Hiện nay, đề án tuyển sinh riêng (gọi tắt là Đề án) của Trường ĐH Phan Châu Trinh và một số trường ngoài công lập khác đang được Bộ GD&ĐT triển khai lấy ý kiến dư luận thông qua các báo Thanh niên, Giáo dục & Thời đại và một số kênh khác. Tuy nhiên, sau khi các báo đăng thông tin về các đề án tuyển sinh riêng này, nhà văn Nguyên Ngọc đã rất bàng hoàng. Với cương vị Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Phan Châu Trinh, ông đã nói: "Thật không ngờ, sau đó (sau khi Bộ góp ý, gợi ý cho Trường Phan Châu Trinh chỉnh sửa Đề án - pv), Bộ gửi cho một số báo đưa tin ra công luận để nghe ý kiến thì phương án được coi là của trường của chúng tôi lại chỉ còn 2 tiêu chí. Chúng tôi không được biết trước việc này". (Xem: Nhà văn Nguyên Ngọc bàng hoàng vì Bộ giáo dục đổi số 5 thành số 2) Một câu hỏi đặt ra với bạn đọc từ lâu đã quan tâm, góp ý về Đề án này là: Vậy quan điểm của Bộ như thế nào, nó có được phê duyệt hay không? Ông Đỗ Thế, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Chiều 30/4, chúng tôi có điện thoại cho anh Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (gọi tắt: Cục Khảo thí), báo cáo về kết quả thống kê phản hồi của bạn đọc trên 2 tờ báo Thanh Niên, Giáo dục & Thời đại đối với Đề án (từ ngày 24/4 đến 28/4). Tình cờ, anh Khôi cho biết Cục Khảo thí cũng đã có thống kê với nội dung và nhận được kết quả tương tự như thống kê chúng tôi đã làm. Cục Khảo thí đã báo cáo kết quả thống kê này với Bộ trưởng, và sẽ tiếp tục cập nhật báo cáo cho Bộ trưởng trong ngày mai (1/5)". "Chúng tôi rất phấn khởi khi nghe anh Khôi nói rằng: kết quả phản hồi cho thấy các ý kiến ủng hộ Đề án của các trường ngoài công lập đạt hơn 60%, đây là cơ sở tốt cho Bộ quyết định phê duyệt Đề án", ông Đỗ Thế chia sẻ. Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Phan Châu Trinh bày tỏ quan điểm: "Chúng tối rất ủng hộ chủ trương của Bộ lấy ý kiến rộng rãi về các Đề án. Tuy nhiên, Đề án của chúng tôi có 24 trang mà chỉ được tóm tắt trong hơn 100 chữ trên báo thì rất khó cung cấp đủ thông tin cho cộng đồng góp ý. Cũng may là trước đây, Báo Giáo dục Việt Nam đã có một loạt bài đầy đủ về các đề án tự chủ tuyển sinh trong đó có Trường Phan Châu Trinh nên cộng đồng đã biết và hiểu. Trên cơ sở đó, bạn đọc đã tiếp tục góp ý rất nhiều trên 2 tờ Thanh niên, Giáo dục & Thời đại...". "Vậy việc thống kê phản hồi bạn đọc, như ông nói, kết quả cụ thể như thế nào, ông có thể thông báo cho bạn đọc biết"? - phóng viên hỏi. Ông Đỗ Thế trả lời: "Chúng tôi cũng đã thống kê toàn bộ các phản hồi về các Đề án trên 2 tờ báo nói trên từ ngày 24/4 đến 28/4. Có tất cả 114 ý kiến được đăng tải, trong đó có 65% ý kiến ủng hộ, 28% ý kiến không ủng hộ và 7% ý kiến không nói là ủng hộ hay không".
Biểu đồ tỷ lệ ý kiến độc giả trên 2 tờ Thanh Niên, GD&TĐ (nguồn: ĐH Phan Châu Trinh) |
Thống kê ý kiến độc giả trên 2 tờ Thanh Niên, GD&TĐ (nguồn: ĐH Phan Châu Trinh) |
"Thông qua đây, chúng tôi xin chân thành cám ơn quý bạn đọc đã có ý kiến phản hồi rất tích cực và trách nhiệm về Đề án trên các báo trong thời gian vừa qua. Hiện nay, chúng tôi đã hoàn thiện 2 phiên bản tóm tắt Đề án: “Phiên bản 1000 từ” (download) và “Phiên bản 3000 từ” (download) để cung cấp thông tin đầy đủ cho cộng đồng… và cũng rất mong nhận được các ý kiến phản hồi, góp ý sâu hơn, chi tiết hơn để chúng tôi có thể hoàn hoàn thiện", ông Thế nói.
