Các nước vùng Vịnh không tiếp người tị nạn sẽ khiến châu Âu có khủng hoảng mới?

29/11/2015 11:44
Việt Dũng
(GDVN) - "Trừ phi Liên minh châu Âu có thể quản lý thích hợp biên giới, nếu không, mùa thu năm nay, chúng ta sẽ nhìn thấy Balkan xuất hiện khủng hoảng nhân đạo".

Pháp kêu gọi các nước vùng Vịnh thu nhận nhiều người tị nạn Syria hơn

Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 29 tháng 11 đưa tin, Chính phủ Pháp ngày 28 tháng 11 kêu gọi các nước vùng Vịnh thu nhập nhiều người tị nạn Syria hơn.

Thủ tướng Pháp Manuel Carlos Valls
Thủ tướng Pháp Manuel Carlos Valls

Khi trả lời phỏng vấn báo chí ở thành phố Évry của Pháp, Thủ tướng Pháp Manuel Carlos Valls cho rằng: "Trừ phi Liên minh châu Âu có thể quản lý thích hợp biên giới, nếu không, mùa thu năm nay, chúng ta sẽ nhìn thấy Balkan xuất hiện khủng hoảng nhân đạo. Khi đó, châu Âu sẽ tiếp tục đóng cánh cửa lớn".

Ông nói: "Tôi nói lại một lần nữa, châu Âu không thể tiếp nhận tất cả những người tị nạn đến từ Syria. Đây là lý do tại sao chúng tôi tìm kiếm phương án giải quyết ngoại giao, quân sự và chính trị cho vấn đề Syria".

Theo ông Manuel Carlos Valls: "Mỗi nước đều phải đóng một phần vai trò, tôi đặc biệt muốn nói tới là các nước vùng Vịnh".

Từ khi cuộc nội chiến ở Syria nổ ra cho đến nay, có khoảng 4 triệu người Syria rời bỏ đất nước, đến các nước láng giềng và lân cận như Libya, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Khi các nước châu Âu nỗ lực tìm kiếm đối sách chung, xử lý cuộc khủng hoảng người tị nạn nghiêm trọng nhất từ trước đến nay này, các nước vùng Vịnh trong đó có Saudi Arabia, Qatar, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) vẫn từ chối tiếp nhận người tị nạn Syria.

Mặc dù ông Manuel Carlos Valls từ chối gộp người tị nạn thực sự và các phần tử khủng bố vào làm một để nói, ông cũng đã nhấn mạnh khả năng các phần tử khủng bố trà trộn vào các nước châu Âu. Bởi vì, các cuộc tấn công ở Paris hầu như đã cho thấy tồn tại vấn đề này.

Từ đầu năm 2015 đến nay, đã có hơn 80 người tị nạn liên tục đến châu Âu bằng đường thủy, đa số họ đến từ khu vực Trung Đông. Hy Lạp là một trong những quốc gia chủ yếu mà người tị nạn đặt chân đến.

Binh lính Macedonia, nước tiếp giáp Hy Lạp, bắt đầu thiết lập mạng lưới dây thép gai ở biên giới phía nam giáp Hy Lạp. Chính phủ Macedonia tuyên bố, họ muốn ngăn chặn số lượng người tị nạn nhập cảnh, chứ hoàn toàn không có kế hoạch phong tỏa biên giới, hoàn toàn không cho người tị nạn đến từ khu vực chiến sự nhập cảnh.

Đức kêu gọi EU giới hạn người tị nạn

Theo báo Đại đoàn kết, Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere ngày 27 tháng 11 cũng đã lên tiếng về người tị nạn. Ông kêu gọi các nước thành viên EU giới hạn số lượng người tị nạn vào mỗi quốc gia.

Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere
Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere

Ông Thomas de Maiziere cho biết, các nước EU “tự đưa ra cam kết cuối cùng về việc tiếp nhận bao nhiêu người tị nạn” và than rằng, Đức phải gánh vác trách nhiệm quá nhiều trong vấn đề này.

Gánh nặng về tài chính để đảm bảo các điều kiện thiết yếu cho người nhập cư đã gây ảnh hưởng cho một số khoản phúc lợi xã hội của người Đức. Đức cũng có quan điểm rõ ràng là ưu tiên tiếp nhận người tị nạn đến từ Syria và Iraq và khi đạt đến số lượng nhất định thì sẽ không tiếp nhận nữa.

Theo số liệu thống kê, hiện có hơn 950.000 người tị nạn vào Đức trong năm 2015, cao hơn nhiều so với ước tính của chính phủ là 800.000 người. Lượng người dự kiến sinh con hiện ở Đức cũng sẽ rất lớn.

Ngoài ra, Thụy Điển ngày 24 tháng 11 cũng cho biết họ điều chỉnh chính sách đối với người tị nạn. Sẽ có rất nhiều người tị nạn chỉ được cấp phép cư trú tạm thời ở Thụy Điển.

Thụy Điển cho biết, họ không có khả năng để tiếp tục tiếp nhận người tị nạn. Trong năm nay, nước này đã tiếp nhận khoảng trên 190.000 người nhập cư.

Như vậy, châu Âu vẫn tiếp tục vật lộn với tình trạng nhập cư, họ đang gặp khó khăn trong việc tiếp nhận người tị nạn. Đây được cho là cuộc khủng hoảng người tị nạn nghiêm trọng nhất của châu Âu kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Trong khi đó, các nguồn tin từ tháng 9 cho biết, các nước giàu có ở vùng Vịnh vì lo cho an ninh quốc gia mà không chịu tiếp nhận người tị nạn, lo ngại các phần tử khủng bố sẽ trà trộn vào dòng người tị nạn và gây bất ổn cho đất nước của họ.

Cảnh sát Macedonia ngăn chặn người tị nạn ở biên giới với Hy Lạp
Cảnh sát Macedonia ngăn chặn người tị nạn ở biên giới với Hy Lạp

Trước những lời chỉ trích từ cộng đồng quốc tế, các nước giàu có ở vùng Vịnh như Saudi Arabia, Kuwait, Bahrain, Qatar, Oman và UAE vẫn từ chối tiếp nhận người tị nạn vì những lý do trên, nhưng họ cũng chi hàng triệu USD để hỗ trợ người tị nạn.

Tình hình khủng hoảng người tị nạn sẽ vẫn là một vấn đề nhức nhối khi mà bất ổn ở khu vực Trung Đông chưa được giải quyết, nhất là các vùng chiến sự như ở Syria chưa đến hồi kết. 

Việt Dũng