Miền Đông Trung Quốc lộ hết trước chiến tranh tình báo của Nhật-Mỹ

10/10/2013 10:25
Đông Bình
(GDVN) - Mỹ-Nhật có dấu hiệu tăng cường chia sẻ tin tức tình báo quân sự, xuất phát từ nhu cầu rất lớn của hai bên hiện nay, TQ đang đối mặt với cuộc chiến mới.
Mỹ sẽ triển khai radar X-band thứ hai tại Kyodo Nhật Bản để tăng cường theo dõi Trung Quốc.
Mỹ sẽ triển khai radar X-band thứ hai tại Kyodo Nhật Bản để tăng cường theo dõi Trung Quốc.

Gần đây, truyền thông Nhật Bản cho biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã xin 12 tỷ yên trong ngân sách năm tài khóa 2014 để thiết lập trạm nghe lén ở đảo Iwo thuộc Tây Thái Bình Dương, cách Tokyo 1.080 km về phía nam. Hành động này nhằm gia tăng mức độ theo dõi đối với hoạt động ngày càng tới tấp của Quân đội Trung Quốc ở vùng biển Thái Bình Dương.

Theo bài báo, điều đáng chú ý là, trong cùng một ngày, vấn đề có liên quan đến quân Mỹ triển khai radar X-band thứ hai ở Nhật Bản cũng có sự tiến triển mới. Ngày 19 tháng 9, người đứng đầu Kyodo chính thức cho biết, tiếp nhận việc quân Mỹ triển khai radar X-band tại căn cứ Kyogamisaki của Lực lượng Phòng vệ Trên không, thuộc thành phố Kyōtango, Kyodo. Chuyên gia quân sự cho rằng, mục đích thực sự đằng sau hành động này cũng nhằm tăng cường năng lực theo dõi Trung Quốc.

Hai sự kiện "tình cờ" này có mối liên hệ tất yếu "rất mạnh", chúng thực sự chính là một động thái tương tác lẫn nhau trong hoạt động tình báo quân sự Nhật-Mỹ. Trong tình hình mới, sự tương tác này có xu thế "bình thường hóa".

Trước hết, tương tác tình báo quân sự như vậy là nhu cầu của Nhật-Mỹ khi thay đổi chiến lược quân sự. Cùng với sự sụp đổ của Liên Xô và sức mạnh quốc phòng của Trung Quốc không ngừng tăng cường, Nhật-Mỹ ngày càng cảm thấy, Trung Quốc sẽ là mối đe dọa lớn nhất trong tương lai, cùng xác định Trung Quốc là kẻ thù giả định lớn nhất.

Radar theo dõi tên lửa FPS-5 của Nhật Bản
Radar theo dõi tên lửa FPS-5 của Nhật Bản

Vì vậy, Mỹ đưa ra chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương", muốn chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc; Nhật Bản tiến hành quốc hữu hóa đảo Senkaku, "Đại cương phòng vệ" coi phòng thủ các hòn đảo tây nam là nhiệm vụ trọng điểm.

Thứ hai, tương tác tình báo quân sự là nhu cầu tăng cường đồng minh quân sự Nhật-Mỹ. Chi tiêu quân sự của Mỹ căng thẳng, cấp bách muốn lôi kéo các đồng minh trong khu vực như Nhật Bản tham gia vào trong các hành động chiến lược quân sự tổng thể của họ; trong khi đó, theo tuyên truyền của báo Trung Quốc, Nhật Bản có ý đồ "bành trướng", cũng rất muốn dựa vào sự hỗ trợ của Mỹ để tăng cường sức mạnh quân sự.

