Báo Mỹ: Nhật Bản có nhiều sơ hở trong mua sắm vũ khí trang bị

16/04/2014 09:53
Việt Dũng
(GDVN) - Theo phân tích, Nhật Bản chỉ tập trung mua sắm vũ khí trang bị tiên tiến, coi nhẹ mua một số trang bị không tiên tiến lắm, nên lộ sơ hở và TQ có thể lợi dụng.
Nhật Bản đặt mua 42 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ
Nhật Bản đặt mua 42 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ

Trang mạng tuần san "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 14 tháng 4 dẫn chuyên gia phân tích cho rằng, Nhật Bản tăng cường sức mạnh quân sự quá chú trọng đến mua sắp trang bị giá cao, sẽ tạo ra sơ hở tác chiến, làm yếu đi khả năng sử dụng hiệu quả trang bị của lực lượng phòng thủ.

Kế tiếp việc công bố "Chiến lược an ninh quốc gia" vào tháng 12 năm 2013, Đại cương kế hoạch phòng vệ mới đã đưa ra mục tiêu 5 năm và 10 năm mua sắm và điều chỉnh lực lượng vũ trang.

Căn cứ vào quy định, trong 5 năm tới Nhật Bản sẽ cấp 23.970 tỷ yên (khoảng 232,1 tỷ USD), hỗ trợ cho tăng cường sức mạnh quân sự.

Nhà nghiên cứu cấp cao Grant Newsham, Diễn đàn nghiên cứu chiến lược Nhật Bản cho rằng: "Chương trình mua sắm có mặt thích hợp, người đưa ra kế hoạch là thực lòng".

Ông nói, nhưng "chương trình đã tiếp tục cách làm cũ, mua một số trang bị quân sự tiên tiến đắt đỏ (máy bay chiến đấu F-35, tàu khu trục Aegis và máy bay săn ngầm P-3C); coi nhẹ một số vũ khí trang bị không tiên tiến lắm, nhưng những trang bị này có thể khắc phục sơ hở phòng thủ có hiệu quả".

Tàu khu trục tên lửa Aegis của Nhật Bản
Tàu khu trục tên lửa Aegis của Nhật Bản

Theo bài báo, Grant Newsham cho rằng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản hiện nay cấp bách muốn nâng cao mức độ nhất thể hóa chỉ huy và kiểm soát cho phòng thủ tên lửa hành trình và trên không.

Mặc dù Nhật Bản đã chi số liền lớn để mua một số trang bị tiên tiến cá biệt, nhưng vẫn không thể duy  trì phòng không liên tục đối với chuỗi đảo thứ nhất, một nguyên nhân đặc biệt là, đến nay họ chưa tiến hành nâng cấp đối với máy bay chiến đấu F-15, trong khi đó nhu cầu này không thể đáp ứng được chỉ thông qua mua vài chục chiếc F-35.

Ngoài ra, Grant Newsham cho rằng, tên lửa không đối không của Nhật Bản là "món hàng loại hai", hơn nữa bất kể là thông tin tác chiến hay thông tin chiến thuật, kể cả thông tin của quân Mỹ, thường đều "chắp vá sử dụng".

Do các hòn đảo tây nam rất phân tán, ngoài trên đảo Yonaguni có lượng nhỏ quân đồn trú tuyến đầu, ở đây Lực lượng Phòng vệ không đóng quân, nên tồn tại lỗ hổng "khủng hoảng". Trong khi đó, Nhật Bản thiếu trang bị quân sự và lực lượng để lấp chỗ trống này.

Trong 5 năm tới, Nhật Bản có kế hoạch mua 3 máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ để tăng cường khả năng giám sát biển.
Trong 5 năm tới, Nhật Bản có kế hoạch mua 3 máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ để tăng cường khả năng giám sát biển.

Grant Newsham cho rằng: "Bộ Quốc phòng Nhật Bản hầu như cho rằng, mua vài máy bay không người lái Global Hawk cơ bản có thể đáp ứng yêu cầu tình báo, theo dõi và trinh sát của Nhật Bản.

Thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Global Hawk tuy hữu dụng nhưng không phải là vạn năng. Các trang bị khác cũng cần đến, chẳng hạn mạng lưới cảm ứng trên không phòng thủ thủ tên lửa hành trình tấn công mặt đất".

Theo bài báo, nhà phân tích quân sự Nhật Bản Shinichi Kiyotani tỏ ra nghi ngờ, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tại sao chỉ mua 3 máy bay do thám không người lái Global Hawk "rất đắt" và "thân hình khổng lồ", trong khi phải có 5 chiếc mới có thể bảo đảm theo dõi trong mọi điều kiện thời tiết và đáp ứng nhu cầu bảo trì, bảo dưỡng cũng như sự kiện ngoài ý muốn.

Shinichi Kiyotani cho rằng, thực ra, việc này hoàn toàn có thể do máy bay không người lái hoạt động lâu trên không đảm nhiệm, chẳng hạn máy bay không người lái Heron do Công ty công nghiệp hàng không vũ trụ Israel nghiên cứu chế tạo, loại máy bay không người lái có giá rẻ hơn nhiều, hiệu quả cũng không tồi.

Shinichi Kiyotani còn cho rằng, Nhật Bản đã tiến hành mua sắm vội vàng khi chưa nghiên cứu tính thích hợp của xe chở quân đổ bộ AAV-P7/A1, không tìm hiểu tính năng và chi phí bảo trì của chúng.

Nhật Bản tăng cường mua sắm xe chiến đấu đổ bộ AAV7 của Mỹ
Nhật Bản tăng cường mua sắm xe chiến đấu đổ bộ AAV7 của Mỹ

Grant Newsham có quan điểm khác với vấn đề này cho rằng, Nhật Bản đã tiến hành kiểm tra đối với AAV. Ông nói, công tác nghiên cứu phát triển sức mạnh đổ bộ của Nhật Bản "rất quan trọng", cũng tuyệt đối cần thiết, nhưng hoàn toàn không đủ.

Theo Grant Newsham, mua sắm phòng vệ của Nhật Bản ở mức độ nhất định bị ảnh hưởng bởi một "tín điều", đó là chỉ cần đưa ra "danh sách trang bị" thích hợp, Nhật Bản có thể phòng thủ đầy đủ. Những "thần dược" này gồm có hệ thống Aegis, máy bay chiến đấu F-2 và F-35, máy bay vận tải cánh xoay Osprey, bom thông minh và tên lửa hành trình.

Grant Newsham nói: "Từ trước đến nay chưa từng tồn tại thần dược, cũng mãi mãi sẽ không có thần dược. Không tiếc trả giá khi đặt cược vào một số khả năng rất tiên tiến, sẽ tạo ra một số điểm yếu, dễ bị lợi dụng".

"Rất mỉa mai, phải không? Người Nhật Bản tiến hành mua sắm không cân bằng, thực chất là tạo thêm nhiều điểm yếu hơn cho mình, chứ không phải là giảm điểm yếu. Người Trung Quốc sẽ có thể tập trung lực lượng nghiên cứu và lợi dụng sơ hở của họ" - Newsham kết luận.

Nhật Bản muốn mua máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey của Mỹ
Nhật Bản muốn mua máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey của Mỹ
Việt Dũng