Quá trình lắt léo dẫn đến hiểu sai bản chất phương án tuyển sinh riêng của Trường ĐH Phan Châu Trinh như sau:
* Bộ trưởng: 'Bộ ủng hộ các trường xây dựng phương án tuyển sinh riêng' --> Trường Phan Châu Trinh và một số trường khác xây dựng phương án trình Bộ.
* Khi trình lên Bộ, đề án của trường ĐH Phan Châu Trinh gồm 5 tiêu chí. Xem chi tiết: Đề xuất đột phá chưa từng có về phương án tuyển sinh 2013
- 'Điểm thi đại học chỉ có giá trị 20%, thế là đủ'
- Nhà văn Nguyên Ngọc: 'Muốn vào trường tôi, đừng học thuộc lòng'
- 'Hoan hô bác Nguyên Ngọc'!
- Điểm thi đại học: 7-3-3. Điểm xét tuyển: 66,87. Đỗ hay trượt?
- Nữ TS toán đầu tiên của VN ủng hộ nhưng 'lo' cho ĐH Phan Châu Trinh
- 'ĐH Havard phỏng vấn 34000 người/năm, VN có thể học tập được'
- GS Hoàng Tụy: 'Bây giờ mới thấy 1 cách tuyển sinh ĐH tiến bộ như vậy'
* Ngày 12/4, sau buổi làm việc với Cục Khảo thí, nhà văn Nguyên Ngọc thông báo, Cục này gợi ý cần thực hiện một lộ trình, trước mắt năm 2013 còn 3 tiêu chí (bao gồm có tiêu chí điểm thi ĐH)
Xem: Nhà văn Nguyên Ngọc: 'Mong Bộ trưởng sớm thực hiện lời hứa'
* Sau khi có các cuộc trao đổi của Bộ, như nhà văn Nguyên Ngọc kể, Bộ GD&ĐT đã đem phương án chỉ còn 2 tiêu chí(là điểm thi tốt nghiệp và kết quả THPT - vốn lâu nay bị xã hội nghi ngờ về tính chính xác) để công bố cho dư luận nhằm "lấy ý kiến", khiến dư luận hiểu sai bản chất phương án tuyển sinh của trường.
Xem: Nhà văn Nguyên Ngọc bàng hoàng vì Bộ giáo dục đổi số 5 thành số 2
* Bộ trưởng: 'Bộ ủng hộ các trường xây dựng phương án tuyển sinh riêng' --> Trường Phan Châu Trinh và một số trường khác xây dựng phương án trình Bộ.
* Khi trình lên Bộ, đề án của trường ĐH Phan Châu Trinh gồm 5 tiêu chí. Xem chi tiết: Đề xuất đột phá chưa từng có về phương án tuyển sinh 2013
- 'Điểm thi đại học chỉ có giá trị 20%, thế là đủ'
- Nhà văn Nguyên Ngọc: 'Muốn vào trường tôi, đừng học thuộc lòng'
- 'Hoan hô bác Nguyên Ngọc'!
- Điểm thi đại học: 7-3-3. Điểm xét tuyển: 66,87. Đỗ hay trượt?
- Nữ TS toán đầu tiên của VN ủng hộ nhưng 'lo' cho ĐH Phan Châu Trinh
- 'ĐH Havard phỏng vấn 34000 người/năm, VN có thể học tập được'
- GS Hoàng Tụy: 'Bây giờ mới thấy 1 cách tuyển sinh ĐH tiến bộ như vậy'
* Ngày 12/4, sau buổi làm việc với Cục Khảo thí, nhà văn Nguyên Ngọc thông báo, Cục này gợi ý cần thực hiện một lộ trình, trước mắt năm 2013 còn 3 tiêu chí (bao gồm có tiêu chí điểm thi ĐH)
Xem: Nhà văn Nguyên Ngọc: 'Mong Bộ trưởng sớm thực hiện lời hứa'
* Sau khi có các cuộc trao đổi của Bộ, như nhà văn Nguyên Ngọc kể, Bộ GD&ĐT đã đem phương án chỉ còn 2 tiêu chí(là điểm thi tốt nghiệp và kết quả THPT - vốn lâu nay bị xã hội nghi ngờ về tính chính xác) để công bố cho dư luận nhằm "lấy ý kiến", khiến dư luận hiểu sai bản chất phương án tuyển sinh của trường.
Xem: Nhà văn Nguyên Ngọc bàng hoàng vì Bộ giáo dục đổi số 5 thành số 2
* Giaoduc.net.vn sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin sự kiện đến bạn đọc.
Đức Giang