam đã trải qua năm 2018 với những thành tựu tương đối lớn ở nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế tiếp tục phục hồi ở mức cao. Môi trường kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, cán cân thương mại thặng dư ở mức kỷ lục, thâm hụt ngân sách nhà nước ổn định, nợ công giảm không đi kèm gia tăng áp lực lạm phát.
Quan trọng hơn, nền kinh tế vĩ mô tiếp tục được củng cố, dư địa điều hành tiền tệ và tài khóa vẫn được duy trì ngay cẩ trong bối cảnh kinh tế Việt Nam được đánh giá là có thể gặp nhiều cú sốc từ bên ngoài và rủi ro suy giảm tăng trưởng có tính chu kỳ.
Nhờ đó, Việt Nam vẫn có điều kiện thuận lợi để tiến hành các cải cách mang tính nền tảng hơn đối với thể chế kinh tế, môi trường kinh doanh.
Cội nguồn của nhiều quyết định đầu tư thiếu trách nhiệm và lạm quyền |
Mạnh dạn hành động ngay, tiến lên được không có sự cầu toàn, cầu toàn để không có tình huống xấu, nhưng lại không có sức bật lớn.
Chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng, báo cáo của nhóm nghiên cứu Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương khá đầy đủ về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2018 và dự báo năm 2019.
Ông Doanh cảnh báo: “Đối với khu vực kinh tế tư nhân cần bổ sung thông tin về phong trào khởi nghiệp hay tình hình doanh nghiệp phá sản, đóng cửa vẫn phức tạp, chứ chưa có cải thiện.
Về phát triển mạnh kinh tế tư nhân, cần phân tích, đánh giá thêm. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bố số liệu cắt giảm nhiều điều kiện kinh doanh, tuy nhiên đó mới chỉ là các con số, thực tế doanh nghiệp vẫn than phiền còn nhiều phức tạp.
Thủ tục giảm, nhưng chi phí không chính thức doanh nghiệp phải chi vẫn nhiều và thậm chí còn nặng hơn trước”.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng, năm 2019 lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục là điểm sáng. Tuy nhiên, cần đẩy mạnh hơn nữa việc chế biến nông sản và cần thiết kết hợp với các doanh nghiệp như Nhật Bản. Ảnh: Vũ Phương. |
Vị chuyên gia này cũng nhận định năm 2018, ngành du lịch, nông nghiệp, dịch vụ có khởi sắc. Đây là lĩnh vực có giá trị gia tăng cao hơn rất nhiều so với nhiều mặt hàng có xuất khẩu nhiều tiền như điện thoại, nhưng giá trị gia tăng thấp.
Khả năng tăng trưởng của nông lâm ngư nghiệp trong năm 2019 sẽ tiếp tục khởi sắc, tuy nhiên cần gia tăng chế biến, hợp tác với doanh nghiệp ở những nước phát triển như Nhật Bản”.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng nhận định: “Vấn đề ngân sách, chi thường xuyên vẫn tăng. Số bội chi ngân sách có cải thiện, nhưng chưa cải thiện đáng kể. Về việc này, ngân hàng thế giới đã khuyến cáo.
Chuyên gia kinh tế hiến kế để Việt Nam không lệ thuộc đầu tư nước ngoài |
Đáng nói, thời gian gần đây Bộ Tài chính có những “sáng kiến” gây tranh cãi trước những đề xuất thu thuế như thu thuế ông xe ôm, bà bán bún…
Bởi vậy, cần thiết phải cắt giảm chi tiêu lãng phí, chi tiêu thường xuyên không phù hợp với nền kinh tế Việt Nam”.
Để thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân tốt hơn, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng: “Cải cách thể chế làm sao cải thiện môi trường kinh doanh. Việc cắt giảm điều kiện kinh doanh còn chậm, chưa thực chất, đến với doanh nghiệp chưa được nhiều.
Chúng ta nói nhiều đến cuộc cách mạng công nghệ 4.0, tại Việt Nam cuộc cách mạng này diễn ra thế nào, kinh tế số ra sao. Hiện có nhiều bạn trẻ làm kinh tế tự do, họ ký hợp đồng làm việc cho nước ngoài ngay trên đất Việt Nam.
Họ cung ứng các sản phẩm dịch vụ qua mạng internet. Bởi vậy, chúng ta cần có những chính sách, quy định để khuyến khích họ. Đừng để luật không theo kịp ngành nghề mới này, nếu không có sẽ bị tụt hậu”.
Nói về sự phát triển của doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho biết: "Nếu như trước đây, đi đâu cũng thấy tập đoàn Nhà nước thì giờ thấy nhiều doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài.
Việc khai thác được những dự án của tư nhân sẽ vừa huy động được vốn phát triển kinh tế, vừa phát triển được kinh tế tư nhân. Một mũi tên trúng nhiều đích".
Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung nhận định: "Có những tập đoàn kinh tế tư nhân nổi lên, không chỉ trong bất động sản mà còn trong sản xuất, các ngành công nghệ, kinh tế tư nhân cũng tham gia phát triển hạ tầng, tham gia công trình lớn...
Thực tế về mặt chính sách và chính trị đã có sự thay đổi tích cực về quan điểm và tư duy với kinh tế tư nhân".
Theo Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Việt Nam cần tiếp tục xử lý thách thức mang tính căn bản về chất lượng thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc còn tiếp diễn, buộc Việt Nam phải cân nhắc thấu đáo hơn trong tham gia các sáng kiến cho hai nước này dẫn dắt. Bản thân hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư có thể gặp khá nhiều bất định, đặc biệt trong nửa đầu năm 2019, do rủi ro suy giảm kinh tế ở không ít nền kinh tế chủ chốt.
Về tình hình kinh tế vĩ mô năm 2018, CIEM cho biết, GDP quý IV tăng 7,31%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017, nhưng cao hơn so với quý II-III. Tốc độ tăng GDP cả năm 2018 đạt 7,08%, cao nhất kể từ năm 2008. Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục mở rộng ở quý thứ 6 liên tiếp trong chu kỳ tăng trưởng.
Hoạt động của doanh nghiệp trong quý IV/2018 có sự cải thiện, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 6,81%, tổng số vốn đăng ký tăng tới 63,68%. Những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm các chi phí không cần thiết và cắt giảm các điều kiện, thủ tục kinh doanh là minh chứng cải thiện sức khỏe của khu vực doanh nghiệp.