Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 tại Triển lãm hàng không Australia (ảnh tư liệu) |
Năm 2007, máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của quân Mỹ lần đầu tiên triển khai ở nước ngoài, các nhân viên hậu cần mặt đất và bảo trì đã phải mất thời gian khoảng 1 tuần để làm tốt công tác chuẩn bị trước ở căn cứ Okinawa, Nhật Bản.
Đến nay, Không quân Mỹ đang có kế hoạch "đóng gói" toàn bộ thiết bị bảo trì và nhân viên của 4 máy bay chiến đấu F-22 vào một máy bay vận tải chiến lược C-17, bảo đảm có thể nhanh chóng triển khai ở bất cứ căn cứ nào trên toàn thế giới.
Theo tờ "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 2 tháng 11, kế hoạch này có thể tăng cường năng lực cơ động cho máy bay chiến đấu F-22, đặc biệt là khẩn cấp triển khai ở khu vực Thái Bình Dương.
Theo tờ "Tin tức Quốc phòng", ngay từ năm 2008, 2 phi công máy bay chiến đấu F-22 đã đề xuất ý kiến "đóng gói" triển khai nhanh chóng, tức là sử dụng 1 máy bay vận tải C-17 đưa 4 máy bay chiến đấu F-22 triển khai nhanh chóng tới bất cứ căn cứ nào.
Loại máy bay vận tải chiến lược Globemaster này có thể mang theo tất cả các trang bị và vũ khí của máy bay F-22, nhanh nhất có thể triển khai ở căn cứ tác chiến tiền phương trong vài giờ.
Biên đội máy bay chiến đấu F-22 Không quân Mỹ |
Thượng tá Lansing Perch, sĩ quan chỉ huy đại đội tác chiến của Liên đội 3 Không quân Mỹ cho rằng, việc đưa ra chiến thuật điều động mới này của Không quân Mỹ khác với bình thường, nó do phi công ở đơn vị cơ sở nghĩ ra.
Chuyên gia quân sự cho rằng, đây hoàn toàn không phải là Quân đội Mỹ lần đầu tiên tập trung vào triển khai nhanh chóng tốp/cụm máy bay chiến đấu, một số đơn vị đặc nhiệm đã sử dụng chiến thuật tương tự, chẳng hạn đơn vị lực lượng hàng không Lục quân, nhưng đây là lần đầu tiên máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm có thể sử dụng phương thức này để triển khai nhanh.
Sau khi trải qua nhiều năm nghiên cứu, một phương án đồng bộ triển khai nhanh máy bay chiến đấu F-22 của quân Mỹ đã bắt đầu triển khai thử nghiệm và đánh giá. Tháng 8 năm nay, Không quân Mỹ từng tiến hành một cuộc biểu diễn thành công ở căn cứ liên hợp Elmendorf Richardson, bang Alaska.
Được biết, cơ sở của chiến thuật điều động này là lấy phân đội máy bay chiến đấu và lực lượng sửa chữa máy bay chiến đấu tạo thành một đơn vị cơ bản:
Cứ 4 máy bay chiến đấu F-22 và 1 máy bay vận tải C-17 kết hợp với nhau sử dụng, đồng thời trang bị dụng cụ sửa chữa đặc chế và biên chế nhân viên đã được huấn luyện, các nhân viên sửa chữa và hậu cần mặt đất vận chuyển các loại thiết bị sửa chữa và vũ khí trên máy bay C-17, sau đó C-17 cùng với F-22 bay đến căn cứ chỉ định.
Máy bay vận tải chiến lược C-17 Mỹ |
Theo bài báo, điều này sẽ giảm rất nhiều công tác quy hoạch, hậu cần và quản lý, đem lại năng lực nhanh chóng triển khai máy bay chiến đấu mạnh nhất đến các nơi trên thế giới cho Không quân Mỹ.
Thượng tá David Piffarerio, phó đại đội trưởng đại đội máy bay chiến đấu 477, Không quân Mỹ cho biết, Không quân Mỹ thành lập tốp máy bay hỗn hợp cỡ nhỏ có thể thực hiện triển khai nhanh này có ý nghĩa quan trọng, một khi nổ ra xung đột, máy bay chiến đấu F-22 nhanh chóng đến nơi sẽ gây ảnh hưởng tới các nhà hoạch định chính sách của kẻ thù.
Điều đáng nói là, loại chiến thuật mới này do Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương quân Mỹ đi đầu phát triển, tức là quân Mỹ trước tiên sẽ ứng dụng chiến thuật mới cho khu vực chiến lược này nhằm ứng phó với mối đe dọa xuất hiện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Máy bay vận tải chiến lược C-17 Mỹ |