Nhật Bản kiên quyết đáp trả các hành động khiêu khích của Trung Quốc ở vùng biển đảo Senkaku |
Trang mạng qianzhan.com Trung Quốc ngày 17 tháng 7 có bài viết dẫn các nguồn tin cho rằng, một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew tiến hành ở 11 nước châu Á cho biết, có khoảng một nửa người được hỏi có thiện cảm với Trung Quốc, nhưng, rất nhiều người được hỏi lo ngại về tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với nước mình (thực ra chủ yếu là Trung Quốc nhảy vào tranh chấp và xâm lược), lo ngại xảy ra xung đột quân sự.
Đáng chú ý, có 93% người Philippines, 85% người Nhật Bản, 84% người Việt Nam, 83% người Hàn Quốc được hỏi bày tỏ lo ngại về vấn đề này. Điều đáng chú ý là, 62% người Trung Quốc và 72% người Ấn Độ được hỏi cũng bày tỏ thái độ lo ngại tương tự về tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Theo bài báo tuyên truyền theo quan điểm của Bắc Kinh, mặc dù có những lo ngại về xung đột quân sự này, đa số các nước không coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất của họ. Theo bài báo, thực ra chỉ có Nhật Bản, Philippines và Việt Nam mới coi Trung Quốc là mối đe dọa an ninh lớn nhất của họ.
Bài báo cho rằng, hiện nay, những nước này đều có “tranh chấp vấn đề biển” với Trung Quốc (thực ra là do Trung Quốc gây ra). Ở 3 nước châu Á gồm Trung Quốc, Pakistan và Malaysia, Mỹ được coi là mối đe dọa an ninh lớn nhất. Điều khó tin là, Indonesia cho rằng, người Indonesia coi Mỹ là mối đe dọa an ninh lớn nhất, nhưng cũng là đồng minh lớn nhất của họ.
Trung Quốc khủng bố Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam: Đâm chìm tàu cá của Việt Nam, ngăn chặn không cho cứu ngư dân của tàu cá này. Đây là một hành động rất vô nhân đạo, bất chấp đạo lý và luật pháp. |
Theo bài báo, sự thiện cảm của người dân châu Á đối với Mỹ cao hơn nhiều so với Trung Quốc. Mỹ được ưa thích hơn Trung Quốc ở khu vực này. Chỉ có những người Malaysia và Pakistan được hỏi coi Trung Quốc là đồng minh lớn nhất của họ.
Người được hỏi của 8 nước trong số 11 nước của khu vực này cho rằng, Mỹ là đồng minh lớn nhất của họ, bao gồm Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Trong thời gian gần đây, tình hình châu Á đã có sự thay đổi mạnh mẽ, CHDCND Triều Tiên tiếp tục thực hiện chương trình hạt nhân, tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở biển Hoa Đông ngày càng gay gắt. Tình hình Biển Đông cũng ngày càng căng thẳng (do mưu đồ độc chiếm Biển Đông và hành động gây hấn của Trung Quốc gây ra).
Theo bài báo, các nước Philippines, Việt Nam liên tiếp đưa ra yêu cầu (tuyên bố) chủ quyền đảo trước (hành động khiêu khích, xâm lược của) Trung Quốc, xung đột với Trung Quốc ngày càng gay gắt.