Ý đồ của hai bên "tình cờ trùng hợp". Mỹ muốn dựa vào "địa lợi" của Nhật Bản để theo dõi, kiểm soát Trung Quốc; trong khi đó, chính quyền Shinzo Abe Nhật Bản tích cực tìm kiếm thực hiện quyền tự vệ tập thể, cũng vui vẻ phối hợp với Mỹ, thiết lập trạm nghe lén trên đảo Iwo sẽ khắc phục cần thiết điểm yếu theo dõi tình báo của Mỹ. Có thể dự đoán, trong tương lai cho dù trong trạng thái phi chiến tranh, trao đổi và chia sẻ tin tức tình báo giữa Nhật Bản và Mỹ cũng sẽ ngày càng tăng cường.

Cuối cùng cũng phải thấy rõ, Mỹ-Nhật tương tác tình báo quân sự còn xuất phát từ nhu cầu nâng cao toàn diện hoạt động tình báo của hai bên. Cự ly dò tim của radar X-band ở Kyoto có thể đạt 3.500 - 6.000 km, việc triển khai loại radar này sẽ làm cho các khu vực Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam của Trung Quốc, biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông đều nằm trong phạm vi theo dõi, giám sát của Nhật-Mỹ.

Máy bay tuần tra săn ngầm mới P-1 giúp Nhật Bản có khả năng săn ngầm trên không vươn tới Biển Đông.
Máy bay tuần tra săn ngầm mới P-1 giúp Nhật Bản có khả năng săn ngầm trên không vươn tới Biển Đông.

Điều này không chỉ đã lấp đi điểm yếu về theo dõi, giám sát sau khi mạng lưới ăng ten radar khổng lồ ở căn cứ Misawa của quân Mỹ đóng tại Nhật Bản ngừng hoạt động, đồng thời cũng giúp tăng cường lớn hơn năng lực theo dõi Trung Quốc của Nhật-Mỹ.

Mặt khác, hai năm gần đây, Nhật Bản đã tăng cường rất mạnh các hoạt động theo dõi tình báo đối với Trung Quốc. Năm 2012, Nhật Bản đã triển khai radar theo dõi FPS-5 ở căn cứ Shimo-Koshikijima của Lực lượng Phòng vệ Trên không tại tỉnh Kagoshima; mùa hè năm 2013, Bộ Quốc phòng Nhật Bản và Yonaguni, Okinawa đã ký hợp đồng thuê đất, chuẩn bị triển khai lực lượng theo dõi ven bờ ở Yonaguni, hòn đảo này cách Đài Loan chỉ 110 km.

Trên đất liền, địa điểm thu thập tình báo của Nhật Bản không ngừng mở rộng, thủ đoạn từng bước tăng cường. Trên biển, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Lực lượng Bảo vệ bờ biển phối hợp hành động; trên không, Nhật Bản không chỉ đã triển khai máy bay tuần tra săn ngầm mới P-1 tự nghiên cứu chế tạo, mà còn chuẩn bị nhập khẩu máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ. Cùng với việc đưa vào sử dụng vệ tinh Radar 4, mạng lưới theo dõi của Nhật Bản ngày càng hoàn thiện.

Vệ tinh do thám Radar-4 của Nhật Bản
Vệ tinh do thám Radar-4 của Nhật Bản

Sau khi chính quyền của ông Abe được thành lập, càng chú trọng tăng cường công tác thu thập tin tức tình báo lên một tầng nấc hoàn toàn mới. Cùng với sự ra đời của Ủy ban an ninh quốc gia, "tình báo và quyết sách (Chính phủ) đã được coi là hai bánh xe bảo đảm ngoại giao, an ninh của Nhật Bản".

Từ đào tạo nhân viên tình báo đến sử dụng công cụ tình báo hiện đại, công nghệ cao, Nhật Bản đang xây dựng một mạng lưới tình báo mạnh nhằm vào Trung Quốc. Trong khi đó, trước khi chiến tranh tương lai xảy ra, một cuộc chiến tình báo nhằm vào Trung Quốc đã được phát động.

Nhật Bản sẽ mua máy bay do thám không người lái Global Hawk do Mỹ chế tạo
Nhật Bản sẽ mua máy bay do thám không người lái Global Hawk do Mỹ chế tạo
Đông Bình